X r
3.1.3. Thực trạng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trên các địa bàn
cụ thểe
Theo thống kê của VBCM, lượng vốn đầu tư của DN VN tại Myanmar tập
trung chủ yếu tại 02 khu kinh tế trọng điểm của nước này gồm Yangon với hơn 1,6
tỷ USD và Mandalay với hơn 400 triệu USD, trong khi các khu vực khác ghi nhận lượng vốn đầu tư thấp như bang Rakhine, Naypitaw, Shan... Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu xuất phát từ tình trạng chênh lệch phát triển giữa các khu vực của
Myanmar, trong đó, Yangon, Mandalay hiện đang là đầu tàu phát triển kinh tế, thu
hút FDI và đóng vai trò là trung tâm thương mại trọng yếu của Myanmar nên là
điểm đến đầu tư hàng đầu của DN VN. Ở chiều ngược lại, các bang, vùng xa trung
tâm của Myanmar có hệ thống cơ sở hạ tầng ở mức hạn chế, nhất là giao thông,
điện nước, việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, hỗ trợ sản xuất gặp nhiều khó khăn;
ngoài ra, một số khu vực có tình hình an ninh trật tự phức tạp.
Một số DN VN hiện cũng đã đầu tư phát triền chi nhánh tại nhiều bang, vùng
xa trung tâm của Myanmar để mở rộng thị phần có thể kể tới như Mytel (Viettel),
Greenfood, Sơn Hà... Ngoài ra, các DN VN lựa chọn các bang, vùng xa trung tâm
để tận dụng ưu thế đặc thù của địa phương này như khai thác khoáng sản, lâm
nghiệp, nguồn nhân lực phổ thông...
□ Vùng Yangon
Vùng Mandalay
□ Các bang, vùng khác
Biêu đô 3.3: Phân bô hoạt động đãu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại
các bang, vùng của Myanmar
Nguồn: VBCM 3.1.4. Thuận lợi và khỏ khăn trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Myanmar
3.1.4.1. Thuận lợi
Thứ nhất, theo kết quả phỏng Vấn của tác giả, thị trường Myanmar có nhiều
tiềm năng và cơ hội lớn đối với các DN VN: (i) Myanmar là nước đông dân
(khoảng 60 triệu người), có tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động
dồi dào với chi phí thấp hơn so với các nước trong khu vực. (ii) Sau quá trình cải cách mở cửa, nền kinh tế Myanmar tăng trưởng nhanh kéo theo nhu cầu vật chất cho xã hội tăng mạnh, trong khi đó, phần lớn các ngành kinh tế chưa bắt kịp với xu
thê phát triên nên tạo cơ hội khai thác cho nhà đâu tư nước ngoài.
Thứ hai, VN và Myanmar có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, tạo
cơ sở để hợp tác thương mại, đầu tư song phương phát triển. Hai nước đã xây dựng quan hệ “Đối tác họp tác toàn diện” (tháng 8/2017) và tập trung thúc đẩy 12 lĩnh
vực ưu tiên họp tác bao gồm tất cả các lĩnh vực mà DN VN có thế mạnh. Trong đó,
để tăng cường kết nối hai nền kinh tế, Chính phủ hai nước cam kết dành ưu tiên cho
các lĩnh vực hợp tác về hạ tầng giao thông, du lịch, mở rộng hợp tác trên các lĩnh
vực: nông - lâm nghiệp, viễn thông và ngân hàng, tiến hành các biện pháp cải thiện
môi trường đầu tư để khuyến khích các DN của hai nước đầu tư vào thị trường của
nhau; Myanmar cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho DN VN.
Thứ ba, Chính phủ Myanmar có nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh
doanh và thu hút FDI trong những nàm qua, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư nước ngoài nói chung và DN VN nói riêng khai thác hiệu quả thị trường này:
(i) Ban hành luật đầu tư mới với nhiều điều chỉnh nới long hệ thống giám sát hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, (ii) Cải cách hệ thống thuế phù hợp với thông lệ
quốc tế, trong đó, áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập DN trong 05 năm đầu cho
DN nước ngoài và nới lỏng quy định quản lý lao động nước ngoài tại các dự án đầu
tư. (iii) Từng bước mở cửa các lĩnh vực giàu tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài như thị trường bán lẻ, bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm.
