X r
1.3.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Với hoạt động OFDI, mục tiêu của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động này bao gồm: (i) Tạo điều kiện bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong nước có cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu lợi ích kinh tế trên cơ sở tuân
thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. (ii) Tham gia sâu rộng vào phân công lao động
quốc tế trên thế giới, tăng cường quan hệ họp tác kinh tế quốc tế, đảm bảo hội nhập
kinh tế quốc tế hiệu quả, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. (Hi)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, thúc đẩy các hoạt động sản xuất,
xuất khẩu, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN,
qua đó làm tăng năng lực sản xuất chung của nền kinh tế; giảm khoảng cách với các
nước khác trên thế giới, (iv) Tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi cho các DN tiến hành OFDI một cách lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của
các DN; đông thời kiêm tra, giám sát nhăm phòng chông các hiện tượng gian lận, bất chính trong hoạt động đầu tư, giảm thiều các rủi ro từ hoạt động OFDI có tác
động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong nước.
1.3.4. Phương pháp quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Với các mục tiêu xác định như trên, phương pháp QLNN đối với hoạt động OFDI của các DN có thể sừ dụng cả hai phương pháp quản lý trực tiếp và gián tiếp,
trong đó:
Phương pháp trực tiếp là việc Nhà nước thông qua việc ban hành các mệnh lệnh điều hành hoạt động của các DN. Phương pháp này thường áp dụng tại các dự
án OFDI của các DN Nhà nước hoặc các Tập đoàn mà Nhà nước có sở hữu lớn về
vốn, tại các địa bàn đầu tư chiến lược ở nước ngoài, thường nhằm mục đích chính
trị của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Thông thường, các dự án OFDI được
thực hiện theo các Hiệp định hợp tác quốc tế cùa Chính phủ trong một số lĩnh vực
nhất định. Lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư và cách thức hoạt động của các nhà đầu
tư nội địa tại nước ngoài cũng sẽ được Chính phủ chỉ đạo thực hiện.
Phương pháp gián tiếp là việc Nhà nước thực hiện quản lý các DN thông qua
các chính sách về kinh tế, tác động đến các quyết định đầu tư cùa các DN OFDI. Các công cụ chính sách kinh tế được Nhà nước sử dụng để quản lý hoạt động 0FD1
thường bao gồm chính sách về OFDI, chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách
ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo các dự án OFDI.
Ngoài ra, phương pháp QLNN xét theo bản chất uy quyền của Nhà nước, có
thể chia thành:
- Phương pháp cưỡng chế: là cách Nhà nước bắt buộc hoặc cấm OFDI trong một phạm vi nào đó, ví dụ như ban hành các lĩnh vực được phép OFDI hoặc cấm OFDI, OFDI có điều kiện, hoặc không cho phép các DN trong nước đầu tư vào một
phạm vi lãnh thổ nào đó. Thông thường biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong giai đoạn đầu của OFDT, khi việc mở cửa và cho phép dòng vốn đầu tư trong nước chảy ra nước ngoài của Chính phủ các nước còn dè dặt.
- Phương pháp kích thích kinh tế: Nhà nước sử dụng các kích thích về lợi ích
kinh tê đê quản lý việc DN đâu tư trong một sô quôc gia và một sô lĩnh vực cụ thê.
- Phương pháp thuyết phục, tuyên truyền: Nhà nước có thể sử dụng phương pháp này trong hoạt động xúc tiến OFDI hoặc trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động OFDI.
