Phương pháp thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 42)

X r

2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin

đã thu thập được về đối tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng họp, phân

tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử

khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian,

vì vậy một yêu câu đặt ra là cân có những phương pháp điêu tra thông kê cho phù

hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Trong khi đó phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phương pháp: Phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu.

Học viên chủ yếu sử dụng phương pháp này trong phần phân tích thực trạng,

với mục đích xử lý các thông tin, dữ liệu mang tính định lượng, xây dựng và xử lý số liệu từ các bảng biểu điều tra. Trong phạm vi đề tài, học viên sử dụng kết hợp cả

hai dạng thức thống kê là thống kê mô tả và thống kê suy luận, về cách thức thực

hiện, học viên tiến hành sắp xếp, thống kê các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài

nghiến cứu thông qua các kênh thông tin như các báo cáo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, sách, báo, mạng internet... Trong quá trình nghiên cứu thống

kê, học viên chú trọng lập kế hoạch tìm kiếm, sàng lọc các số liệu để trả lời cho các

câu hỏi nghiên cứu; xem xét việc lựa chọn đối tượng khảo sát và đúng quy trinh

nghiên cứu; xác định tiêu chuấn mẫu của các con số thống kê và những sai lệch có

thể chấp nhận được; đồng thời kiểm tra các số liệu đã được thống kê, phân tích.

2.5.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng phố biến

trong nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có quản lý kinh tế. Học viên chủ

yếu sử dụng phương pháp này trong phần tổng quan đề tài nghiến cứu, phần cơ sở

lý luận và phần đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu cúa luận văn. Trong phần

tổng quan đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận, học viên tiến hành so sánh nghiên cứu

của mình với các nghiên cứu khác nhau, so sánh các định nghĩa, khái niệm khác

nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu để khái quát những điểm chung, chỉ ra điểm

khác biệt và phát hiện một số vấn đề mới về mặt lý luận. Trong phần thực trạng,

học viên tiến hành so sánh các nhóm số liệu hoặc thông tin mô tả trên các khía cạnh

khác nhau để đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu. về

cách thực hiện, học viên tiến hành phân loại các dữ liệu thu được thành từng nhóm

khác nhau. Sau đó, học viên thực hiện so sánh các nhóm nhân tố đó trên cơ sở các

tiêu chí đã định như giá trị, mức độ ảnh hưởng, số lượng, thời gian... từ đó đưa ra

các kêt luận phục vụ vân đê nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích tổng họp

Phương pháp phân tích tống hợp là một trong những phương pháp nghiên cứu truyền thống, cơ bản và không thể thiếu trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào.

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành cơ bản để nghiên cứu, phát hiện ra

từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó, giúp chúng ta hiếu được đối

tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái

chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái

phổ biến. Trong khi, tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại

hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra điểm chung, khái quát. Từ những kết quả

nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung,

tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi đề tài, học viên chú yếu sử dụng phương pháp này trong

chương 1 và chương 3, đặc biệt là nội dung đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp đế giải quyết vấn đề nghiên cứu. Dựa vào cơ sở lý luận đã rút ra ở phần trên,

học viên tìm kiếm những thông tin, số liệu về thực trạng vấn đề nghiên cứu để phân

tích mối liên hệ giữa chúng với các vấn đề lý luận. Trong quá trình phân tích, phải xử lý được tính logic của từng nhóm vấn đề, sau đó tiến hành tống hợp, khái quát

hóa thành nhừng luận điểm chính, những vấn đề chung nhất, mang tính quy luật.

Cuối cùng, việc phân tích, tổng hợp này sẽ rút ra những kết luận phục vụ đề tài

nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TU TRỤC TIÉP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

SANG MYANMAR

3.1. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Myanmar

3.1.1. Các giai đoạn đầu tư vào thị trường Myanmar của doanh nghiệp Việt Nam

Những năm qua, hoạt động đầu tư cùa DN VN tại thị trường Myanmar đà đạt

được nhiều bước phát triển mạnh mẽ với nhiều các dự án quy mô lớn đã nhanh chóng khẳng định được uy tín, thương hiệu có thể kể tới như dự án tồ hợp bất động

sản Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) - Myanmar, liên doanh viễn thông Mytel, Chi nhánh Ngân hàng BIDV - Yangon... Trong đó, theo số liệu của DICA, tính đến hết tháng