Thứ tư, theo kết quả phỏng vấn của tác giả, đa phần các DN VN đầu tư tại
thị trường Myanmar có tư duy năng động, thích ứng nhanh với thị trường, trong số
đó, có nhiều ưu thế về chất lượng, loại hình sản phẩm so với các DN bản địa. Bên
cạnh đó, các đoàn thể DN đã có những hỗ trợ thiết thực cho DN VN trong việc trao
đổi kinh nghiệm và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại thị trường Myanmar.
3.1.4.2. Khó khăn
Thứ nhất, về hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách của Myanmar: ịi) Theo kết
quả phỏng vấn của tác giả, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế, đầu tư của Myanmar
chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho DN nước ngoài trong việc tuân
thủ các quy định pháp luật và giải quyết tranh chấp pháp lý; bên cạnh đó, hệ thống
thuê, phí của Myanmar còn tôn tại nhiêu bât cập, thường xuyên đê xảy ra tình trạng
“thuế chồng thuế”.... (ii) Cơ chế quản lý hành chính tập trung ở tuyến trung ương và không có sự phân cấp rõ ràng đối với tuyến cơ sở dẫn đến thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, phát sinh nhiều khâu trung gian. Trong khi đó, tinh trạng tham
nhũng, sách nhiễu xảy ra ở nhiều cơ quan, chính quyền đã gây lãng phí thời gian, chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ các dự án đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, môi trường kinh doanh tại Myanmar còn nhiều rủi ro: (i) DN VN
hiện đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn và bất bình đẳng tại thị trường Myanmar,
trong đó, Chính phủ Myanmar duy trì chính sách bảo hộ DN bán địa thông qua các cơ chế phân biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài, (ii) Tỷ giá đồng Kyat (tiền Myanmar) không ổn định, thường xuyên biến động mạnh, tạo nhiều rủi ro cho nhà
đầu tư. Việc đồng Kyat liên tục mất giá thời gian qua đã ảnh hưởng tới các dự án sản xuất của VN sử dụng thiết bị, nguyên liệu ngoại nhập, (iii) Khả năng chi tiêu của người dân Myanmar ở mức thấp gây khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm, dịch
vụ ở phân khúc cao của một số DN VN.
Thứ ba, điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và lao động tại Myanmar còn hạn
chế: (i) Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, điện năng, viễn thông, thủy lợi... lạc
hậu, thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đã ảnh hưởng
trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của nhiều dự án đầu tư VN. (ii) Mức độ phổ cập các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tại Myanmar còn thấp, buộc DN VN phải nhập khấu các
trang thiết bị, công nghệ để vận hành dự án khiến phát sinh chi phí đầu tư ban đầu
và gia tăng rủi ro pháp lý; (Hi) Nguồn nhân lực trí thức, tay nghề cao của Myanmar
còn hạn chế về số lượng, trong khi ý thức tự giác, chấp hành kỷ luật của lao động
phổ thông Myanmar tương đối thấp, buộc DN VN phải điều động nhân sự từ trong
nước hoặc tuyến dụng người nước thứ ba.
