Tổng quan chung về đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 82)

- Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn

2.2.1. Tổng quan chung về đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức nói chung và đào tạo bồi dưỡng viên chức giáo dục nghề nghiệp nói riêng chịu sự điều chỉnh chung của Luật viên chức; văn bản hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về đào tạo bồi dưỡng.

Hàng năm Sở LĐ - TB&XH tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở GDNN thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về lĩnh vực GDNN, đồng thời cử cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do Trung ương tổ chức. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ viên chức; từng bước tiêu chuẩn hoá theo quy định của Nhà nước, đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ viên chức sau khi được đào tạo có nhận thức chính trị vững vàng, hiệu quả công tác được nâng cao rõ rệt.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) lý thuyết hạng III, giáo viên GDNN thực hành hạng III, giáo viên GDNN hạng IV trên địa bàn tỉnh. 120 nhà giáo GDNN đến từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đã được bồi dưỡng những kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng chung và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, tập trung vào một số kiến thức, kỹ năng như: Phát triển năng lực của giáo viên GDNN, phát triển khóa đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng; cơng tác giáo dục giá trị và kỹ năng sống

trong cơ sở GDNN; giáo viên với hoạt động hợp tác DN; hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và làm đồ dùng dạy học...

Mục tiêu của lớp bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên GDNN là đảm bảo điều kiện theo quy định của Tổng cục GDNN (Bộ LĐ- TB&XH). Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lâu dài của hoạt động GDNN, các nhà giáo phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu, biết áp dụng các kiến thức được học vào thực tế giảng dạy tại đơn vị mình, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực hành.

Giáo viên tại các Trung tâm GDNN -GDTX, trường nghề thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới, đi thực tế tại các DN nhằm tự nâng cao nghiệp vụ, năng lực.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w