8/2020, tổng vốn đầu tư của DN Việt Nam (VN) tại thị trường Myanmar đạt 2,223 tỷ

USD với 25 dự án, chiếm 2,89% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Myanmar và đứng

thứ 7 trong số 49 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào thị trường này. Trong đó, đầu tư của

VN tại Myanmar tù’ trước đến nay có thể phân thành 03 giai đoạn:

3. ỉ. 1. ỉ. Giai đoạn trước năm 2010

Trước năm 2010, do chính quyền Myanmar chịu sự cấm vận cũa các nước

phương Tây và thực thi chính sách đóng cửa nền kinh tế, quan hệ giao lưu và hợp

tác kinh tế giữa VN với Myanmar ở mức rất khiêm tốn, nhất là về đầu tư. Trong đó,

tính đến tháng 10/2009, VN mới chí có 02 dự án đầu tư được Bộ Kế hoạch và Phát

triển quốc gia Myanmar cấp phép với tổng số vốn hơn 23 triệu USD.

3.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2010 - 2015

Sau thành công của Tổng tuyển cử năm 2010, chính quyền dân sự đầu tiên

của Myanmar do đảng Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền đã đẩy mạnh thực

thi các chính sách cải cách mở cửa, qua đó, đưa Myanmar trở thành điếm đến đầu tư

hấp dẫn trong khu vực. Thêm vào đó, thành công của chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 4/2010 đã tạo động lực quan

trọng để các DN lớn của VN nghiên cứu, xúc tiến đầu tư tại thị trường Myanmar.

Trên cơ sở đó, sau 05 năm nhiệm kỳ của đảng USDP, tống vốn đầu tư của VN vào

Myanmar được câp phép là 671.572.000 USD với 10 dự án đâu tư, đứng thứ 10 trong tổng số 41 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar (chiếm 1,17% tổng

số vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar). Các dự án đầu tư tiêu biểu của VN trong

giai đoạn này có thề kể tới như Liên doanh giữa Petro Vietnam với Tập đoàn Eden

(Myanmar), dự án bất động sản của Công ty Hoàng Anh Gia Lai Myanmar...

3.1.1.3. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay

Sau cuộc Tổng tuyến cử năm 2015, đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chú

(NLD) thay thế đảng USDP nắm quyền điều hành Chính phủ Myanmar. Dưới sự

lãnh đạo của NLD, Chính quyền Myanmar tiếp tục đẩy mạnh cải cách bộ máy quản

lý hành chính và mở cửa các lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng để tạo động lực thu hút

đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành và

chưa giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế Myanmar, Chính phú NLD chưa thể cải thiện thực chất chất lượng môi trường kinh doanh tại Myanmar,

khiến hoạt động đầu tư nước ngoài gặp nhiều trở ngại, trong đó có các DN VN.

Trước tình hinh đó, sau quá trinh nghiên cứu thị trường và thực tế triển khai, các

DN VN hạn chế triển khai đầu tư ồ ạt theo chiều rộng mà tập trung vào các lĩnh

vực, phân khúc có triển vọng theo chiều sâu; nên mặc dù số lượng dự án không

chênh lệch nhiều so với giai đoạn trước song lượng vốn đầu tư của các DN VN đã

tăng mạnh với trên 1,48 tỷ USD tập trung vào một số dự án quy mô lớn như Chi

nhánh ngân hàng BIDV, liên doanh Mytel do Viettel là chủ đầu tư, dự án nhà máy

sản xuất thực ăn chăn nuôi Green Food...

