X r
3.3.1. Kết quả đạt được
Một là, hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước về OFD1 đã dần dần
hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động OFDI và QLNN về OFDI sang
Myanmar đạt hiệu quả cao. Khuôn khổ pháp lý của hoạt động OFDI đã từng bước
hoàn thiện thông qua việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và hiện là Luật Đầu tư
năm 2014, cùng Nghị định số 83/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 78/2006/NĐ-
CP. Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ KH&ĐT quy định
rõ trách nhiệm, quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư và DN, việc thực
hiện các mối quan hệ đó cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía: nhà
đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước nếu không thực hiện đúng các quy định của
pháp luật. Lĩnh vực đầu tư cũng được mở rộng đối với những ngành khá nhạy cảm
như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, truyền hình, bất động sản. Trước
năm 2006, các lĩnh vực này hầu như bị cấm, sau năm 2006, khi Luật Đầu tư cho
phép, hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực này sang Myanmar bắt đầu tăng mạnh.
Hàng loạt các tên tuổi lớn trong các ngành này đã thực hiện OFDI như: Viettel, BIDV... Trong đó có một số dự án của các công ty này đã có hiệu quả, đóng góp
một phần thu nhập vào cho ngân sách nhà nước. Mặc dù lợi nhuận không nhiều,
song rõ ràng, với điểm xuất phát thấp, thời điểm xuất phát muộn, nhưng với những
nỗ lực của DN và sự hỗ trợ của Nhà nước, đây là một tín hiệu đáng mừng cho các
nhà đầu tư VN.
Hai là, với việc ký kết Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác
Hợp tác Toàn diện giai đoạn 2019 - 2023 giữa Chính phủ VN và Chính phủ
Myanmar nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phương trên các lĩnh vực trọng
điểm, bao gồm khuyến khích phát triển đầu tư, thương mại giữa hai nước đã tạo
động lực thúc đẩy hơn nữa các DN VN tích cực OFDI sang Myanmar.
Ba là, công tác thẩm tra, cấp phép các dự án OFDI của DN VN vào Myanmar được cải thiện đáng kề và bước đầu đã đi vào nề nếp. Sự phối hợp giữa
Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về
các dự án OFDI tại Myanmar đã hình thành thông qua việc gặp gỡ trao đối thông tin
và hợp tác xử lý các vướng mắc của dự án với nhiều hình thức phong phú và ngày
càng có hiệu quả hơn.
Bốn là, mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao VN tại Myanmar với
các DN từng bước chặt chẽ hơn. Việc duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, trao
đối tình hình triển khai thực hiện dự án của các DN với đại diện cơ quan thương vụ
tại CPC đã kịp thời giúp đờ, tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc xảy ra.
Năm là, tạo điều kiện thuận lợi giúp nhiều DN mở rộng quy mô sản xuất, tận
dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại Myanmar để tiết kiệm chi phí, tránh được chế độ giấy phép trong nước và tận dụng quota xuất khẩu, qua đó, mở rộng thị
trường, tiếp cận người tiêu dùng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng lực
quản lý và trình độ tiếp thị trong khu vực và trên thế giới: (i) Giúp các DN VN khai thác và sử dụng có hiệu quả sự “thừa tương đối về nhu cầu công nghệ”, tận dụng ưu
thế và tìm nơi có điều kiện phát triển chính nó. Đầu tư trực tiếp sang các nước đang
phát triển như Myanmar, nơi có trinh độ công nghệ lạc hậu hơn DN VN có thể khai
thác và sử dụng có hiệu quả tư bản cố định, khắc phục hao mòn tìm kiếm lợi nhuận
hữu hình, đồng thời khai thác lợi nhuận vô hình làm cho số lợi nhuận mà DN VN
kiếm được lớn hơn rất nhiều khi đầu tư ở trong nước. Mặt khác, các DN VN còn
tìm kiếm thị trường đầu tư sang các nước phát triển như: Mỹ, Hàn Quốc... để học
hởi và ứng dụng những tiên bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuât mà trong nước chưa có điều kiện triển khai tạo những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, không
thua thiệt so với các đối tác đầu tư của các nước khác, (ii) Giúp DN VN thực hiện
đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng các công nghệ mới, tăng cường tính năng động và
khả năng cạnh tranh cùa các DN. Đầu tư trực tiếp sang một thị trường có áp lực cạnh tranh gay gắt như Myanmar, các DNVN phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình vì nó là chìa khoá dẫn đến thành công của DN. Thông qua đó, các DN VN
có động lực quan trọng để phát huy được thế mạnh, điểm mạnh cũa các sản phẩm
của DN, đặc biệt là những sản phẩm truyền thống, sản phẩm riêng có của quốc gia.
(iii) Hỗ trợ DN VN san sẻ rủi ro trong đầu tư và trong kinh doanh thông qua việc đa
dạng hóa thị trưòììg, danh mục đầu tư, nhất là các vấn đề về lạm phát, tỷ giá...
nhàm thu được lợi nhuận, củng cố hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh bền vững, ổn định và phát triển DN.