X r
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện khi chưa có cơ quan chuyên môn
hỗ trợ OFDI nói chung và OFDI sang Myanmar nói riêng. Hiện nay, việc quản lý
dòng vốn OFDI của các DN VN được thực hiện bởi Cục Đầu tư Nước ngoài-BỘ
KH&ĐT, chưa có bộ phận chuyên trách. Cục Đầu tư Nước ngoài chú yếu làm công
tác quản lý, thông kê, tô chức các hội nghị, hội thảo nhăm xúc tiên đâu tư, chưa thê
hiện được vai trò đầu tàu, định hướng và mở đường cho các DN VN thực hiện
OFDI. Chính vì chưa có cơ quan chuyên trấch nên đến nay chúng ta vẫn chưa có
được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược OFDI của DN VN và việc đầu tư
này nhìn chung còn dựa trên mối quan hệ giữa các chính phù hoặc các địa phương.
Trong khi đó, nhận thức và quán triệt triến khai hồ trợ đầu tư từ phía các cơ
quan chức năng Nhà nước cho các DN VN trong OFDI sang Myanmar còn mờ nhạt, thiếu đồng bộ từ cơ chế chính sách đến các biện pháp cụ thể. Mặc dù trong
những năm gần đây, VN và Myanmar đã thực hiện có hiệu quả chiến lược đầu tư,
kể cả ngắn hạn và dài hạn, song việc cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách thu
hút đầu tư, nội dung thỏa thuận hợp tác kinh tế và hợp tác đầu tư giữa hai nước,
phong tục tập quán, tâm lý tiêu dùng người dân Myanmar của các cơ quan đại diện
VN tại Myanmar cho các DN còn quá ít. Muốn đầu tư, DN VN phải tự tìm hiểu,
nghiên cứu, nắm bát cơ hội dẫn đến làm mất thời gian, tốn kém và tăng chi phí làm
giảm lợi nhuận cùa DN. Mặt khác, việc hồ trợ cho DN VN trong quá trình OFDI sang Myanmar còn bất cập về cơ chế hỗ trợ về vốn, lãi suất cho vay, thủ tục pháp
lý, thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục chuyển vốn, ngoại tệ, tài sản trong nước sang
Myanmar, chuyển lợi nhuận từ Myanmar về VN, thủ tục đưa lao động VN sang
Myanmar... chưa được quy định rõ ràng. Chính những điều này làm mất cơ hội đầu
tư của DN VN.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý các dự
án OFDI còn hạn chế. Theo kết quả phỏng vấn của tác giả, chính sự phối hợp không
chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan đã khiến cho các DN thực hiện OFDI gặp nhiều
khó khăn ngay từ khi xin thủ tục cấp phép. Một số DN OFDI phản ánh đế có được
giấy phép OFDI phải qua 11 đầu mối. Chính sự phức tạp trong thủ tục, liên quan
đến nhiều Bộ, Ngành, trong khi các Bộ lại chờ ý kiến của nhau đã làm cho thời gian
xin cấp phép kéo dài, khiến cho nhiều DN bỏ lỡ cơ hội đầu tư và nhiều nhà đầu tư
phải nản lòng.
Thứ hai, hệ thống chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nói chung của chính phù
hoặc cơ quan hành pháp tôi cao của môi quôc gia. Mức độ hoàn thiện, thông nhât và liên động trong hệ thống chính sách quản lý kinh tế nói chung của mỗi quốc gia sẽ
tác động tới tổng thể chính sách QLNN về OFDI do OFDI là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên tất yếu sè chịu sự điều chỉnh cùa hệ thống các chính sách
quản lý kinh tế vĩ mô. Ví dụ, việc triển khai các chiến lược phát triền kinh tế đối
ngoại ở các quốc gia phát triển tất yếu sẽ trở thành kim chỉ nam cho những chính
sách QLNN về OFDI theo hướng mở cửa, thúc đấy ra bên ngoài. Đáng chú ý, ở
nhiều nước có hệ thống chính sách pháp luật chưa phát triển, cơ quan quản lý
thường vận dụng chính những cơ sở chính sách vĩ mô chung vào công tác QLNN đối với OFDI.
