Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 93)

- Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn

2.3.2 Những tồn tại hạn chế

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xác định là nhân tố quyết định trong việc đổi mới giáo dục hiện nay. Với tinh thần đó, Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020” đã đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ

quản lý GDNN, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có tính chun nghiệp, hiệu quả [37].

Hoạt động đào tạo bồi dưỡng là một công cụ quan trong để đảm bảo nguồn nhân lực của tổ chức nói chung cũng như nguồn nhân lực làm việc

trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Mặc dù đă có nhiều cố gắng, nhưng đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Thứ nhất, Tổng Cục GDNN có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực

hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền. Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên [36]. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thống nhất trong tồn ngành, có sự phân cấp. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, ngạch viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Hai là, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã có những cố gắng đổi

mới nhưng vẫn cịn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo, bồi dưỡng vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức. Việc đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ với sử dụng, nhiều trường hợp được cử đi đào tạo nhưng khơng bố trí cơng việc theo chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp, gây nên tâm lý thờ ơ với việc đào tạo.

- Ba là, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cịn thiếu cân đối

giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chun mơn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa chuyên sâu còn nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chương trình, giáo trình giảng dạy, học tập cịn chậm đổi mới, chưa theo kịp xu hướng phát triển của thời đại và chất lượng chưa cao, bồi dưỡng nặng về lý luận, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán

bộ, công chức.

- Bốn là, Một số hoạt động đào tạo bồi dưỡng mang tính bắt buộc và

tùy thuộc theo khả năng mở các lớp đào tạo bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng. Trong khi đó việc thiết kế các chương trình đào tạo bồi dưỡng bắt buộc đó phần lớn lại chung cho tất cả cơng chức viên chức. Do học các chương trình chỉ mang tính bắt buộc, khơng gắn liền với sự hẫng hụt năng lực cần phải được bổ sung, nên một số đối tượng tham gia các khóa học chỉ mang tính điểm danh là chính.

- Năm là, các chương trình được thiết kế cho nhóm chức danh gắn với

tiêu chuẩn, bằng cấp hay đã qua học các khóa trước đó, nhưng khi các đơn vị cử người đi học, thường có xu hướng ưu tiên cho người rảnh rỗi, do đó hoặc những chương trình đó đối với họ q thấp, hoặc quá cao; hoặc khơng thực sự cần thiết. Chính vì tâm lý đó nên số lượng tham gia ban đầu thường khá đông nhưng trong quá trình học tập vắng nhiều hoặc đi muộn, điều này vơ hình chung gây ra tình trạng kém chất lượng cũng như gây lãng phí.

- Sáu là, các khóa đào tạo bồi dưỡng thường quá nặng về lý thuyết,

nhưng lại ít được rèn luyện kỹ năng. Mặt khác, nếu có tổ chức các phương pháp để rèn kỹ năng lại khơng có đủ cơ sở vật chất (do tiết kiệm kinh phí). Trên thực tế phần đơng viên chức trẻ có kiến thức, được đào tạo bài bản, có trình độ học vấn, năng động và mạnh dạn nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, giảng dạy. Chính vì vậy việc tiếp cận và rèn luyện kỹ năng thực hành rất cần thiết.

-Bảy là, nhận thức của cán bộ, cơng chức về vai trị của hoạt động đào

tạo bồi dưỡng chưa cao; trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn chưa đồng đều, điều này gây khó khăn cho q trình thực thi công vụ, làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công việc do sự phối hợp kém.

-Tám là, sự kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong đào tạo, bồi

dưỡng cịn chưa có sự phối kết hợp nhịp nhàng, việc đánh giá kết quả, hiệu quả học tập, công tác của những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các đơn vị đào tạo cũng như đơn vị sử dụng chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên khó nắm bắt tình hình viên chức đi học cũng như đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người học. Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, kế hoạch; đào tạo và sử dụng chưa ăn khớp với nhau; đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với u cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức giữa các trường cao đẳng và các trung tâm GDTT ở các huyện thuộc địa bàn tỉnh chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu.

- Chín là, Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý số lượng vừa thừa vừa

thiếu. Cơ cấu ngành nghề đào tạo GVGDNN chưa hợp lý, một số nghề chưa có giảng viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giảng viên dạy tích hợp cịn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo. Trình độ ngoại ngữ, tin học của GVGDNN cịn yếu, hạn chế khả năng cập nhật cơng nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại. Khả năng phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy nghề của GVGDNN cịn hạn chế. Trong hợp tác quốc tế lĩnh vực GDNN, Tuy được tiếp cận với những kiến thức mới, cơng nghệ mới, mơ hình dạy nghề hiện đại, mở rộng trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội tiếp cận, thu hút các nguồn lực bên ngồi cho phát triển GDNN, song năng lực nói chung của GVGDNN nước ta chưa đáp ứng và thích ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra.

- Mười là, cơ chế tài chính phục vụ cơng tác đào tạo bồi dưỡng cơng

chức, viên chức cịn những bất cập, các cơ sở GDNN thường ưu tiên viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng miễn giảm học phí nhiều hơn là những khóa học chun mơn tốn nhiều kinh phí, bởi cơ chế “tiết kiệm” điều

này ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo thực tế. Bên cạnh đó cơng tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức cịn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w