Tăng cường công tác quản lý đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 113 - 115)

- Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

tạo, bồi dưỡng

Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được các Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực; chất lượng đội ngũ viên chức của tỉnh ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp viên chức. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng viên chức ngày càng chặt chẽ, khoa học.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức vẫn cịn một số hạn chế cần sớm khắc phục đó là: Chưa có sự thống nhất trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giữa các Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đến có sự trùng chéo về thời gian, đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng gây khó khăn cho cơ sở GDNN trong việc bố trí viên chức đi học và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị; việc quản lý viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở GDNN chưa đảm bảo theo quy định, còn hiện tượng đi học tập, bồi dưỡng tự phát khơng có sự quản lý của đơn vị chủ quản, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo theo quy định, chưa gắn với u cầu vị trí việc làm và cơng tác quy hoạch viên chức gây lãng phí. Công tác kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức trong thời gian tới các cơ quan quản lý GDNN và các cơ sở GDNN cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tăng cường quản lý viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức; viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức,…) phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp; đồng thời gắn với yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức và công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các cơ sở có chức năng đào tạo, bồi dưỡng khi thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức tại tỉnh phải phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan để cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành. Hàng năm chủ động rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.

- Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn có thời gian từ 02 ngày trở lên (bao gồm có sử dụng ngân sách và không sử dụng ngân sách) theo thẩm quyền được phân cấp các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng gửi Sở Nội vụ trước ngày 30/10 hàng năm để tổng hợp, thống nhất trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, kiểm tra việc thực hiên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo sự thống nhất, tránh trùng chéo về thời gian, đối tượng, nội dung bồi dưỡng gây khó khăn cho cơ quan, đơn vị trong việc bố trí, cử viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện

nhiệm vụ công tác chuyên môn; định kỳ hằng năm (trước 15/12) tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức toàn tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện theo phân cấp.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w