X r
3.2.2. Thực trạng quan hệ hợp tác song phương Việt Nam Myanmar về đầu tư trực
trực tiếp sang Myanmar của Việt Nam
- về cơ chế, chính sách song phương: Từ năm 2010 đến nay, quan hệ ngoại
giao VN - Myanmar từng bước được củng cố đã góp phần quan trọng để thúc đẩy
OFDI của DN VN sang thị trường này. Trong đó, nhiều thỏa thuận họp tác song
phương quan trọng về kinh tế được ký kết đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện
thuận lợi chính sách để thúc đẩy OFDI của DN VN, có thể kể tới như Biên bản ghi
nhớ về 12 lĩnh vực họp tác trọng điểm song phương và Biên bản ghi nhớ về việc
thúc đẩy quan hệ Đối tác họp tác toàn diện VN - Myanmar giai đoạn 2019 - 2024.
Tuy nhiên, hai nước hiện chưa ký kết các vãn bản cụ thể liên quan đến thúc đẩy đầu
tư song phương mà đa phần căn cứ vào các định hướng chung theo những khuôn
khổ hợp tác trước đó.
- về hoạt động xúc tiến: Các hoạt động xúc tiến đầu tư sang Myanmar ngày
càng được tố chức một cách quy mô, đa dạng hơn. Trước khi có Luật Đầu tư 2005
các chủ đầu tư VN thường tự tổ chức việc khảo sát, nghiên cứu thị trường
Myanmar, hoặc nhận dự án đầu tư ở Myanmar thông qua các văn kiện hợp tác của
Nhà nước VN với Myanmar.
Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm trợ giúp cho DN thực hiện
hoạt động OFDI tại Myanmar, Chính phủ VN đã thực hiện một số biện pháp nhàm
xúc tiến đầu tư sang Myanmar dưới một số hình thức như: thông qua việc tổ chức
các diễn đàn kinh tế, các buổi gặp mặt, tọa đàm giữa DN VN và DN Myanmar; tổ
chức khảo sát thị trường Myanmar; công bố các nghiên cứu về thị trường Myanmar
trên các website hoặc các thông cáo báo chí. Hoạt động này được khá nhiều Bộ,
ngành, tồ chức của VN thực hiện. VCCI và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT,
là những đon vị tích cực trong việc cập nhật thông tin về tình hình đầu tư của các
DN VN sang Myanmar, đồng thời đưa ra các khuyến cáo về môi trường đầu tư, sự
thay đổi về chính sách đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh
vực cụ thể tại nước bạn. Bên cạnh đó, được sự chấp thuận của Chính phủ VN,
VMFA, AVIM, VBCM đã được thành lập là cầu nối giữa DN và Chính phủ VN với
thị trường Myanmar. Thông qua sự phản hồi từ các tổ chức, Chính phủ có thể điều
chỉnh những quy định đối với hoạt động OFDI, nhằm tạo điều kiện cho các DN
kinh doanh hiệu quả và an toàn trên đất bạn. Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư
sang Myanmar thời gian qua thực hiện chưa hiệu quả do còn thiếu thông tin về
chính sách đầu tư.
3.2.3. Thực trạng thể chế quản lý, cư chế chính sách, hỗ trợ đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Myanmar
3.2.3.1. Thực trạng về hệ thống pháp luật, chính sách chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Bảng 3.5: Các văn bản pháp luật, chính sách chung về OFDI của VN
Nguôn: VBCM
VN đã bắt đầu có những dự án OFDI từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên,
STT Văn bản pháp luật, chính sách Năm ban hành
1 Nghị định số 22/1999/ND-CP ngày 14/4/1999 quy định
về viêc • OFDI của các DN VN 1999
2 Luật Đầu tư năm qua các thời kỳ và Nghị định hướng dẫn
thi hành
2005, 2015,
2020
3 Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định
về OFDI trong lĩnh vực dầu khí 2007
4 Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007
hướng dẫn thủ tục OFDI của Bộ KH&ĐT 2007
5 Đề án “Thúc đẩy đầu tư của VN ra nước ngoài” 2009
các dự án này đêu nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Các DN tiên phong OFDI là một sô
DN tư nhân địa phương tại vùng biên giới giáp Lào, CPC theo thỏa thuận họp tác
song phương giữa chính quyền địa phương của hai nước. Năm 1999, trước nhu cầu ngày càng tăng về OFDI của các DN trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định về việc OFDI của các DN VN. Nghị
định này ra đời đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động OFDI cùa các DN VN.
Trên cơ sở Nghị định 22/1999/NĐ-CP, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành một số
văn bản hướng dẫn hoạt động OFDI tạo nên khung pháp lý cần thiết, góp phần quan
trọng định hướng và thúc đẩy hoạt động 0FD1 của các DN VN. Tuy nhiên, đây là
hoạt động mới mẻ, thực tế hoạt động của các DN đã cho thấy những quy định này
còn nhiều bất cập như:
- Thủ tục hành chính cấp phép OFDI tương đối phức tạp, nhất là đối với
trường hợp sử dụng vốn nhà nước. Mặc dù Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định
quy trình đăng ký và thẩm định cấp phép đầu tư nhưng phạm vi áp dụng quy trình
thẩm định rất rộng; nhiều trường họp phải trình Thủ tướng Chính phủ trước khi cấp
phép đầu tư.
