- Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn
2.2.2 Thực trạng đào tạo,bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-
dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020
Công tác đào tạo, bồi dưỡng VC trong các cơ sở giáo dục nghề nghiêp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, khơng chỉ đảm bảo đủ và số lượng, mà còn nâng cao hơn nữa về chất lượng; không chỉ thoả mãn yêu cầu trước mắt trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, mà còn là bước chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho chiến lược phát triển trong tương lai, bảo đảm cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có đủ năng lực để hội nhập.
Vì vậy, trong những năm qua lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển tốt nhất của UBND tỉnh cũng như các sở, ban, ngành trong thực thi nhiệm vụ. Thực tế thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng VC tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện trên các nội dung sau:
Viên chức giáo dục nghề nghiệp là nguồn lực quan trọng của hệ thống giáo dục, có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống giáo dục, là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo nghề nghiệp, có vai trị ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của mỗi quốc gia. Vì vậy việc xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng lớn, cần chú trọng, nâng cao về mọi mặt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức giáo dục nghề nghiệp, chỉ có đội ngũ viên chức có trình độ và giảng viên, giáo viên có tay nghề cao mới đào tạo được đội ngũ người lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời đại hội nhập.
Để xác định đối tượng đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp với Sở LĐ -TB & XH tiến hành các bước sau:
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi cơng văn đến các khoa và phịng ban nghiệp vụ để xác định nhu cầu đào tạo. Trong công văn nêu rõ yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin chi tiết về nội dung nghiệp vụ và số lượng cần đào tạo, bồi dưỡng.
- Các phòng, khoa nhận được cơng văn, căn cứ tình hình cơng tác thực tế của mình, soạn văn bản gửi trở lại cơ sở GDNN cung cấp thơng tin theo u cầu.
- Cơ sở GDNN có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu đào tạo của các phòng, khoa và phân loại nhu cầu. Hiện tại, nhu cầu đào tạo nói chung của VC cơ sở GDNN được phân loại chủ yếu như sau:
+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Tập trung vào đào tạo theo tiêu chuẩn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp và đào tạo cao cấp lý luận chính trị. Ngồi ra, tồn ngành với số lượng cán bộ quản lý cấp phòng, cấp khoa và tương đương cũng cần được bồi dưỡng về kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, lý luận
chính trị và kiến thức quản lý nhà nước nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp.
+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm: Do đội ngũ VC được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau trong các cơ sở đào tạo trên cả nước; Bên cạnh đó, do được hình thành từ nhiều nguồn nên chất lượng đội ngũ VC không đồng đều, sự am hiểu về chun mơn nghiệp vụ cịn hạn chế. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu lớn về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo từng vị trí việc làm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và cập nhật những vấn đề mới phục vụ công tác.
+ Nhu cầu đào tạo viên chức mới vào ngành: Theo kết quả khảo sát, 100% số VC được hỏi đều có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo VC trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay rất lớn nhưng việc xác định nhu cầu đào tạo mới chỉ dựa trên các mẫu biểu thống kế, tổng hợp báo cáo của phịng ban phục vụ u cầu về cơng tác tổ chức cán bộ mà chưa thực sự có các điều tra, khảo sát quy mô lớn về nhu cầu đào tạo của tất cả các cơ sở GDNN. Các con số thống kê chỉ cho biết số VC chưa đủ tiêu chuẩn về bằng cấpchuyên môn, chưa đủ tiêu chuẩn ở ngạch này hay ngạch khác mà không thể cho biết cụ thể nghiệp vụ nào cần đào tạo, đào tạo bao nhiêu người, đào tạo ở cấp độ kiến thức nào… Điều đó lại càng khó khăn hơn nếu muốn biết nhu cầu đào tạo của từng khoa phòng, chuyên ngành hoặc nhu cầu của một VC về những kỹ năng nghiệp vụ khác. Chính vì vậy, chưa đảm bảo tính liên tục và tuần tự, dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng hạn chế.
2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
Kế hoạch đào tạo được cơ sở GDNN xây dựng bám sát mục tiêu đã định và dựa trên kết quả tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo mà các phòng, khoa dự kiến, thường được lập vào cuối năm trước hoặc đầu năm sau đối với những lớp bồi dưỡng ngắn hạn phát sinh trong q trình cơng tác. Nói cách
khác, bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo được xem là bản dự thảo kế hoạch. Sau đó, các cơ sở GDNN tổ chức họp với các bên liên quan (Phòng Tổ chức cán bộ và phịng kế tốn, tài chính) để xác định lại kế hoạch trước khi làm tờ trình, trình cấp trên phê duyệt. Bản kế hoạch đào tạo đưa ra những con số chi tiết, cụ thể về số lớp đào tạo; số lượng học viên; thời gian đào tạo và dự trù kinh phí đào tạo.
