- Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn
2.3.3 Ngun nhân của những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì phải kể đến những nguyên nhân của những hạn chế. Cụ thể là:
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền quản lý CBCNVC thường đưa ra
kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCNVC theo nhu cầu chung chứ khơng khảo sát hết được tình hình thực tế, điều đó dẫn đến đào tạo, bồi dưỡng thiếu đồng bộ, và mang tính dập khn.
Thứ hai, viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
tuy cùng có nhiệm vụ đào tạo ngành nghề, thế những mỗi cơ sở lại đa dạng về ngành nghề đào tạo, nên nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cũng như đòi hỏi về năng lực của viên chức cũng khác nhau. Chính vì vậy việc xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng thường khó có thể làm cho từng nhóm ngành nghề riêng biệt, dẫn đến có những viên chức nói chung và giáo viên, giảng viên có người được đi đào tạo bồi dưỡng thường xun nhưng có người thì ít có cơ hội học hỏi thêm do thuộc nhóm ngành nghề ít phổ biến.
Thứ ba, chưa có chế tài bắt buộc viên chức phải đi học. Thế nên viên
chức thường không chủ động, việc đào tạo bồi dưỡng thường là do phát sinh là chủ yếu, có khóa học thì đăng ký đi, mặc dù khơng phục vụ nhiều cho vị trí làm việc thực tế, thiếu một cơ chế đồng bộ gắn kết giữa đào tạo bồi dưỡng với sử dụng.
Thứ tư, việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
viên chức nói chung của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk không thực sự được quan tâm; chậm được triển khai. Chưa chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức; vẫn cịn hiện tượng chạy theo số lượng.
Thông thường chỉ báo cáo số lượng người đã đi học, nhưng không báo cáo sự thay đổi hoạt động thực thi công việc như thế nào.
Thứ năm, nhiều khóa học, chương trình học chưa huy động được đội
ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có trình độ, kinh nghiệm tham gia giảng dạy; phần lớn là do các cơ quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ln có quan điểm đào tạo cho đối tượng cịn hạn chế về kỹ năng, về chun mơn.
Thứ sáu, việc xây dựng các chương trình ĐTBD chưa thực sự gắn kết
với nhu cầu ĐTBD và yêu cầu cần thiết của cơng việc. Nhiều chương trình cịn thiếu, yếu và triển khai chưa đồng bộ, hiệu quả, chưa đáp ứng được u cầu, cịn nặng về tính hàn lâm, thiếu thực tiễn và chưa gắn kết được với VTVL của người học.
Tiểu kết chương 2
Tác giả đã thu thập số liệu liên quan đến kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015- 2020. Qua số liệu thống kê có thể chỉ ra rằng: việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa gắn với thực tế nhu cầu các cơ sở GDNN cần, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Tác giả đã thu thập số liệu liên quan đến đào tạo bồi dưỡng viên chức. Qua số liệu thống kê có được, có thể nhận thấy đào tạo bồi dưỡng đă được các cơ quan quản lý GDNN quan tâm. Tuy nhiên, chỉ mới mang tính thụ động, chưa thúc đẩy viên chức nhiệt tình tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Tác giả đã chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Chương 3