Bảng 3.1: FDI vào Myanmar được phê duyệt từ năm tài chính 2016 - 2017 đến hết tháng 8 năm tài chính 2019 - 2020 theo quốc gia, vùng lãnh thồ

STT Chủ thể đầu tư Vốn được cấp phép Số lượng án Số vốn (triệu USD) Tỷ trong vốn (%) 1 Singapore 122 10.727,792 46,02 2 Trung Quốc 369 33.352,199 14,38 3 Hong Kong 138 2.364,994 10,15 4 Viêt• Nam 18 1.529,764 6,56 5 Nhât • Bản 36 1.333,685 5,72 6 Thái Lan 64 888,082 3,81 37

T 7 Anh 20 832,821 3,57 8 Hà Lan 11 578,155 2,48 9 Hàn Quốc 58 575,917 2,47 10 Đài Loan 34 170,886 0,73 11 Samoa 7 139,921 0,60 12 UAE 1 100,5 0,43 13 Malaysia 16 57,638 0,25 14 Brunei 5 52,328 0,22 15 Seychelles 10 46,076 0,20 16 Macao 2 39,53 0,17 17 Ấn Đô• 11 39,189 0,17 18 Indonesia 4 28,370 0,12 19 Campuchia 3 24,715 0,10 20 Australia 2 18,688 0,08 21 Thụy Điển 1 18,764 0,08 22 Thụy Sĩ 2 18,309 0,08 23 Pháp 20 14,250 0,06 24 Li Băng 1 14,024 0,06 25 Đức 3 13,674 0,06 26 Quốc đảo Marshall 1 10,01 0,04 27 Iceland 1 8,053 0,03 28 Sri Lanka 1 6,743 0,03 29 Canada 2 6,510 0,03 30 Italy 2 3,299 0,01 31 Bangladesh 2 2,577 0,01 32 Áo 1 1,865 0,01 33 Luxembourg 1 1,527 0,01 34 Estonia 1 0,852 0,01 35 Belize 1 0,810 0,01 Tổng 955 23.309,887 100% Nguôn: DỈCA

Thông qua bảng sô liệu trên, chúng ta có thê thây, từ năm 2016 đên nay,

cùng với xu thế cải cách mờ cửa của Myanmar, VN là nhà đầu tư lớn thứ 4 của

Myanmar với tổng vốn đầu tư được cấp phép trị giá 1,529 tỷ USD. Con số này vượt

qua nguồn vốn từ các quốc gia phát triển khác trong khu vực như Thái Lan, Nhật

Bản, Hàn Quốc...

(Đơn vị: triệu USD)

ŨC

Biếu đồ 3,1: FDI vào Myanmar được phê duyệt từ năm tài chính 2016 - 2017 đến hết tháng 8 năm tài chính 2019 - 2020 theo quốc gia, vùng lãnh thổ

Nguồn: DỈCA

Bảng 3,2: OFD1 của Việt Nam sang Myanmar theo năm tài chỉnh Myanmar tính đến hết tháng 9/2020

(Đơn vị: triệu USD)

Năm tài chính Vốn đầu tư SỐ dư án•

Từ năm tài chính 1988 - 1989 tới năm tài chính 2010 - 2011 23,649 02 2011 -2012 18,147 01 2012-2013 329,39 05 2013 - 2014 142 05 2014-2015 175,4 02 2015 - 2016 4,676 04 2016-2017 1.386,2 02 2017-2018 20,806 01 2018-2019 64,935 02 2019 - 2020 57,823 04 Tổng số 2.223,026 25 (Đơn vị: nghìn USD) 39

Vietnam OFDI

Biếu đồ 3.2: OFDI của Việt Nam sang Myanmar theo năm tài chính Myanmar

Nguồn: VBCM

Thông qua bảng và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy lượng vốn FDI

của VN sang Myanmar không phân bố đồng đều theo giai đoạn mà tập trung vào

một số thời điểm nhất định như giai đoạn 2012-2013 và 2016 - 2017, trong khi đó

số lượng dự án đầu tư chú yếu tập trung ở giai đoạn 2012-2014. Điều này chủ yếu

xuất phát từ những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Chính phủ Myanmar đã tạo cơ sở quan trọng để nhà đầu tư VN quyết định đầu tư vào thị trường này;

đồng thời, tại thời điểm trên cũng ghi nhận những điểm sáng đầu tư quan trọng của

DN VN như dự án Mytel cùa Tập đoàn Viettel hay dự án Hoàng Anh Gia Lai

Myanmar của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Bảng 3.3: Danh sách 15 nhà đầu lởn nhất của Myanmar lũy kế đến hết tháng

