Từ năm 2015 đến 2020, tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân 12.6%/năm Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng

Một phần của tài liệu luận văn cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 39)

- Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọ

Từ năm 2015 đến 2020, tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân 12.6%/năm Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng

bình quân 7,4%/năm, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hơn 19%/năm, thương mại - dịch vụ 25%/năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm. [Phụ lục]

Sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp phát triển khá, các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao ngày càng nhiều. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đạt kết quả tốt, từng bước chuyển dịch cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Hệ thống kênh, mương thủy lợi, hồ đập từng bước được kiên cố hóa, bảo đảm dung tích phục vụ sản xuất. Chăn nuôi tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng. Ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng về năng lực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế quan trọng của thị xã, trên 70% ngư dân đã cải hoán tàu thuyền có công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác hải sản bình quân hơn 43.000 tấn/năm; trong đó, nghề câu cá ngừ đại dương là một thế mạnh của ngư dân Hoài Nhơn. [Phụ lục]

Năm năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ của thị xã tăng trưởng khá cao, đã làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thị xã. Nếu năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 53,8%, thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ này là 68%. Toàn thị xã có 08 cụm công nghiệp, 01 khu chế biến thủy sản tập trung, có 33 doanh nghiệp hoạt động, trên 3.500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút gần 10.000 lao động. Các ngành công nghiệp may, khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, chế biến hải sản; các làng nghề truyền thống như chiếu cói, thảm xơ dừa, bánh tráng, bún, … tiếp tục phát triển, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hệ thống lưới điện quốc gia tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Thương mại - dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tín dụng, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Cùng với cả nước, Đảng bộ thị xã Hoài Nhơn luôn xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Thị xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung, ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; từ đó, chủ động các nguồn lực, tự nguyện đóng góp, tham gia thực hiện chương trình, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ... Thị xã đã về đích nông thôn mới năm 2018, là địa phương dẫn đầu trong tỉnh về xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện nông thôn mới nâng cao, phấn đấu hoàn thành xây dựng đô thị loại III vào năm 2025. Về Hoài Nhơn hôm nay, diện mạo đô thị, nông thôn đã thay đổi khá nhiều, tốt đẹp hơn.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tốt. Ngành Giáo dục thị xã được Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Định đánh giá là đơn vị dẫn đầu

Một phần của tài liệu luận văn cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 39)