Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo,bồi dưỡng viên chức

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 50)

- Lập kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo,bồi dưỡng viên chức

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến q trình đào tạo bồi dưỡng người làm việc (nguồn nhân lực) của tổ chức. Có thể chia làm hai nhóm: Yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

1.2.4.1. Các nhân tố bên trong.

Trước hết phụ thuộc vào sự nhận thức đúng của các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao về vị trí vai trị của đào tạo bồi dưỡng.

- Khi coi đào tạo bồi dưỡng là tốn kém, các nhà quản lý không quan tâm;

- Khi coi đào tạo bồi dưỡng đem lại giá trí cao hơn, họ sẽ quan tâm. Thực tế, nếu các nhà quản lý quan tâm đào tạo bồi dưỡng, chính họ cũng rất tích cực tham gia các hình thức đào tạo bồi dưỡng và cảm nhận được tầm quan trọng, ý nghĩa và hiệu quả của đào tạo bồi dưỡng. Họ sẽ dành thời gian, kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng.

Yếu tố thứ hai, là lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Nhiều lĩnh vực hoạt

động của tổ chức ít biến động; ít đầu tư mới nên hoạt động đào tạo bồi dưỡng thực sự khơng mang lại hiệu quả. Đây cũng có thể chính là sự bảo thủ, duy ý chí của nhiều tổ chức, trong đó có tổ chức nhà nước.

Yếu tố thứ ba, mức độ địi hỏi đối mới cơng nghệ. Nếu các tổ chức đầu

tư, chú trọng vào công nghệ thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn (thiên nhiều về công nghệ hiện đại), địi hỏi người lao động có năng lực đáp ứng và do đó, đào tạo bồi dưỡng là tất yếu. Nếu tổ chức ít quan tâm đến đổi mới cơng nghệ, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng sẽ hạn chế.

Yếu tố thứ tư: khả năng tài chính của tổ chức. Khi gặp khó khăn về tài

chính thơng thường các nhà quản lý thường cắt giảm đàu tiên là chi phí cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng .

Yếu tố thứ năm: bộ phận quản lý chuyên trách về đào tạo bồi dưỡng.

Họ có đủ năng lực để nhận biết tầm quan trong của hoạt động này hay không; được quyền quyết định như thể nào; có đủ nguồn nhân lực để làm các hoạt động liên quan.

Yếu tố thứ sáu: thực trạng nguồn nhân lực của tổ chức. Một số tổ chức

tự hào họ có nguồn nhân lực tốt nên khơng quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng. Họ đă rất chú ý khí tuyển dụng.

1.2.4.2. Các nhân tố bên ngồi.

Có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng của tổ chức. Một số yếu tố chủ yếu sau cần chú ý.

Trước hết môi trường kinh tế - xã hội nơi tổ chức đóng trụ sở. Nếu mơi

trường đó, khơng khí học tập, phát triển kinh tế - xã hội cao, có thể tác động đến tổ chức khi xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng

Yếu tố thứ hai: thị trường lao động khu vực tổ chức đóng. Nếu thị

trường lao động khan hiếm, các tổ chức có thể tím cách thu hút, lôi kéo người làm cho tổ chức và do đó, có thể phải gia tăng nhu cầu tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng mới.

Nếu thị trường lao động tốt, có thể giúp tổ chức tuyển dễ dàng đúng người cần nên hoạt động đào tạo bồi dưỡng.

Yếu tố thứ ba: mức độ tiến bộ, phát triển khoa học công nghệ. Cạnh

tranh về khoa học công nghệ là một trong những vấn đề sống còn của tổ chức trước các đối thủ cạnh tranh trong cùng một môi trường phát triển. Khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Địi hỏi đổi mới cơng nghệ cũng chính là địi hỏi gia tăng hoạt động đào tạo bồi dưỡng;

Yếu tố thứ tư: Các tổ chức khác cùng hoạt động trên cùng lĩnh vực mà

tổ chức hoạt động cũng tạo ra bắt buộc phải quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w