1.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Ớ mỗi quốc gia, tùy trong từng giai đoạn khác nhau, các hình thức quản lý
đối với OFDI sẽ khác nhau, dẫn tới các nội dung về QLNN sẽ khác nhau. Từ các
mục tiêu chung của mỗi một quốc gia, các hoạt động QLNN có thể được triển khai
theo một cơ chế phức tạp hay đơn giản.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quốc tế, nhất là tại các nền kinh tế phát triển
với hoạt động OFDI được triển khai rộng khắp, tác giả rút ra những nội dung trong công tác QLNN về OFDI ở cấp độ Chính phủ gồm:
- Định hướng phát triển OFDI: Định hướng OFDI được thể hiện trước hết ở
tư duy, quan điếm và nhận thức của chính phủ về OFDI và quản lý OFDI trong từng
thời kỳ nhất định. Việc OFDI có phát triến hay không cũng sẽ phụ thuộc vào các
quan điểm, tư duy quản lý của các nhà cầm quyền. Tại các nước phát triển, định hướng phát triển OFDI rõ ràng hơn do nhận thức về lợi ích từ OFDI đem lại cho
nền kinh tế trong nước và do trình độ quản lý tốt hơn, dẫn đến có thể kiểm soát
được hoạt động OFDI.
- Thực hiện các quan hệ hợp tác song phương và đa phương về OFDI: Chính
phủ các nước thực hiện đàm phán, ký kết các Hiệp định hoặc Điều ước quốc tế liên
quan đến đầu tư, nhằm thúc đẩy hoạt động OFDI và bảo vệ nhà đầu tư của nước
mình ở thị trường nước ngoài. Các Hiệp định có thế bao gồm các Hiệp định quy
định trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư như: Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) hoặc Hiệp
định song phương về đầu tư (BIT), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Bên cạnh đó, các Hiệp định tự do thương mại
(FTA) cũng thường bao gồm các quy định liên quan đến đầu tư. Ngoài ra, việc thực
hiện các Hiệp định liên quan đến Viện trợ phát triến chính thức (ODA) cũng sẽ tạo
điều kiện phát triển hoạt động đầu tư của DN các nước.
- Xây dựng thê chê quản lý OFDI: Việc xây dựng thê chê quản lý đôi với
OFDI được thực hiện thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách quản lý
về kinh tế liên quan đến lĩnh vực OFDI. Đối với hoạt động OFDI, chính sách kinh
tế của Nhà nước một mặt tạo ra sự thông thoáng cho các DN OFDI phát triển, mặt
khác phải đảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn cho nền kinh tế trong nước,
tránh các rủi ro do hoạt động chuyển vốn OFDI đem lại. Tại mỗi quốc gia, trong
từng thời kỳ, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực nội tại của nền kinh
tế mà Chính phủ đưa ra các chính sách khác nhau. Các chính sách kinh tế được thể
hiện trên nhiều mặt trong chính sách kinh tế vĩ mô, cụ thể như các chính sách về lao
động, chính sách công nghệ, chính sách về thuế - tài chính và quản lý ngoại hối,
chính sách xuất nhập khẩu...
- Thực• • hiện thủ tục • hành chính liên quan 1 •đến OFDI: Dựa trên cơ sở các
chính sách ban hành, các cơ quan quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực liên
quan sẽ thực hiện hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định của quốc
gia. Các thủ tục hành chính liên quan đến OFDI thường bao gồm: (i) Tố chức thực hiện cấp phép hoặc đăng ký OFDI (có thế trên cơ sở một tổ chức mang tính kỹ thuật
hoặc hành chính; hoặc thông qua một tổ chức tài chính - tín dụng; tại nhiều nước,
không thực hiện cấp phép mà chỉ thực hiện việc thông báo qua một cơ chế tín
dụng); (ii) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ liên quan đến OFDI (các hoạt động này
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chính sách về ngoại hối, về công nghệ,
về lao động, tín dụng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư...)
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và chấp hành của các cơ quan QLNN và
DN OFDI: Để đảm bảo hoạt động QLNN có hiệu quả, cần có các cơ chế kiểm tra,
giám sát việc thực hiện của các cơ quan quản lý và sự chấp hành của các DN OFDI.