Bên cạnh đó, quá trình cải cách thủ tục hành chính, nâng cao sức cạnh tranh
trong hoạt động OFDI cho DN VN còn nhiều hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất của các DN VN khi tiến hành hoạt động OFD1 sang Myanmar vẫn là thủ
tục hành chính. Quy trình cấp phép thẩm định cấp phép cho các dự án OFDI sang
Myanmar còn chậm, chưa rõ ràng. Một số dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu
tư nhưng trong quá trình thực hiện vẫn phải lấy ý kiến của các Bộ, Ngành làm kéo
dài thời gian cấp phép.
(3) Nộp 11Ô sơ bỏ sung
(1) Nộp 03 bộ 11Ò sơ
(1) Nộp 03 bộ 11Ồ sơ (với dự án có vồn chuyên ra nước ngoài báng
ngoại tệ tương dương 20 tị' đồng trở lên)
(4) Lấy ỷ kiến (5) Cho ỷ kiên (07 ngày) X Ngân hàng Nhà nuớc /
(2) Yêu cẩu bổ sung hồ sơ
(15 ngày)
Sơ đô 3.1: Quy trình cãp giây chứng nhân đâu tư ra nước ngoài (đôi với dự án
không thuộc diện phải có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài)
3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, trên cơ sở kết quả khảo sát của tác giả, việc một bộ phận DN
OFDI chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo tình hình hoạt động là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan chức nãng trong việc nắm tình hình DN
và triển khai các biện pháp hỗ trợ, nhất là trong trường hợp phát sinh các vấn đề
ngoài ý muốn. Mặc dù Đại sứ quán và các cơ quan chức năng VN định kỳ rà soát hồ
sơ và gặp gỡ các DN tại Myanmar song không đủ khả năng thu thập đầy đủ thông
tin về các dự án do sự thiếu hợp tác của DN. Đa phần phải đến khi xảy ra những sự
kiện đột xuất như tranh chấp pháp lý hoặc tình hình khủng hoảng, số DN không
khai báo trước đây mới “trình diện” Đại sứ quán.
Thứ hai, tình hình Myanmar có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới hiệu quả
triến khai công tác QLNN về OFDI: (i) Mặc dù quan hệ ngoại giao hai nước ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây, song phía Chính phủ
Myanmar chưa chủ động, tích cực trong việc phối hợp với cơ quan chức năng VN
thúc đẩy hoạt động đầu tư song phương. Điển hình là việc chính quyền Bạn chậm
phê duyệt việc thành lập Hội Hữu nghị Myanmar - VN chịu trách nhiệm chính
trong hỗ trợ hoạt động giao lưu song phương phía “đầu cầu” Myanmar, (ii) Tinh
hình chính trị - xã hội tại Myanmar thường xuyên bất ồn, ảnh hưởng tới khả năng
duy trì hiện diện, cũng như hỗ trợ DN của cơ quan chức năng VN. Điều này thể
hiện rõ nét trong các giai đoạn trước nãm 2010 khi Myanmar chịu cấm vận khiến
việc triển khai các công tác khảo sát thực địa và chắp liên hệ với cơ quan chức năng
sở tại từ phía Chính phủ VN gặp rất nhiều khó khăn; do đó, trong giai đoạn này,
toàn bộ các dự án đầu tư từ VN sang Myanmar chủ yếu là do DN “tự thân vận
động”. Ngoài ra, trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại Myanmar hậu đảo chính
hiện nay, Đại sứ quán VN tại Myanmar gặp rất nhiều khó khàn trong công tác tiếp
cận, hỗ trợ DN, nhất là tại những khu vực xa trung tâm, thường xuyên xảy ra giao
tranh, xung đột.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TU TRỤ C TIÉP CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM SANG MYANMAR
4.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và định hướng của Việt Nam trong thời gian tói về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
4.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô
4.1.1.1. Bối cảnh kỉnh tế thế giới và khu vực
Bối cảnh kinh tế thế giới trong giai đoạn tới dự báo sẽ có nhiều diễn biến
phức tạp và khó lường. Sự suy yếu của các nền kinh tế phát triển và sự nổi lên của
các nền kinh tế đang phát triển đang tạo ra một trật tự kinh tế thể giới mới. Quá
trình toàn cầu hóa đang gặp trở ngại do ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy. Bên cạnh đó, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền
thống... sẽ ngày càng gia tăng và gây những hậu quả sâu sắc đến kinh tế thể giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những biến đổi chưa từng thấy tới nền
kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại
trong ngắn hạn do tính chất chu kỳ, đồng thời mô hình phát triển mới của kinh tế
thế giới được hình thành dưới những tác động từ cuộc khủng hoảng 2008 và đặc
biệt là tác động của đại dịch Covid-19 hiện nay gây ra.