8 năm tài chính 2019 - 2020

STT Quốc gia, vùng lãnh thổ Vốn đầu

(triệu USD) Tỷ trong vốn (%) 1 Singapore 23.705,466 27,3 2 Trung Quốc 21.388,862 24,6 3 Thái Lan 11.382,568 13,1 4 Hong Kong 9.704,247 11,2 40

5 Anh 4.908,239 5,6 6 Hàn Quốc 4.051,103 4,6 7 Viêt Nam• 2.223,026 2,5 8 Malaysia 1.967,789 2,2 9 Hà Lan 1.925,212 2,2 10 Nhât • Bản 1.567,721 1,8 11 Ấn Đô• 771,838 0,8 12 Pháp 555,860 0,6 13 Mỹ 536,136 0,6 14 Indonesia 283,057 0,3 15 Canada 203,594 0,2 Nguôn: CA

Như vậy, lũy kế tới tháng 8/2019, VN hiện là nhà đầu tư lớn thứ 7 của

Myanmar và chỉ xếp sau Singapore, Thái Lan trong số các nước ASEAN có hoạt

động đầu tư vào thị trường này.

3,1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trên các lĩnh vực

cụ thể

Theo số liệu của ủy ban đầu tư Myanmar (MIC) và AVIM, có 25 dự án đầu

tư của DN VN hoạt động tại Myanmar dưới nhiều hình thức đa dạng và trên các

lĩnh vực quan trọng như: Nông nghiệp, bất động sản, viễn thông, y tế, khai khoáng,

sản xuất hàng tiêu dùng..., qua đó, góp phần tích cực vào công cuộc phát triến kinh

tế của Myanmar, cụ thể:

Bảng 3.4: Đầu của Việt Nam vào Myanmar trên các lĩnh vực cụ thế, lũy kế

đến hết tháng 8 năm tài chính 2019 - 2020

STT Lĩnh vưc• Số dư án• Vốn đầu tư

(triệu USD)

1 Bất động sản 03 460

2 Khai khoáng 01 18,15

3 Viễn thông 02 1.428,11

4 Tài chính, ngân hàng 01 85

5 Sản xuất công nghiệp 10 494,8

6 Xây dựng 03 52,5

7 Công nghệ thông tin 01 10,9

8 Nông nghiệp 02 65,48

9 Dầu khí, năng lượng 02 22

F

Tông 25 Xấp xỉ 2,223,1

Nguôn: VBCM

3.1.2.1. Lĩnh vực bất động sản

Nắm bắt xu thế đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và quỷ đất sạch dồi dào tại

các thành phố lớn của Myanmar, một số DN VN đã đẩy mạnh đầu tư vào thị trường

bất động sản tại thành phố Yangon với nhiều kết quả tích cực. Trong đó, tồ hợp bất

động sản do Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư - Công ty Hoàng Anh Gia Lai

Myanmar với tổng vốn đầu tư trị giá 340 triệu USD đã vận hành ổn định và đem lại

hiệu quả kinh tế cao, khẳng định được thương hiệu tại thị trường với các dự án nối

bật như Trung tâm thương mại Myanmar Plaza, Khách sạn năm sao Melia. Hiện tại,

Hoàng Anh Gia Lai đà hợp tác với Thaco để khắc phục những khó khăn về vốn,

tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, quá trình xin cấp phép

tăng vốn đầu tư giai đoạn II của Công ty Hoàng Anh Gia Lai Myanmar trị giá 340

triệu USD hiện đang gặp khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công các dự

án. Bên cạnh dự án thành công trên, 02 dự án khách sạn ba sao đầu tư “chui” do nhà

đầu tư VN làm chủ và thuê người Myanmar đứng tên xuất hiện nhiều bất cập, trong

đó, 01 dự án đã đóng cửa do thua lỗ và 01 dự án hiện đang chậm tiến độ.

3.1.2.2. Lĩnh vực khai khoáng

Dự án đàu tư khai thác và chế biến đá marble của công ty cổ phần Mysico do

Công ty cổ phần Simco Sông Đà và Công ty Viettranimex là chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư ban đầu trị giá 18,15 triệu USD hiện đang kinh doanh thua lỗ do gặp khó khăn

về đầu ra sản phẩm, trong đó, chất lượng đá khai thác không đảm bảo, giá thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)