Cơ chế kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thông qua các chế độ báo cáo, thống kê,
thông qua sự phối hợp quản lý của các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực
OFDI. Năng lực của các cơ quan quản lý và sự hợp tác cùa các DN OFDI là các yếu
tố then chốt để hoạt động quản lý đạt được các mục tiêu mong muốn.
I. 3.6. Các nhân tô ảnh hưởng đên quản lý nhà nước đôi với đâu tư trực tiêp ra
nước ngoài
J. 3.6.I. Các nhân tố chủ quan từ phía chủ thê quản lý
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến QLNN về OFDI xuất phát từ bản thân
cơ quan quản lý, cụ thề là chính phủ hoặc cơ quan hành pháp tối cao ở mỗi quốc
gia, cụ thể như sau:
Thứ nhất, bộ máy tố chức của cơ quan quản lý kinh tế là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả triển khai hoạt động QLNN đối với OFDI. Trong
đó, bộ máy tổ chức tinh gọn ở cấp trung ương, hạn chế khâu trung gian và được
phân công, bố trí nhiệm vụ quản lý rõ ràng sẽ tạo tiền đề quan trọng để chính phủ
hoặc cơ quan hành pháp tối cao ở mỗi quốc gia điều hành, quản lý hoạt động OFDI
bám sát các mục tiêu đề ra. Ớ chiều ngược lại, việc không phân cấp rõ ràng bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý, cũng như chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên
quan sẽ dẫn đến tình trạng trùng dẫm, chồng chéo trong quá trình triển khai hoạt
động QLNN đối với OFDI, từ đó ảnh hường tiêu cực tới hiệu lực, hiệu quả của mặt
công tác này. Bên cạnh đó, bộ máy tố chức của cơ quan quản lý kinh tế còn phụ
thuộc vào thể chế nhà nước của mỗi quốc gia, điển hình là một số nước theo thể chế
cộng hòa liên bang với việc phân quyền công tác quản lý kinh tế nói chung và hoạt
động OFDI cho chính quyền bang sẽ giảm bớt áp lực cho hoạt động quản lý của
chính phủ hoặc cơ quan hành pháp tối cao, song đặt ra những yêu cầu cao hơn trong
công tác kiếm tra, giám sát, từ đó tác động nhất định tới hiệu quả triến khai hoạt
động QLNN đối với OFD1 trên thực tế. Ngoài ra, do liên quan tới yếu tố nước
ngoài, công tác QLNN đối với OFDI chịu sự chi phối của không chỉ cơ quan quản
lý đầu tư chuyên môn mà còn đồng thời các cơ quan phụ trách ngoại giao, an ninh
đối ngoại của mỗi quốc gia, nên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, liên động giữa những
bộ phận này để đảm bảo hiệu quả quản lý.
Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung
và hoạt động OFDI nói riêng. Đây là hành lang pháp lý để chính phủ hoặc cơ quan
hành pháp tối cao ở mồi quốc gia xây dựng định hướng thúc đấy và chính sách quản
lý OFDI. Trong trường họp hệ thông văn bản pháp luật không theo kịp sự phát triên của nền kinh tế cũng như hoạt động OFDI tại mỗi quốc gia, công tác QLNN tương
ứng với đó sẽ phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình triến khai thực tế. Ngược lại, nếu hệ thống văn bản pháp luật tiên tiến, phản ánh đúng ý chí của nền kinh tế, sẽ
tạo động lực thúc đẩy công tác hoạch định, triển khai QLNN đối với OFDI bám sát
thực tế, phục vụ hiệu quả các mục tiêu quản lý đề ra.
