X r
4.2.1. Nhóm giải pháp về hệ thống pháp luật, chính sách chung về đầu tư trực tiếp
tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Ban hành các chính sách ưu đãi thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chính sách của Chính phủ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài. Do đó, Chính phú cần: (i) Yêu cầu các Bộ, ngành có liên
quan sớm ban hành các văn bản còn thiếu liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp ở nước ngoài tạo hành lang pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động kinh tế
này, đồng thời, đưa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp FDI vào
thành các quy định của Nghị định, (ii) Xây dựng hệ thống quy định pháp lý cần rõ ràng, minh bạch và phải lượng hóa được, không nên đưa ra quá nhiều quy định
mang tính định tính gây phiền phức khi xét duyệt giấy phép đầu tư và tạo cơ hội cho
những tiêu cực xã hội nảy sinh phát triến, nhưng phản ánh được các chỉ tiêu cần
thiết như: số vốn thực hiện, tình hình sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, xuất
khẩu, lợi nhuận... Đồng thời, cần có các chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp
không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không kịp thời tình hình hoạt động ở
nước ngoài, (iii) Tiếp tục hoàn thiện, bồ sung danh mục các dự án đặc biệt khuyến
khích đầu tư ra nước ngoài với những hình thức ưu đãi phù hợp về tín dụng mua
ngoại tệ, thuế... (iv) Tiếp tục ký kết và hoàn thiện nội dung các hiệp định, nghị định
thư, luật, thoả thuận và các văn bản pháp lý kinh tế - tài chính, lao động và lưu trú,
cùng những văn bản pháp lý quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia. Đồng thời,
tăng cường mở rộng họp tác quôc tê và tích cực tham gia vào các tô chức quôc tê thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư song phương, đa phương nhằm
bảo vệ các DN, gỡ bỏ các rào cản khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài... và nâng cao
hiệu quả triển khai của các hiệp định đã ký để hồ trợ các DN đầu tư ra nước ngoài.
về các chính sách cụ thể, Chính phủ cần bổ sung theo hướng đồng bộ, toàn
diện như sau:
4.2.
J.J. Chính sách thuế
Thuế là công cụ tài chính tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đồng thời, tác động mạnh mẽ đến khả năng tạo ra lợi nhuận của dự án đầu tư, do thuế ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập, đến khả năng sinh lời của đồng vốn và đến khả năng tái đầu tư của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, DN VN đầu tư ra nước ngoài chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro hơn đầu tư ở trong nước vì vậy cần được ưu đãi về thuế nhất là trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về VN, cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, khai thác dầu khí và xây dựng
đường ống vận chuyển về VN). Tuy nhiên, chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian qua chưa tạo ra động lực cho DN. Ví dụ như
quy định máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu do nhà đầu
tư xuất khẩu ra nước ngoài đế tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài
thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành; hoặc
thuế thu nhập DN được quy định trong Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, mức thuế suất thuế thu nhập DN để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là mức thuế suất cơ bản cùa thuế thu nhập DN (20%), điều này không có gì khác so với các DN trong nước.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy OFDI, Nhà nước cần thay đổi chính sách thuế để tạo• điều kiện• cho nhà đầu tư thực• hiện• • hoạt động kinh • doanh của mình ở
nước ngoài như sau: (ì) Tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đẫi cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thuộc Danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Các dự án nàm trong chủ trương khuyến khích đầu tư của nhà nước cần được ưu đãi nhiều hơn thông qua thuế suất hoặc qua thời gian đóng thuế suất thấp. Khi
DN đầu tư ra nước ngoài có mức lợi nhuận cao và ốn định thì áp dụng mức thuế
suất tương đương với các DN trong nước, (ii) Máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư,
nguyên liệu, nhiên liệu, mẫu vật, tài liệu kỹ thuật... được nhập khẩu hoặc do nhà
đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài để tạo tài sản cố định hoặc nhằm mục đích nghiên
cứu, phân tích phục vụ cho việc thực hiện dự án ở nước ngoài nên được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, (iii) DN có vốn đầu tư ra nước
ngoài được Nhà nước hoàn lại thuế thu nhập DN đã nộp đối với khoản thu của dự
án đầu tư ở nước ngoài, nếu DN sử dụng số lợi nhuận thu được để tái đầu tư ở nước
ngoài, (iv) Cho phép các dự án mà DN VN đầu tư ở nước ngoài được hưởng các ưu đãi thuế đầu tư ít nhất là ngang bằng với DN trong nước đang được hưởng theo luật, nếu như lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài hay giống hay bổ sung cho hoạt động cua DN ở trong nước.
