Thứ nhất cần kiểm soát, công khai hóa thủ tục hành chính TTHC dù có quy định tốt đến đâu nhưng sẽ chỉ dừng lại trên lý

Một phần của tài liệu luận văn cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 81)

TTHC dù có quy định tốt đến đâu nhưng sẽ chỉ dừng lại trên lý thuyết nếu công tác tổ chức thực hiện yếu kém. Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều lần trong các nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, qua phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng về thực hiện TTHC tại các bộ, ngành, địa phương thời gian qua, có thể nói công tác công khai, minh bạch TTHC tại trụ sở cơ quan giải quyết TTHC vẫn chưa thực hiện đầy đủ, hiện tượng giải quyết TTHC kéo dài so với quy định pháp luật.

Công khai hóa TTHC cũng có nghĩa để CB,CC nắm rõ quy định, quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, từ đó không thể tùy tiện, thêm bớt các yêu cầu của thủ tục đối với tổ chức, công dân. Ngoài ra, trong quá trình công khai hóa còn giúp các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi TTHC tại chính cơ sở. Từ năm 2016 đến nay, cải cách TTHC vẫn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình CCHC. Bởi vậy, công khai hóa TTHC cần thực hiện cụ thể như sau:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC giúp phục vụ hành chính hỗ trợ tự động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng của các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ cho chính các CQHC công, đồng thời cho phép công dân, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào dịch vụ như: gửi tiếp nhận hồ sơ, tra cứu tình trạng xử lý của hồ sơ, nhận thông báo kết quả xử lý trực tuyến, … Bên cạnh đó, còn giúp quá trình xử lý hồ sơ được mạch lạc, tuần tự theo quy định, tránh sai sót, rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính. Không chỉ dừng lại việc công khai điện tử TTHC tại trụ sở UBND, cần tiến tới việc mạng hóa thông tin, tất cả dữ liệu trên sẽ được kết nối trực tiếp với tổ chức, công dân qua mạng internet, công dân chỉ cần ngồi nhà kết nối đến cổng điện tử để tìm kiếm được các dữ liệu về thủ tục mình cần, từ quy trình tiếp nhận, giải quyết, yêu cầu thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết, …

Tóm lại, ứng dụng tin học vào QLHC là việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, cần thiết, đầy đủ cho người quản lý cũng như đối tượng quản lý, là sự công khai hóa thông tin quản lý. Nó giúp cho CB,CC quản lý thực hiện việc lấy thông tin một cách nhanh chóng, dễ ràng vào bất cứ lúc nào. Đối với công dân, tổ chức việc tin học hóa thủ tục làm giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, giảm bớt sự đi lại, đồng thời tránh được hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu của một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu luận văn cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 81)