Thứ tư, cần trang bị cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu luận văn cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)

Bên cạnh việc đầu tư về con người thì đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật là điều không thể thiếu. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn tới yếu tố này. Phần lớn việc đầu tư cơ sở vật chất luôn được các địa phương ưu tiên, chú trọng dành cho bộ phận “một cửa” bởi bộ phận “một cửa” chính là nơi thường xuyên, trực tiếp giao lưu, tiếp xúc và giải quyết công việc cho người dân. Hay nói cách khác, bộ phận “một cửa” chính là “bộ mặt” của một CQHC công. Do đó, để tạo được thiện cảm với dân và phục vụ dân tốt hơn thì trước hết phải đầu tư cho bộ phận “một cửa” trở nên khang trang, hiện đại và đẹp đẽ trong mắt người dân.

Nhu cầu thực tế là rất cần thiết, tuy nhiên theo thống kê của Phòng Cải cách hành chính (Sở Nội vụ), đến nay, 100% xã, phường đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết TTHC nhưng có tới 80,4% địa phương chưa đạt các quy định theo Quyết định số 93/QÐ-TTg. Phần lớn bộ phận “một cửa” chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng, số lượng các máy tính,

máy in, tủ tài liệu, … Để cải thiện tình hình trên cần thực hiện mộtsố giải pháp cụ thể: số giải pháp cụ thể:

Một là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo bộ phận“một cửa”, công chức làm nhiệm vụ trong công tác CCTCHC có “một cửa”, công chức làm nhiệm vụ trong công tác CCTCHC có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý với CB,CC; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hoạt động của bộ phận “một cửa” trong thời gian tới. Hai là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động rà soát, đơn giản hóa TTHC theo kế hoạch dài hạn 03 năm, 05 năm, 10 năm và trong từng năm cụ thể.

Ba là, xác định loại, số lượng cụ thể về cơ sở vật chất,phương tiện phục vụ hoạt động CCTTHC như: Trụ sở làm việc, phương tiện phục vụ hoạt động CCTTHC như: Trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị kỹ thuật, v.v.

Bốn là, xây dựng các quy định, chế tài về quản lý, sử dụng kinhphí, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho hoạt động CCTCHC. phí, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho hoạt động CCTCHC.

3.2.2. Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động cải cáchthủ tục hành chính thủ tục hành chính

Trong hoạt động QLHCNN, khi nói đến hoạt động thanh tra người ta thường nói liền với hoạt động kiểm tra hoặc ngược lại. Việc nhiều văn bản của các cấp ủy, chính quyền cũng viết như vậy xuất phát từ mối quan hệ qua lại và gắn bó với nhau giữa thanh tra và kiểm tra. Mục đích của các hoạt động này đều nhằm phát huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn.

Việc thường xuyên kiểm tra tiến độ và chất lượng thực hiện CCTCHC giúp nắm bắt và có ý kiến cụ thể đối với từng hoạt động CCHC của cơ quan.

Kịp thời, nghiêm túc thực hiện các hoạt động như xây dựng kế hoạch,xây dựng báo cáo, chấm điểm công tác CCHC, kiểm soát TTHC, … xây dựng báo cáo, chấm điểm công tác CCHC, kiểm soát TTHC, …

Thực tế cho thấy, những quy định về TTHC có chính xác đến đâu cũng chỉ là lý thuyết nếu công tác tổ chức thực hiện còn yếu kém. Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều lần trong các nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, qua phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện TTHC tại thị xã Hoài Nhơn thời gian qua, công tác công khai, minh bạch TTHC tại trụ sở cơ quan giải quyết TTHC vẫn chưa thực hiện đầy đủ; hiện tượng giải quyết TTHC kéo dài so với quy định pháp luật vẫn tồn tại, gây bức xúc cho cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương hành chính. Vì vậy, việc thực hiện thanh tra, kiểm tra trong cải cách TTHC cần được chú trọng hơn nữa, với các nội dung và cách làm cụ thể để tạo bước chuyển về chất, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; mang lại niềm tin cho Nhân dân trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn và cộng đồng các doanh nghiệp và từng thành viên trong xã hội.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện TTHC tại thị xã Hoài Nhơn có thể mang tính quyền lực, cũng có thể không mang quyền lực. Sự kiểm tra, giám sát mang tính quyền lực Nhà nước đối với hoạt động thực hiện TTHC tại thị xã Hoài Nhơn được quy định tại Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về quyền giám sát của Quốc hội và HĐND, quyền kiểm tra của Chính phủ, UBND cấp tỉnh đối với hoạt động của UBND thị xã, trong đó có các hoạt động thực hiện TTHC.

Để thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, giám sát như trêncác hoạt động TTHC tại UBND thị xã Hoài Nhơn, cần thực hiện cụ các hoạt động TTHC tại UBND thị xã Hoài Nhơn, cần thực hiện cụ thể theo từng giải pháp:

Một phần của tài liệu luận văn cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 87)