Thực trạng về định hướng phát triển chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 58 - 60)

X r

3.2.1. Thực trạng về định hướng phát triển chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoà

ngoài sang Myanmar của Việt Nam

- về định hướng chung, tại Đe án “Thúc đẩy đầu tư của VN ra nước ngoài”,

Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu thúc đẩy OFDI là nhằm chủ động

trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng cường các biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy OFDT và quản lý có hiệu quả hoạt động

này của các DN, đặc biệt là số DN nhà nước, về địa bàn, tiếp tục khai thác và phát

huy thế mạnh cúa các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường

truyên thông như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên Bang Nga..., từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ La Tinh, Đông Âu,

châu Phi dựa• trên cơ sở lợi• • •thế so sánh và thực lực của các thành phần1 kinh tế Việt•

Nam. Các lĩnh vực OFDI được chú trọng gồm năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp, đồng thời, khuyến

khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong

nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Ngoài ra, cũng tại văn bản này, Thù tướng Chính phù đã xác định Giải pháp hỗ trợ thúc đẩy OFDI, gồm: (i) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý,

chính sách về đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho

các doanh nhân và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả. (ii) Cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận

tiện, mở rộng hơn nữa diện các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp

bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước,

tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, (iii) Quy định đồng bộ

các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài một cách cụ thế, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp hỗ trợ về cung cấp thông tin môi trường, cơ hội

đầu tư nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong

quá trình kinh doanh ở nước ngoài.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, VN hiện chưa ban hành Chiến lược tổng thể về OFDI, ngoại trừ ngành dầu khí. Chính vì vậy, định hướng phát triển OFDI dài hạn, đặc

biệt trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều diễn biến khó lường hiện nay chưa được

quy định cụ thể, từ đó, dẫn tới tình trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

VN hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư và thiếu những biện

pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động OFDI.

- về định hướng đối với thị trường Myanmar: Hiện Chính phú VN chưa có

văn bản chính thức quy định cụ thế đối với định hướng OFDI tại thị trường Myanmar. Tuy nhiên, theo kết quả phong vấn của tác giả, định hướng đầu tư của

VN vào Myanmar có thể khái quát như sau: (i) Giai đoạn 2009 - 2012: Ưu tiên các lĩnh vực khai thác dầu khí, khoáng sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu mới cho sản

xuất trong nước, (ii) Giai đoạn 2011 - 2015: Thúc đẩy các DN lớn đầu tư, tranh thú thời điềm Myanmar mới mở cửa kinh tế đế chiếm lĩnh thị trường, trong đó, đặc biệt

khuyến khích các DN ngân hàng, bất động sản đi đầu để tạo nền tảng hỗ trợ cho

cộng đồng DN VN tiếp nối đầu tư. (iii) Giai đoạn từ năm 2015 đến nay: Thúc đẩy các DN sản xuất, công nghiệp đầu tư vào thị trường Myanmar nhằm xây dựng các

chuỗi cung ứng quốc tế do DN VN nắm vai trò chủ đạo và tranh thủ thế mạnh về tài

nguyên, lao động, cũng như ưu đãi thương mại từ các nước EƯ đối với Myanmar đề

thúc đẩy xuất khẩu, nâng tầm các thương hiệu của VN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)