Hợp tác quốc tế về đào tạo,bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 119 - 124)

- Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn

3.2.7. Hợp tác quốc tế về đào tạo,bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

sở giáo dục nghề nghiệp.

- Giải pháp hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo viên chức trong các cơ sở GDNN là nhân tố quan trọng để phát triển đội ngũ viên chức có đủ năng lực và kinh nghiệm để cống hiến cho đất nước. Trước tác động của tình hình

quốc tế và xu thế hội nhập địi hỏi Việt Nam phải mở rộng hợp tác quốc tế, với tinh thần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế trong giáo dục và đào tạo.

- Trên thực tế một số cơ sở GDNN đã cử viên chức, nhà giáo đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngồi nhưng khơng mang tính thường xuyên.

- Nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo GDNN. Trao đổi chuyên gia, giáo viên dạy nghề giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước GDNN phát triển trong khu vực ASEAN và châu Á (như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản …), EU (như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, …), Úc và Bắc Mỹ thông qua việc đưa nhà giáo đi đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài đến đào tạo tại Việt Nam. Hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN. Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở GDNN trong nước chủ động mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài phát triển cơ sở GDNN chất lượng cao ở Việt Nam.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển GDNN Việt Nam; những định hướng về phát triển nguồn nhân lực GDNN và định hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức của Việt Nam; dựa vào những tồn tại hạn chế của hoạt động đào tạo bồi dưỡng đă được phân tích chỉ ra ở Chương 2, tác giả đề xuất kiến nghị các giải pháp: Rà soát tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đào tạo, bồi dưỡng của viên chức; xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường công tác quản lý đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích khen thưởng viên chức thi đậu học tập nâng cao trình độ chun mơn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuyến đổi hình thức học truyền thống sang hình thức chuyến đối số giáo dục trong thời covid -19; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để giúp hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

KẾT LUẬN

Trên phương diện lý luận, đào tạo bồi dưỡng người lao động làm việc cho tổ chức phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng gắn với sự hẫng hụt của người lao động đảm nhận vị trí cơng việc cụ thể. Tác giả đă hệ thống lại lý thuyết đào tạo bồi dưỡng người lao động làm việc cho tổ chức trên cơ sở của nguyên tắc xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng.

Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với cơng tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

Cơ sở lý luận này sẽ giúp cho các nhà quản lý các cơ sở GDNNN, các bộ phận quản lý nhân sự, viên chức trong các cơ sở GDNN Việt Nam nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhận thức, hiểu hơn lý thuyết về đào tạo bồi dưỡng và từ đó có thể thay đổi nhận thức, tiếp cận về tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cho viên chức trong các cơ sở GDNN tỉnh Đắk Lắk cũng như trong cả nước.

Bên cạnh lý thuyết về đào tạo, bồi dưỡng tác giả đã căn cứ vào số liệu báo cáo thống kê của Sở LĐTB và XH tỉnh Đắk Lắk để phân tích, đánh giá hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức của các cơ sở GDNN trên địa bàn của Tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Tác giả đã phân tích thực tiễn và chỉ ra được những hạn chế đang tồn tại về đào tạo bồi dưỡng viên chức trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời phân tích tìm ra các nguyên nhân tạo nên hạn chế hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển GDNN Việt Nam; những định hướng về phát triển nguồn nhân lực GDNN và định hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức của Việt Nam; dựa vào những tồn tại hạn chế của hoạt động đào tạo bồi dưỡng đă được phân tích chỉ ra ở Chương 2, tác giả đề xuất kiến nghị các giải pháp để giúp hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Muốn thay đổi cách tiếp cận đào tạo bồi dưỡng gắn với lý luận cũng như thực tiễn, địi hỏi có sự thay đổi đồng bộ về sự am hiểu lý thuyết về đào tạo bồi dưỡng trên nguyên tắc theo nhu cầu và triển khái tổ chức thực hiện phải gắn chặt chẽ với phân tích nhu cầu đào tạo bồi dưỡng. Những gì luận văn đề cập đến có thể chỉ mới một phần nhỏ của hoạt động đào tạo bồi dưỡng cần thay đổi, đó là mong muốn của tác giả để góp phần nâng cao chất lượng GDNN của tỉnh nhà./.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w