Thứ ba, hệ thống chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nói chung của chính phủ
hoặc cơ quan hành pháp tối cao cũa mỗi quốc gia. Mức độ hoàn thiện, thống nhất và
liên động trong hệ thống chính sách quản lý kinh tế nói chung của mồi quốc gia sẽ
tác động tới tổng thể chính sách QLNN về OFDI do OFDI là một bộ phận của nền
kinh tế thị trường nên tất yếu sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống các chính sách
quản lý kinh tế vĩ mô. Ví dụ, việc triển khai các chiến lược phát triển kinh tế đối
ngoại ở các quốc gia phát triền tất yếu sẽ trở thành kim chỉ nam cho những chính
sách QLNN về OFDI theo hướng mở cửa, thúc đẩy ra bên ngoài. Đáng chú ý, ở
nhiều nước có hệ thống chính sách pháp luật chưa phát triển, cơ quan quản lý
thường vận dụng chính những cơ sở chính sách vĩ mô chung vào công tác QLNN đối với OFDI.
1.3.6.2. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, từ phía đối tượng quản lý là các DN thực hiện OFDI, công tác
QLNN đối với hoạt động OFDI chịu sự tác động của các yếu tố sau: (i) Ý thức chấp
hành chính sách pháp luật và mức độ công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của DN. Đây là tiền đề quan trọng để cơ quan quàn lý triển khai các chính
sách, pháp luật tới thực tế, nhất là khi công tác QLNN về OFDI chủ yếu liên quan
tới nghĩa vụ của DN trong khai báo tình hình, (ii) Các yếu tố nội tại của DN có liên
quan đến khả năng thành công trong quá trình OFDI như lực lượng lao động bên
trong DN, đặc điểm về quản trị DN, cơ sở vật chất của DN và nguồn vốn triển khai. Thứ hai, về phía nước nhận đầu tư, công tác QLNN về OFDI chịu sự tác
động của các nhân tố: (i) Quan hệ ngoại giao giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư, trong đó việc hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sẽ tạo tiền đề
quan trọng đê triên khai các chính sấch OFDI song phương theo hướng tăng cường về chiều rộng và chiều sâu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý hai
nước phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý DN hai bên trong quá trình đầu tư
sang thị trường đối phương, (ii) Sự ổn định chính trị và kinh tế, xã hội cùa nước nhận đầu tư, đây là cơ sở quan trọng để cơ quan chức ănng của nước tiến hành
OFDI thực hiện công tác quản lý trên thực địa. Trong đó, việc xuất hiện những bất
ốn, khủng hoảng ngoài dự kiến sẽ gây ra nhiều trở ngại cho công tác nắm tình hình,
hỗ trợ DN OFDI. (iii) Các yếu tố khác có liên quan đến khả năng thành công của
DN trong quá trình OFD1 như hệ thống chính trị - pháp luật nước sở tại, tình hình
an ninh trật tự, nhu cầu thị trường bản địa...
Thứ ba, các định chế quốc tế có liên quan đến hoạt động OFDI cùa mỗi quốc gia gây ra những tác động đa chiều tới công tác QLNN về OFDI. về thuận lợi, cho
phép VN tham chiếu, học hỏi nhau mô hình QLNN về đầu tư phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn; đồng thời dễ phát hiện và định lượng được những rào cản có thế xuất hiện và có biện pháp đế xừ lý, giải quyết và loại bỏ các rào cản này, bảo đảm
cho hoạch định chính sách thúc đấy đầu tư ra nước ngoài đạt được như mong đợi;
đồng thời, tăng cường mức độ liên kết về chính sách quản lý giữa các chính phù trong một môi trường đầu tư công bằng, bình đẳng và minh bạch, qua đó giúp cơ
quan chức năng quản lý hiệu quả hơn hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và tại thị trường Myanmar nói riêng, về khó khăn, khi đã tham gia sân chơi chung với
luật chơi chung thì công tác QLNN về OFDI phải tuân thủ các cơ chế, thông lệ và chịu tác động lớn hon trong trường họp xảy ra những biến động mang tầm quốc tế.
1.3.7. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ các nước
đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy, hồ trợ hoạt động OFDI nhằm mở rộng hoạt
động đầu tư, kinh doanh của DN ra nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh và
phù họp với xu thế hội nhập. Tuy nhiên, trước xu thế dòng vốn đầu tư quốc tế ngày