Những nhân tố trên đã hình thành nên xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI,
trong đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến
quá trình dịch chuyền này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn với các lĩnh vực được
quan tâm chủ yếu như công nghệ thông tin, công nghệ cao, thiết bị điện tử,
logistics, thương mại điện tử... Ke từ năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung,
xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước... khiến dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt
giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các
khu vực và quốc gia. Trong xu thế đó, các nước ASEAN đang nổi lên như là điểm
đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu
hướng dịch chuyển dòng vốn từ TQ. Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm
2018 đên tháng 8/2019, đã có 56 DN quôc tê rời Trung Quôc sang sản xuât tại các
nước khác; trong đó, có 26 DN chọn VN, 11 sang Đài Loan, 11 sang Thái Lan, 3 sang Ấn Độ... Theo Công ty tư vấn đầu tư A.T Keamey (2019), TQ đã xuống hạng,
từ thứ 3 (năm 2017) xuống thứ 7 (2019) trong số các địa điểm đầu tư FDI tốt nhất
thế giới (là mức thấp nhất từ trước đến nay); phản ánh sự suy giảm sức hấp dẫn của
TQ đối với các nhà đầu tư, do chi phí nhân công tăng nhanh, tác động của căng
thẳng thương mại Mỹ - Trung và năm nay là đại dịch Covid-19... Tuy nhiên, quá
trình dịch chuyển sẽ không ngay lập tức, mà thường có lộ trình khoảng 02 - 05 năm,
do các chuỗi cung ứng toàn cầu đà được hoàn thiện nên không thể nhanh chóng
chuyển dịch. Ngoài ra, sự dịch chuyển này mang tính đa dạng hóa thị trường, chỉ
chuyền dịch một phần chuỗi cung ứng chứ không phải là di dời toàn bộ khỏi TQ do
đây vẫn là thị trường có quy mô rất lớn, vẫn là một điểm đến quan trọng do TQ có cơ sở hạ tầng, logistics, công nghiệp phụ trợ tốt, đội ngũ công nhân lành nghề, cũng
như hệ sinh thái cung ứng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của
Mỹ, châu Âu... và quy mô sản xuất lớn.
4.ỉ.ỉ.2. Bối cảnh kình tế Myanmar
Ngày 01/02/2021, ngay trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, quân
đội Myanmar đã phế truất Chính phủ dân sự của đàng Liên đoàn Quốc gia vì Dân
chủ (NLD) và bắt giữ Tổng thống Win Myint, cố vấn Nhà nước cùng nhiều quan
chức cấp cao khác của NLD, đồng thời, ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 01
năm và chính thức tiếp quản bộ máy chính quyền Myanmar. Trước sự việc trên,
người dân Myanmar đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình phản đối với quy mô lớn
trên phạm vi cả nước, song vấp phải sự đàn áp quyết liệt từ quân đội Myanmar gây
ra nhiều thương vong. Mặc dù đã sớm đưa ra phản ứng nhưng cho đến nay cộng
đồng quốc tế chưa đạt được sự đồng thuận trong vấn đề Myanmar với sự chia rẽ
trong cách tiếp cận giữa Mỹ, phương Tây với Trung Quốc (TQ), Nga; trong khi đó,
vai trò trung tâm của ASEAN còn tương đối mờ nhạt.
