Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 32 - 34)

X r

1.3.7. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ các nước

đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy, hồ trợ hoạt động OFDI nhằm mở rộng hoạt

động đầu tư, kinh doanh của DN ra nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh và

phù họp với xu thế hội nhập. Tuy nhiên, trước xu thế dòng vốn đầu tư quốc tế ngày

càng tăng đã đặt ra những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, đảm bảo hài hòa

lợi ích của DN cũng như chính quyền sở tại và người dân địa phương - nơi có các

hoạt động đầu tư. Trước tình hình đó, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt

động OFDI, nhiêu quôc gia đã chuân hóa công tác QLNN thông qua các tiêu chí

đánh giá, như sau:

1.3.7.1. Tiêu chí định tính

Công tác QLNN là một phạm trù xã hội chỉ mức độ pháp luật được tuân thủ

và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối quan hệ giữa chú thể

quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch sử nhất định. Hiệu lực

QLNN nước đối với hoạt động OFDI chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi

chỉ đạo từ các cơ quan QLNN của các DN; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực

quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN và uy tín của các cơ quan QLNN đối

với các DN trong công tác QLNN về hoạt động OFDI. Do vậy, việc đánh giá hiệu

lực QLNN đối với hoạt động OFDI có thể dựa trên tiêu chí sau:

Thứ nhất, mức độ tuân thủ các quy định pháp luật. Cụ thể, cần xem xét mức độ tuân thù các quy định pháp luật về OFDI của các DN. Đồng thời, đánh giá việc

tuân thủ các quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính đối với quá trình điều tiết,

kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư.

Thứ hai, mức độ hiện thực quyền lực nhà nước. Đe đánh giá được hiệu lực

QLNN qua mức độ hiện thực quyền lực nhà nước, cần đánh giá trên một số tiêu chí sau: Mức độ thực hiện tồ chức xây dựng và triển khai định hướng phát triển hoạt

động OFDI; Mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo điều kiện

pháp lý cho phát triến hoạt động OFDI; Mức độ điều tiết, can thiệp của Nhà nước,

can thiệp quá mức hay thiếu sự điều tiết phù hợp trong hoạt động OFDI; Mức độ

thực hiện kiềm tra, thanh tra, giám sát.

1.3.7.2. Tiêu chỉ định lượng

Tiêu chí định lượng là các chỉ tiêu phản ánh hoạt động OFDI trên các khía cạnh để tạo ra kết quả công tác QLNN. Do vậy, có thể hiểu công tác QLNN về hoạt

động OFDI phản ánh trên kết quả, thực trạng hoạt động OFDI hiện nay thông qua

các tiêu chí sau:

- Tính đa dạng của hình thức đầu tư. Các dự án OFDI có thể được thực hiện

đa dạng, dưới nhiều hình thức (DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài...).

Thông thường, các dự án OFDI càng đa dạng thì hoạt động OFDI của quôc gia càng

được mờ rộng.

- Số lượng dự án OFDI cấp mới/tăng vốn trong kỳ. Đây là tiêu chí quan

trọng phản ánh mở rộng OFDI. Thông thường, tỷ trọng số dự án OFDI kỳ này/số dự

án OFD1 kỳ trước có xu hướng tăng thì hoạt động OFDI được mở rộng.

- Lượng vốn OFDI đăng ký/giải ngân trong kỳ. Lượng vốn OFDI đăng ký

trong kỳ phản ánh triển vọng mở rộng OFDI trong tương lai. Trong khi đó, lượng

vốn OFDI giải ngân hàng kỳ phản ánh thực tế hoạt động OFDI đang có xu hướng

mở rộng hay thu hẹp.

- Số lượng dự án bị dừng hoạt động/thu hồi giấy phép trong kỳ. Thông

thường, số dự án bị dừng hoạt động càng nhiều thì hoạt động OFDI càng có xu

hướng bị thu hẹp. Tuy nhiên, nếu số dự án cấp mới tăng nhanh hơn số dự án bị

dừng hoạt động thì hoạt động OFDI vẫn có xu hướng được mở rộng.

- Tính đa dạng của địa bàn đi đầu tư/địa phương tiếp nhận vốn. Thông

thường, hoạt động OFDI sẽ được mờ rộng khi có nhiều hơn các địa phương được

tiếp nhận vốn đầu tư và các địa phương được tham gia đi đầu tư.

Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ triển khai công tác kiểm tra, thanh tra và

giám sát DN từ phía cơ quan chức năng, cần thông qua tiêu chí định lượng số cuộc

thanh tra, kiểm tra được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định, thường

theo quý, năm tùy thuộc vào thời gian báo cáo tình hình hoạt động của DN. Trong

đó, bên cạnh việc thống kê đầy đủ số cuộc thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng

cần quan tâm tới số vụ việc liên quan đến hoạt động OFD1 đã được thụ lý, giải

quyết nhằm đánh giá mức độ liên kết giữa DN với cơ quan chức năng trong quá

trình hoạt động tại thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)