- Pháp luật về OFDI chưa quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ các
DN VN khi OFDI trừ một số quy định liên quan đến nguyên tắc tránh đánh thuế hai
lần và chính sách un đãi trong lĩnh vực dầu khí. Đối tượng được phép OFDI chỉ
gồm các DN VN, các DN có vốn OFDI tuy không bị cấm OFDI nhưng chưa có quy
định điều chỉnh. Do đó, để có những điều chỉnh phù hợp đáp ứng nhu cầu trên,
Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 (thay
thế Luật Đầu tư nước ngoài tại VN). Trong đó, chương Vlll của Luật này quy định
về hoạt động OFDĨ của DN VN.
Năm 2006 CP tiếp tục ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về
OFDI của DN VN (thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP) với mục tiêu phù họp
với thực tiễn hoạt động và yêu cầu OFDĨ, quy định cụ thể và minh bạch hơn về thủ
tục đầu tư theo hướng giảm sự can thiệp của nhà nước, tăng quyền chủ động cho
DN và tăng cường hiệu quả của QLNN và xác định rõ hơn trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DN thực hiện OFDI. Nghị
định 78/2006 đã đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của các DN, góp phần làm
gia tăng mạnh mè dòng vốn OFDI của các DN VN. Theo Nghị định 78/2006, các
DN có vốn FDI cũng có thể tiến hành OFDI, thời gian kể từ khi DN cung cấp bộ hồ
sơ hợp lệ đến khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư tối đa là 15 ngày làm việc. Đây
là những nét mới của Nghị định 78/2006 so với Nghị định 22/1999, đã góp phần
quan trọng thúc đẩy dòng vốn OFDI của các DN VN.
Năm 2007, hệ thống pháp luật của VN về OFDI tiếp tục được thực hiện với
việc Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định
về OFDI trong lĩnh vực dầu khí, một lĩnh vực đặc thù mà các DN VN có nhiều lợi
thế khi tiến hành OFDT. Theo đó, quy định cụ thể thẩm quyền chấp thuận đầu tư,
thủ tục đầu tư và nghĩa vụ của DN OFDI. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận OFDI với các dự án dầu khí sừ dụng vốn Nhà nước từ 1.000 tỷ đồng trở lên, hoặc vốn của
các thành phần kinh tế khác từ 3.000 tỷ đồng trở lên. Các dự án dầu khí không
thuộc quy định trên do đại diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định.
Nãm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-
TTg ngày 20/02/2009 phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của VN ra nước ngoài” để định hướng hoạt động OFDI của các DN VN và quy định các lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư và một số cơ chế chính sách có liên quan, cũng như các giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn OFDI.
Năm 2014, Quốc hội VN đã thông qua Luật Đầu tư mới (chính thức có hiệu
lực từ 01/07/2015) thay thế Luật Đầu tư năm 2005. Trong đó, chương V của Luật này quy định về hoạt động OFDI. So với các văn bản trước đây, Luật Đầu tư 2014 đã có những thay đổi theo hướng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho DN thực hiện OFDI.
Để hướng dẫn việc OFDI, ngày 25/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 83/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư năm 2014 về hoạt động OFDI, thủ tục OFDI và QLNN đối với hoạt động OFDI. Nghị định 83/2015
điều chinh các hoạt động có liên quan của các nhà đầu tư (bao gồm các tố chức kinh
tế, họp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng, hộ kinh doanh, cá nhân mang
quốc tịch VN, các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp
luật VN) cũng như các cơ quan QLNN, cơ quan đại diện VN ở nước ngoài. Nghị định 83/2015 có hiệu lực kể từ ngày 25/9/2015 và thay thế Nghị định số
78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về OFDI.
Nghị định 83/2015 đã có quy định cụ thể đối với nhiệm vụ cùa các cơ quan
QLNN trong từng lĩnh vực cũng như các nội dung công việc cụ thể. Đối với NHNN
VN, Nghị định 83/2015 đã có nhiều quy định giao thẩm quyền quản lý về OFDI đối
với một số nội dung về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại; ban hành chính sách tín dụng và QLNN về phòng, chống rửa tiền.
Đáng chú ý, Nghị định 83/2015 nêu rõ các nguyên tắc của việc chuyển vốn (gồm
ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị) ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký OFDI, nhằm tạo cơ sở triển khai thực hiện cho tất cả các dự án OFDI.