4.2.1.2. Chính sách tín dụng
Dự án đầu tư ra nước ngoài thông thường cần rất nhiều vốn nên các nhà đầu
tư phải vay ngân hàng, bởi vậy, chính sách tín dụng của Chính phủ tác động lớn đến
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư ra nước ngoài so
với các nhà đầu tư trong nước không được hưởng ưu đài nào hơn, do đó, rất khó để
thúc đẩy được DN gia tăng đầu tư ra nước ngoài. Để thực hiện được điều này, chính
sách tín dụng của Chính phủ cần hết sức tạo điều kiện cho nhà đầu tư ra nước ngoài
bằng các biện pháp sau: (ì) Nới rộng thời hạn cho vay hoặc giảm lãi suất cho vay cho các dự án đầu tư ra nước ngoài thấp hơn so với lãi suất thị trường, (ii) Chính
phủ cần đứng ra bảo lãnh khoản vay đối với các dự án thuộc diện chủ trương của
nhà nước. Đối với một số dự án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, Chính phủ xem
xét bảo lãnh cho các khoản vay đế thực hiện dự án theo quy định tại Luật Quản lý nợ công và các vãn bản hướng dẫn hoặc có thể góp vốn cùng với DN đế thực hiện
dự án, chia sẻ rủi ro với DN. (iii) Ban hành chính sách ưu tiên và bảo đảm thu xếp
nguồn vốn để thực hiện một số dự án đầu tư quan trọng, phục vụ cho mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước tương ứng với từng thời kỳ. (iv) Xây dựng chính
sách và quỹ bảo hiêm đầu tư nước ngoài với mục đích hỗ trợ cho các DN OFDI gặp rủi ro về chính trị, luật pháp trong hoạt động kinh doanh của mình ở nước ngoài.
Nguồn tài chính thực hiện cho hoạt động này được xây dựng từ ngân sách nhà nước
và nguôn tự đóng góp của DN.
4.2.1.3. Chính sách ngoại hổi
Ngoại hối là vấn đề mà các nhà đầu tư ra nước ngoài rất quan tâm. VN hiện
nay vẫn lo sợ sự thất thoát ngoại hối nên cơ chế quản lý ngoại hối đối với hoạt động
đầu tư ra nước ngoài thiên về quản lý hành chính và đưa ra hạn ngạch chuyền ngoại
hối đối với DN, điều này khiến cho nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc có đủ
ngoại tệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Đe tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hoạt
động đầu tư ra nước ngoài cơ chế quản lý ngoại hối của VN nên có sự thay đối sau:
(i) Đối với những dự án nằm trong danh mục chủ trương đầu tư ra nước ngoài, VN cần tạo điều kiện dễ dàng cho DN mua ngoại tệ, chuyển ngoại tệ, đồng thời hạn
ngạch chuyển ngoại tệ cao hơn so với những dự án không thuộc diện chủ trương
đầu tư ra nước ngoài, (ii) Cho phép các doanh nghiệp VN có nguồn thu ngoại tệ ốn định và tương đối lớn được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài đề thuận tiện cho
việc trang trải các nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp, (iii) Hiện tại Chính phủ
vẫn duy trì chính sách ngoại hối theo hướng tạo nguồn thu ngoại tệ, khi huy động
được lượng ngoại tệ từ trong và ngoài nước đủ lớn, quỹ dự trữ ngoại hối tương đối
dồi dào và ổn định thì chính sách quản lý ngoại hối cần chuyển sang hướng tự do
hóa, không quy định hạn ngạch chuyển ngoại hối đối với các dự án đầu tư. (iv) Tiếp tục nới lỏng, tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối và phát triển thị trường ngoại
hối đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, đồng thời tạo cơ chế hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái cho
các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khuyến
khích các doanh nghiệp VN đầu tư ra nước ngoài. Đặc biệt đối với những dự án
nằm trong Danh mục đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư ở nước ngoài
bằng việc tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp mua ngoại tệ, chuyển ngoại
tệ có liên quan đến hoạt động đầu tư ra và vào VN.