Theo kết quả phỏng vấn của tác giả, nguyên nhân của những khó khăn trên
xuất phát từ những yếu tố sau:
Một là, năng lực quản lý, điều hành nền kinh tế của Chính phủ Myanmar
hiện nay còn nhiều hạn chế, nhất là đang thiếu đội ngũ nhân sự có chuyên môn,
kinh nghiệm tại các vị trí chủ chôt ở nhiêu Bộ, ngành chủ quản vê kinh tê và chính
quyền địa phương, dẫn đến tình trạng quá tải tại chính quyền trung ương (cụ thể là
Văn phòng cố vấn Nhà nước Myanmar). So với giai đoạn Chính phủ tiền nhiệm, nhiều chính sách cải cách kinh tế tại Myanmar chưa được triển khai hiệu quả, các
chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch
xuất khẩu... có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Hai là, do hệ quả của sự phân hóa, cạnh tranh quyền lực sâu sác giữa các lực
lượng chính trị, Chính phủ Myanmar không có khả năng kiếm soát các thành phần
kinh tể được hậu thuẫn hoặc có liên quan mật thiết với quân đội và các nhóm vũ
trang sắc tộc, dẫn tới tình trạng: (i) Các chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ đối với nhiều bang, vùng và lĩnh vực kinh tế không được thực hiện triệt đế. (ii) Mặc
dù trên danh nghĩa, Chính phủ Myanmar có quyền quản lý các vùng tài nguyên, bất động sản, song trên thực tế lại thuộc quyền kiểm soát của quân đội, khiến các DN
nước ngoài rất khó khăn khi triển khai dự án đầu tư. (iii) Việc nhiều DN Myanmar
được quân • X đội • và các nhóm vũ trang sắc tộc• hậu thuẫn • tạo• nên sự• cạnh• tranh bất bình đắng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ba là, Myanmar hiện là nước chậm phát triển, cơ cấu nền kinh tế chưa hoàn
thiện, phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu
đồng bộ, trình độ dân trí và mức sống của người dân còn hạn chế so với các nước trong khu vực.
3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar
3.2.1. Thực trạng về định hướng phát triển chung về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài và sang Myanmar của Việt Nam
- về định hướng chung, tại Đe án “Thúc đẩy đầu tư của VN ra nước ngoài”,
Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu thúc đẩy OFDI là nhằm chủ động
trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng cường các biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy OFDT và quản lý có hiệu quả hoạt động
này của các DN, đặc biệt là số DN nhà nước, về địa bàn, tiếp tục khai thác và phát
huy thế mạnh cúa các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường
truyên thông như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực, Liên Bang Nga..., từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ La Tinh, Đông Âu,
châu Phi dựa• trên cơ sở lợi• • •thế so sánh và thực lực của các thành phần1 kinh tế Việt•
Nam. Các lĩnh vực OFDI được chú trọng gồm năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp, đồng thời, khuyến
khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu trong
nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Ngoài ra, cũng tại văn bản này, Thù tướng Chính phù đã xác định Giải pháp hỗ trợ thúc đẩy OFDI, gồm: (i) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý,
chính sách về đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho
các doanh nhân và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài an toàn và hiệu quả. (ii) Cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận
tiện, mở rộng hơn nữa diện các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp
bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước,
tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, (iii) Quy định đồng bộ
các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài một cách cụ thế, trong đó đặc biệt chú trọng các biện pháp hỗ trợ về cung cấp thông tin môi trường, cơ hội
đầu tư nước sở tại, bảo hộ quyền lợi của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong
quá trình kinh doanh ở nước ngoài.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, VN hiện chưa ban hành Chiến lược tổng thể về OFDI, ngoại trừ ngành dầu khí. Chính vì vậy, định hướng phát triển OFDI dài hạn, đặc
biệt trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều diễn biến khó lường hiện nay chưa được
quy định cụ thể, từ đó, dẫn tới tình trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
VN hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư và thiếu những biện
pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động OFDI.