Bất ổn chính trị trên đã đẩy nền kinh tế Myanmar rơi vào cuộc khủng hoảng
“kép” nghiêm trọng, trong đó: (i) Các hoạt động kinh tế bị đình trệ do tác động của
phong trào biêu tình, “bât tuân dân sự”, phân lớn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị đóng cửa. (ii) Vật giá ngày càng leo thang, nhất là nhóm mặt hàng lương thực, thực phấm; thị trường tài chính liên lục biến động, đồng Kyat ngày càng mất giá, thị trường chứng khoán đứng trước nguy cơ đổ vỡ. (Hi) Đầu tư nước ngoài sụt giảm,
nhiều nhà đầu tư đã rút vốn khỏi thị trường Myanmar; hoạt động thương mại quốc
tế gặp bế tắc. (ỉv) Chính quyền quân sự Myanmar hiện chưa đưa ra được các giải
pháp hữu hiệu để phục hồi nền kinh tế sau 02 cú sốc liên tiếp từ đại dịch Covid-19
và bất ổn chính trị do tập trung kiện toàn bộ máy hành chính từ trung ương tới cấp
địa phương.
Trên cơ sở đó, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Myanmar thời gian tới sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những khó khăn nội tại cùa nền kinh tế Myanmar như
hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, chất lượng nhân lực thấp, hệ thống chính
sách, văn bản pháp luật chưa hoàn thiện..., bất ồn chính trị hiện nay tại Myanmar
khiến nhà đầu tư nước ngoài đối mặt với những khó khăn, thách thức mới như bạo
lực gia tăng đe dọa tới an ninh, an toàn về con người, tài sản cùa doanh nghiệp, nhu
cầu trong nước Myanmar sụt giảm, hoạt động giao thương, vận tải bị đình trệ, thị
trường tài chính mất ổn định, đồng Kyat liên tục mất giá.... Tuy nhiên, về dài hạn,
trong trường hợp tình hình Myanmar ồn định trở lại kéo theo triển vọng phục hồi
của nền kinh tế, với nền tảng kinh doanh sẵn có, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn
toàn có khả năng khai thác hiệu quả dư địa thị trường để phát triển.
4.7.7.3. Bổi cảnh kinh tế trong nước
Sự phát triển cúa Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đồi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng
đưa VN từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tãng 2,7 lần, đạt trên
2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 ƯSD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ
phận người nghèo còn lại ờ VN là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. Bước sang năm
2020, do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tể VN chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch Covid-19, tuy nhiên, nên kinh tê vĩ mô và tài khóa của VN đã duy trì sự ôn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% và là một trong số rất ít nền kinh tế
thế giới đạt mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020.
về OFDI, kể từ khi Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài được Chính phủ ban hành, việc mớ rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài của DN trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, bên
cạnh việc tham mưu, ban hành luật và các nghị định, Bộ Ke hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài, góp phần chuẩn hóa thủ tục
pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, vừa tạo môi trường thông thoáng, vừa giúp cơ qưan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài
lãnh thố VN... Nhờ đó, đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được những
dấu ấn nhất định. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, DN có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngường 1 tỷ USD như: Tập đoàn Dầu khí VN, Tập đoàn Viễn thông
Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai... Bên cạnh đó, việc VN hội nhập sâu rộng vào Cộng đồng ASEAN, tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nhà đầu tư VN tại các
thị trường nước ngoài, trong đó có Myanmar.
4.1.2. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu
tư sang thị trường Myanmar thời gian tới