Các ngân hàng thương mại nhà nước VN cần có những chi nhánh, văn phòng
đại diện ở nước ngoài, ưu tiên đặt tại các trung tâm lớn có cộng đồng đông đảo
doanh nhân, DNVN hoặc ở những trung tâm thị trường tài chính quốc tế lớn để trực
tiếp cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo lãnh cần thiết cho hoạt
động đâu tư của VN ở nước ngoài.
4.2.1.4. Thủ tục hành chính
Giảm bớt thú tục hành chính trong giai đoạn cấp phép các dự án OFDI rất quan trọng. Thời gian và thủ tục cấp phép cần nhanh và đơn giản, không gây phiền
hà cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư mới nhanh chóng tận dụng được cơ hội, tìm kiếm lợi nhuận ở nước nhận đầu tư. Theo Nghị định 83/2015/NĐ-CP, việc cấp phép đầu
tư được phân biệt với hai loại dự án: dự án thuộc diện có quyết định chủ trương đầu
tư ra nước ngoài và dự án không thuộc diện có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cho dù là dự án thuộc diện nào thì việc phải qua nhiều cơ quan bộ
ngành cũng sẽ gây phiền hà cho DN. Dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì mất
tối đa 90 ngày mới được cấp phép, dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phũ
thời gian tối đa 30 ngày, dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì thời gian ngắn hơn là 15 ngày. Dự án có thời gian càng ít thì việc
thẩm định qua các cơ quan chức năng ít hơn. Như dự án không thuộc diện quyết
định chủ trương đầu tư thì hồ sơ qua thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân
hàng nhà nước. Còn dự án thuộc thấm quyền Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thì
hồ sơ qua thẩm định của Bộ Ke hoạch và Đầu tư; Ngân hàng nhà nước; Bộ Tài
chính; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuôc trung ương, Bộ Quản lý ngành, Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, ở nước nhận đầu tư, việc cấp phép dự án đầu tư cũng qua các
khâu thẩm định tương tự, bởi giống như dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước,
hoạt động đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, con người, lợi ích của
nước nhận đầu tư. Khi đó, một dự án phải qua rất nhiều thủ tục ở cả nước đi đầu tư
và nước nhận đầu tư mới được đi vào hoạt động, điều này sè mất nhiều thời gian và
cơ hội của nhà đầu tư. Do đó, đế thúc đấy dự án đầu tư ra nước ngoài, trình tự thù
tục đầu tư không nên phân biệt đối với dự án có chủ trương đầu tư hay không có chủ trương mà nên đối xử như nhau với hai loại dự án này, nếu có sự khác biệt thì
sẽ là khác biệt ở ưu đãi đầu tư. Thủ tục trình tự cấp giấy chứng nhận đầu tư nên
thấm định qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính.
Ngoài ra, Chính phủ có thê cân nhăc việc đơn giản hóa thủ tục đăng kí và cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài thông qua việc hình thức cấp phép, chuyển sang
hình thức đăng kí đầu tư cho thuận tiện mà vẫn không giảm tính chất quản lý của
Nhà nước.