- về định hướng đối với thị trường Myanmar: Hiện Chính phú VN chưa có
văn bản chính thức quy định cụ thế đối với định hướng OFDI tại thị trường Myanmar. Tuy nhiên, theo kết quả phong vấn của tác giả, định hướng đầu tư của
VN vào Myanmar có thể khái quát như sau: (i) Giai đoạn 2009 - 2012: Ưu tiên các lĩnh vực khai thác dầu khí, khoáng sản nhằm tạo nguồn nguyên liệu mới cho sản
xuất trong nước, (ii) Giai đoạn 2011 - 2015: Thúc đẩy các DN lớn đầu tư, tranh thú thời điềm Myanmar mới mở cửa kinh tế đế chiếm lĩnh thị trường, trong đó, đặc biệt
khuyến khích các DN ngân hàng, bất động sản đi đầu để tạo nền tảng hỗ trợ cho
cộng đồng DN VN tiếp nối đầu tư. (iii) Giai đoạn từ năm 2015 đến nay: Thúc đẩy các DN sản xuất, công nghiệp đầu tư vào thị trường Myanmar nhằm xây dựng các
chuỗi cung ứng quốc tế do DN VN nắm vai trò chủ đạo và tranh thủ thế mạnh về tài
nguyên, lao động, cũng như ưu đãi thương mại từ các nước EƯ đối với Myanmar đề
thúc đẩy xuất khẩu, nâng tầm các thương hiệu của VN.
3.2.2. Thực trạng quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar về đầu tư
trực tiếp sang Myanmar của Việt Nam
- về cơ chế, chính sách song phương: Từ năm 2010 đến nay, quan hệ ngoại
giao VN - Myanmar từng bước được củng cố đã góp phần quan trọng để thúc đẩy
OFDI của DN VN sang thị trường này. Trong đó, nhiều thỏa thuận họp tác song
phương quan trọng về kinh tế được ký kết đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện
thuận lợi chính sách để thúc đẩy OFDI của DN VN, có thể kể tới như Biên bản ghi
nhớ về 12 lĩnh vực họp tác trọng điểm song phương và Biên bản ghi nhớ về việc
thúc đẩy quan hệ Đối tác họp tác toàn diện VN - Myanmar giai đoạn 2019 - 2024.
Tuy nhiên, hai nước hiện chưa ký kết các vãn bản cụ thể liên quan đến thúc đẩy đầu
tư song phương mà đa phần căn cứ vào các định hướng chung theo những khuôn
khổ hợp tác trước đó.
- về hoạt động xúc tiến: Các hoạt động xúc tiến đầu tư sang Myanmar ngày
càng được tố chức một cách quy mô, đa dạng hơn. Trước khi có Luật Đầu tư 2005
các chủ đầu tư VN thường tự tổ chức việc khảo sát, nghiên cứu thị trường
Myanmar, hoặc nhận dự án đầu tư ở Myanmar thông qua các văn kiện hợp tác của
Nhà nước VN với Myanmar.
Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm trợ giúp cho DN thực hiện
hoạt động OFDI tại Myanmar, Chính phủ VN đã thực hiện một số biện pháp nhàm
xúc tiến đầu tư sang Myanmar dưới một số hình thức như: thông qua việc tổ chức
các diễn đàn kinh tế, các buổi gặp mặt, tọa đàm giữa DN VN và DN Myanmar; tổ
chức khảo sát thị trường Myanmar; công bố các nghiên cứu về thị trường Myanmar
trên các website hoặc các thông cáo báo chí. Hoạt động này được khá nhiều Bộ,
ngành, tồ chức của VN thực hiện. VCCI và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT,
là những đon vị tích cực trong việc cập nhật thông tin về tình hình đầu tư của các
DN VN sang Myanmar, đồng thời đưa ra các khuyến cáo về môi trường đầu tư, sự
thay đổi về chính sách đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh
vực cụ thể tại nước bạn. Bên cạnh đó, được sự chấp thuận của Chính phủ VN,
VMFA, AVIM, VBCM đã được thành lập là cầu nối giữa DN và Chính phủ VN với
thị trường Myanmar. Thông qua sự phản hồi từ các tổ chức, Chính phủ có thể điều
chỉnh những quy định đối với hoạt động OFDI, nhằm tạo điều kiện cho các DN
kinh doanh hiệu quả và an toàn trên đất bạn. Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư
sang Myanmar thời gian qua thực hiện chưa hiệu quả do còn thiếu thông tin về