Theo đó, dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngoài bằng ngoại tệ tương đương 20
tỷ thì Bộ KH&ĐT lấy ý kiến bằng văn bản của NHNN VN. Nghị định số
83/2015/NĐ-CP quy định rõ điều kiện để quyết định đầu tư, thẩm quyền, quy trình,
thủ tục quyết định đầu tư đối với các dự án OFDI có sử dụng vốn nhà nước thực
hiện theo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đàu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
DN và các quy định của pháp luật có liên quan.
Sự thay đổi lớn nhất trong trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận
đăng ký OFDI của Nghị định 83/2015 chính là việc bở thủ tục thẩm tra đối với các
dự án OFDI không thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát
thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng. Theo đó, để được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký OFDI, các dự án này sẽ chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký
OFDI tới cơ quan quản lý, mà không phải trải qua quá trình thấm tra như trước đây.
Quy định này được xem là thông thoáng, đơn giản, minh bạch hơn rất nhiều và tạo
thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đăng ký OFDI. Trước đây, các dự án OFDI chỉ
cần có vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng là phải làm các thủ tục thẩm tra. Bên cạnh đó, các
quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trinh cấp Giấy chứng nhận OFDI có nhiều nội
dung chưa được hướng dẫn chi tiết, nên nhà đầu tư vẫn còn lúng túng trong việc lập
hồ sơ, mất nhiều thời gian giải trình, bổ sung, dẫn đến thủ tục xem xét, cấp Giấy
chứng nhận OFDI bị kéo dài.
Với Nghị định về OFDI mới ban hành, thủ tục thẩm tra cũng sẽ được miễn
đối với các dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư dưới 400 tỷ đồng. Bên cạnh việc xây
dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các
hoạt động đầu tư của DN, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP cũng tăng cường giám sát
các hoạt động đầu tư này chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với các dự án OFD1 có sử
dụng vốn đầu tư của Nhà nước hoặc các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều ngoại
tệ. Như vậy, kể từ khi bắt đầu tiến hành OFDI vào cuối những năm 1980 cho đến
nay, hệ thống pháp luật về OFDI của VN đã từng bước được hoàn thiện, tạo thuận
lợi hơn đối với OFDI của các DN VN.
3.2.3.2. Thực trạng hệ thống pháp luật, chính sách điều chỉnh hoạt động đầu tư trực
tiếp của Việt Nam sang Myanmar
Hoạt động đầu tư của VN sang Myanmar chủ yếu chịu sự điều chỉnh của hệ
thống văn bản pháp luật về đầu tư, thuế, tài chính, ngân hàng như:
- Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư trực
tiếp của VN sang Myanmar: Luật Đầu tư số 59/2005/QH (trước đây là Luật năm
2005 và hiện nay là Luật Đầu tư năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và các
văn bản dưới Luật (Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 về dự án, công
trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Nghị định
số 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động OFDI nói chung; Quyết
định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ KH&ĐT về việc ban hành
mẫu văn bản thực hiện thủ tục OFDI).
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thuế: Hệ thống các văn bản
này bao gồm các quy định trong Luật thuế thu nhập DN và các Nghị định, thông tư
hướng dẫn về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư VN đầu tư sang Myanmar
như: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khấu năm 2005 và văn bản dưới Luật (Nghị
định sô 149/2005/NĐ-CP, Nghị định sô 87/2010/NĐ-CP thay thê Nghị định sô 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới VN).
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng: Để thúc
đẩy và khuyến khích các hoạt động OFDI, năm 2009, Thú tướng Chính phủ đã có
Quyết định 236/QĐ-TTg về khuyến khích hoạt động OFDI.
- Cơ chế chính sách hồ trợ OFDI của VN sang Myanmar: Ke từ nàm 1999,
sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 22/1999/NĐ-CP về một số biện pháp khuyến khích OFDI, thì OFDI của các DN VN bắt đầu có sự tăng trưởng ồn định.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN VN OFDI
nói chung và đầu tư của VN sang Myanmar nói riêng, góp phần mở rộng và nâng
cao hiệu quả của họp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài, tạo lập một
môi trường pháp lý ổn định, thì việc hoàn thiện chính sách OFDI của các DN VN là
một đòi hỏi tất yếu. Ngày 30/8/2001 Bộ KH&ĐT đã ban hành thông tư số
05/2001/TT-BKH hướng dẫn hoạt động OFDI của DN VN. Ngày 19/01/2001
NHNN VN ban hành thông tư số 01/2001/TT-NHNN của NHNN VN hướng dẫn về
quản lý ngoại hối đối với OFDI của DN VN. Luật Đầu tư 2005 và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về OFDI thay thế Nghị định 22/1999 và
đến nay là Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP đà tạo ra một hành lang
pháp lý thuận lợi cho hoạt động OFDI.
Đến nay phần lớn văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu
tư, Luật Doanh nghiệp (gồm 4 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật DN, 3 Nghị định
và 1 Quyết định của Thủ tướng hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư) đang trong quá
trình nghiên cứu xây dựng để kịp thời ban hành. Hiện văn bản hướng dẫn Luật Đầu