Như vậy, kế hoạch đào tạo được xây dựng khá chủ quan do dựa hoàn tồn vào thơng tin mà phịng, khoa cung cấp, khơng thông qua điều tra khảo sát thực tế. Bên cạnh đó, cuộc họp của các bên liên quan để xác định kế hoạch chính thức làm thay đổi rất nhiều bản kế hoạch dự thảo hay chính là bản tổng hợp nhu cầu của từng phịng, khoa. Ngun nhân là vì nguồn kinh phí đào tạo của các cơ sở đào tạo do Ngân sách phân bổ từ nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng của toàn viện nên khá hạn chế. Nhiều khi kế hoạch phải thu hẹp, dựa trên kinh phí được phân bổ, vì thế nội dung đào tạo bị hạn chế, chỉ lựa chọn đào tạo nội dung nào cần thiết nhất. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch đào tạo là do Bệnh viện thực hiện nhưng phải thơng qua Phịng Tổ chức cán bộ. Và để kế hoạch có tính khả thi phải xây dựng dựa trên tiềm lực thực sự của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các khía cạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Chính vì vậy, kế hoạch của cơ sở giáo dục thường bị động và chưa phản ánh được thực tế nhu cầu đào tạo mà chỉ có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
2.2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở GDNN được phê duyệt thực hiện và tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các bước: xác định mục tiêu, đối tượng cho từng khóa học; xây dựng nội dung, phân bổ thời gian cho từng nội dung đào tạo; lựa chọn giảng viên; xác định thời gian, địa điểm đào tạo; tổ chức quản lý lớp và đánh giá kết quả đào tạo của từng lớp.
Kết quả tổng quát công tác đào tạo,bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Bảng 2.6 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức GDNN tỉnh Đắk Lắk về ngạch, chính trị và chun mơn
Lý Luận Chính Trị Quản lý nhà nước Chuyên môn Bồi dưỡng Chuyên
Trên chuyên
Năm Cao Sơ viên Chuyên Đại
Trung Chuyên Đại môn nghiệp
cấp Cấp cao viên học Cấp viên chính học vụ cấp Năm 2015 5 7 10 15 10 35 66 Năm 2016 6 15 9 12 7 65 48 Năm 2017 7 12 6 11 35 25 60 Năm 2018 5 13 10 18 40 40 49 Năm 2019 7 14 8 10 36 72 45 Năm 2020 6 18 8 13 50 30 87
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Đăk Lăk
Tính đến tháng 12/2020, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau: cử nhân, cao cấp: 50/863 người, chiếm tỷ lệ 5,79 %; trung cấp: 68/863 người, chiếm tỷ lệ 7,88%, sơ cấp: 38 người, chiếm tỷ lệ 4,40%; Bảng 2.5. cung cấp
thông tin liên quan đến số lượng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đă tham gia đào tạo bồi dưỡng theo hệ thống ngạch, chính trị và chun mơn.
Về tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo quản lý mô tả ở bảng 2.6
Bảng 2.7 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng các cơ sở GDNN tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: lượt người
Năm Kỹ Năng Nghiệp Vụ Kỹ Năng lãnh đạo,
quản lý Năm 2015 66 25 Năm 2016 48 21 Năm 2017 60 17 Năm 2018 49 28 Năm 2019 45 28 Năm 2020 87 21 Nguồn: Sở Lao động TB và XH Tỉnh Đắk Lắk
Kết quả đào tạo bồi dưỡng cụ thể giai đoạn 2015-2020 Một số kết quả chi tiết mô tả ở các bảng từ 2.8 đến 2.13.
Năm 2015 viên chức trong các cơ sở GDNN tỉnh đào tạo, bồi dưỡng với 148 lượt người tham dự; Kết quả mô tả ở bảng 2.8 (phụ lục 1)
Năm 2016 tổ chức mở đợt tập huấn đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ với 162 lượt người. Kết quả mô tả ở bảng 2.9 (phụ lục 2)
Năm 2017 tổ chức mở đợt tập huấn đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ với 156 lượt người. Kết quả mô tả ở bảng 2.10 (phụ lục 3)
Số lượng và nội dung trong năm 2018 với 175 lượt người mô tả ở bảng 2.11 (phụ lục 4)
Số lượng và nội dung trong năm 2019 với 192 lượt người mô tả ở bẳng 2.12 (phụ lục 5)
Số lượng và nội dung trong năm 2020 với 212 lượt người mô tả ở bẳng 2.13 (phụ lục 6)
Từ năm 2015 đến 2020 các cơ sở GDNN thường xuyên thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức: số lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng
năm 2015 là 148 lượt, năm 2016 là 162 lượt, năm 2017 là 156 lượt, năm 2018 là 175 lượt, năm 2019 là 192 lượt, năm 2020 là 212 lượt.
Như vậy, số lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo các năm có sự gia tăng, điều này cho thấy các cơ quan quản lý GDNN đã có sự quan tâm đến chất lượng GDNN hơn.