Tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 62)

- Lập kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng

2.1. Tổng quan về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, hiện có 47 dân tộc anh em, dân số hơn 1,896 triệu người, dân tộc thiểu số chiếm 31,69% dân số toàn tỉnh (trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là 20,4%). Tồn tỉnh hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Buôn Ma Thuột là tỉnh lỵ - đô thị loại 1, 01 thị xã, 13 huyện); 184 đơn vị hành chính cấp xã (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn). Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của tỉnh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, góp phần hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đặt ra.

Góp phần cho sự phát triển cho hệ thống giáo dục ở Đắk Lắk phải kể đến hệ thống các cơ sở GDNN. Trong quá trình hình thành và phát triển thì một số trường trung cấp được nâng cấp lên thành hệ cao đẳng như trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên tiền thân là trường trung cấp Thủy lợi Tây Nguyên, (được Bộ Thủy lợi thành lập năm 1978). Năm 1990, Trường sáp nhập thêm Trường Công nhân Xây dựng Đắk Lắk. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk trước kia là Công nhân kỹ thuật cơ điện. Năm 2019, tỉnh đã tiến hành sáp nhập trường Trung cấp Đắk Lắk và trường Kinh tế Kỹ thuật thành trường Trung cấp Đắk Lắk với mục đích giúp tinh gọn đầu mối, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, để khắc phục những hạn chế và yếu kém trong cơng tác đào tạo nghề Bộ chính trị đã quyết định chuyển nhiệm vụ quản lý nhà về giáo dục đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và

Đào tạo sang Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Đến ngày 27/11/2014 Quốc hội thơng qua Luật giáo dục nghề nghiệp. Theo đó hệ thống các trường cao đẳng, cao đẳng nghề thành trường cao đẳng, trường trung cấp nghề thành trường trung cấp và hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp gồm 03 trình độ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Tại nghị quyết số 76/2016/NQ-CP ngày 03/9/2016 chính phủ thống nhất Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Do vậy, việc giao cho Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được đánh giá là phù hợp với quy luật của sự phát triển, giúp phát huy được công năng, hiệu quả trong đào tạo. Các trường sẽ chủ động phát huy nguồn lực, đội ngũ, cơ sở vật chất; giúp tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy. Ngoài ra, việc đầu tư cho đào tạo nghề sẽ được tập trung, tránh sự dàn trải, lãng phí, và đảm bảo sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp góp phần tạo bước phát triển mới cho các hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học cơng nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nơng thơn khu vực Tây Ngun; trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực cơng nghệ, kỹ thuật, trồng, chế biến nông lâm sản và phát triển nông thôn là trọng điểm, các trường đào tạo nghề chủ động hướng tới việc đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế; có thương hiệu rộng rãi trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng ở cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định tại Điều 28 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

+ Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cơng chức khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực cơng tác; bố trí kinh phí bảo đảm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý.

+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp.

+ Tổ chức quản lý và biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi trách nhiệm được giao.

+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi thẩm quyền.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 37/ 2015/TTLT-BLĐTBXH- BNV ngày 02/10/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ: Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến cơng tác học sinh, sinh viên học nghề.

Tính đặc thù về đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk:

Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có đăc thù là đa sắc tộc, đa tơn giáo, hiện có 47 dân tộc anh em, dân số hơn 1,896 triệu người, dân tộc

thiểu số chiếm 31,69% dân số tồn tỉnh (trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là 20,4%). Đắk Lắk lại là vùng kinh tế phát triển rất đa dạng về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng,… Vì vậy, học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk tham gia học ngành nghề rất đa dạng, đặc biệt là ở các vùng nơng thơn. Ví dụ: Chỉ tính riêng hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho lao động nơng thơn năm 2019 là 4.431 người. Trong đó, số người học nghề phi nông nghiệp là 2.821 học sinh, số người học nghề nơng nghiệp 1.610 học viên

Chính nhu cầu đó địi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk cần có điều kiện đào tạo đa ngành nghề. Đội ngũ viên chức phải đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương. Vì vậy mà việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết, trong đó chú trọng đến đào tạo đội ngũ viên chức nâng cao tay nghề, đào tạo được đa ngành nghề để thích ứng với thị trường lao động.

Thực tế khi xây dựng chương trình đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk chưa quan tâm xác định rõ đối tượng ưu tiên đào tạo nghề; chưa quan tâm đến các yếu tố đặc thù về lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số. Nên việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức thiếu tính chủ động, chỉ khi có nhu cầu phát sinh mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w