Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 96)

X r

4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp của Việt Nam

sang Myanmar

4.2.2. 1. Chính sách, quy hoạch tổng thể

Chính phủ cần gấp rút xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về OFDI

nói chung và tại Myanmar nói riêng, đồng thời, xem đây là con đường tất yếu để DN VN có lộ trinh vượt qua khủng hoảng, giành quyền chủ động tại thị trường

Myanmar. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược dài hạn giúp nhà đầu tư nhận thức rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương lai, yên tâm đầu tư, nâng cao

hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Hiện nay, ở VN chưa có kế hoạch chiến

lược dài hạn cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Năm 2009 có đề án “Thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” trong đó lĩnh vực ưu tiên đầu

tư là năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc

biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò, khai thác đầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực

trồng cây công nghiệp. Đến năm 2015, trong Luật Đầu tư có sự thay đổi, mở rộng

thêm lĩnh vực đầu tư, nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư

ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triền, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất

khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng

lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Sự thay đổi này khiến cho nhà đầu tư khó yên tâm đầu tư bởi họ không biết sau vài năm nữa

liệu chính sách có thay đối theo hướng thuận lợi hay không thuận lợi cho hoạt động đầu tư của họ, dẫn đến hoạt động đầu tư kém hiệu quả.

về nguyên tắc, chiến lược OFDI nói chung và vào thị trường Myanmar nói

riêng phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Xác định rõ mục tiêu, bước đi, các giải pháp đồng bộ với các giải pháp

khác về xuất khẩu, tín dụng, tài chính, có sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra nhất quán

và liên tục của Chính phú chứ không phải là một hành động tự phát đối với từng

nhóm công ty, tập đoàn cụ thê hoặc một biện pháp tình thê.

+ Kể hoạch chiến lược xây dựng được lộ trình trong từng giai đoạn nhất

định, đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh lâu dài.

+ Từng bước gỡ bỏ các rào cản đối với hoạt động OFDI về thủ tục hành

chính, vốn, ngoại hối, thuế.

+ Xây dựng kế hoạch chiến lược dựa trên lợi thế so sánh của VN với mục

tiêu tìm kiếm tài sản chiến lược, tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả đầu tư.

Đồng thời, xác định những lĩnh vực có tiềm năng cùa Myanmar để khuyến khích

đầu tư phù hợp với mục tiêu hình thành các chuỗi sản xuất VN - Myanmar nhằm

tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi của nước này để hạ giá thành sản xuất,

nâng cao chất lượng sản phẩm cho DN VN.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù về thuế, thủ tục hành chính và có những công cụ hướng dẫn DN đối phó với trường hợp phát sinh

các diễn biến khó lường tại Myanmar, nhất là nguy cơ nước này chịu cấm vận, bị áp đặt trừng phạt kinh tế từ cộng đồng quốc tế hoặc xảy ra nội chiến. Trước mắt, ưu tiên tháo gỡ những khó khăn hiện nay của các DN VN tại thị trường Myanmar do

tác động kép từ đại dịch Covid-19 và khủng hoảng chính trị; trong đó, bên cạnh

việc đăng ký chuyến bay cho một số cán bộ và chuyên gia về VN để giảm bớt chi phí, Chính phủ VN cần có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các DN mẹ ở VN như

giảm lãi suất, giãn nợ, gia hạn nợ vay... cho các dự án đầu tư vào Myanmar. Ngoài ra, sớm cụ thể hóa những thực tiễn chính sách trên vào “Chiến lược Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam” nhàm tạo hành lang pháp lý giúp DN VN chủ động ứng phó với những diễn biến khó lường trong quá trình đầu tư tại thị trường nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh phần lớn các thị trường đầu tư quan trọng của VN có môi trường chính trị phức tạp (Venezuela, Myanmar...).

+ Kịp thời nắm bắt, xử lý các vướng mác, khó khăn của DN tiến hành OFDT.

Hướng dẫn cung cấp thông tin tổng thể về quy trình đầu tư ra nước ngoài từ VN đến

nước nhận đầu tư thông qua từng bước đầu tư với những rủi ro môi trường - xã hội

tiềm ẩn qua những chính sách và pháp luật liên quan. Chú trọng hồ trợ về mặt pháp

lý, chủ động phối họp cùng DN tham gia xử lý các vấn đề phát sinh, các tranh chấp

trong quá trình đầu tư tại nước sở tại.

về quy hoạch, cần khuyến khích hoạt động OFDI của DN VN tại thị trường

9 r 9

Myanmar theo các lĩnh vực, địa bàn trọng điêm, phù hợp với chiên lược phát triên

kinh tê đât nước Myanmar và các thoa thuận hợp tác song phương giữa VN -

Myanmar:

- Ưu tiên 12 lĩnh vực hợp tác trọng điếm đã được Chính phủ hai nước nhất trí

thúc đẩy, bao gồm:

+ Nông nghiệp - lâm nghiệp: Trồng các loại cây nông nghiệp, công nghiệp

có giá trị kinh tế cao tại những nơi có điều kiện thô nhưỡng thích hợp; nghiên cứu

lai tạo, phát triển các giống cây trồng có chất lượng; chế biến, xuất khẩu các sản

phấm nông, lâm, thủy sản.

+ Dịch vụ: Ưu tiên cho việc xây dựng mạng lưới cung ứng xăng dầu, viễn

thông (ưu tiên đầu tư vào các dịch vụ có giá trị gia tăng cao); Vận tải hàng không;

Ngân hàng, tài chính; Y tế (khám, chữa bệnh).

+ Kết cấu hạ tầng: Đường bộ, đường sắt.

+ Du lịch, thương mại: Đầu tư khách sạn, nhà hàng, khu du lịch sinh thái tại

những địa bàn có tiềm năng du lịch lớn như vùng Yangon, Mandalay; Đẩy mạnh đầu

tư xây dựng mạng lưới bán lẻ hàng hóa, các trung tâm thương mại ở các đô thị lớn.

4- Công nghiệp - xây dựng: Sản xuất phân bón, vật tư nông nghiệp; Vật liệu

xây dựng (xi măng, cát, đá, gồ...); thiết bị vệ sinh và nội thất; Đấu thầu xây dựng,

cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình lớn.

+ Bất động sản: Đầu tư văn phòng cho thuê tại các thành phố trung tâm khu

vực của Myanmar như Yangon, Naypitaw, Mandalay...

+ Công nghiệp nhẹ: Các ngành sản xuất, chế biến lương thực, đồ uống, sản

phẩm gia dụng, hàng tiêu dung, dệt may, giày dép, đồ gồ chế biến, sản xuất các mặt

hàng tiêu dung, vật liệu xây dựng, dây cáp điện...

+ Đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản: Nghiên cứu đầu tư,

khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú của Myanmar bao gồm

các mỏ kim loại như săt, đông, titan, cromite, vàng, bạc, thiêc, vật liệu xây dựng và

các mỏ đá quí như đá rubi, lục bảo, opal...

- Địa bàn đầu tư theo ngành lựa chọn và theo quy hoạch ngành và lãnh thổ

của Myanmar, ưu tiên đối với dự án trên địa bàn, vị trí thuận lợi cho DN đầu tư, tập

trung vào:

+ Các đô thị lớn: Trước hết, đầu tư một số lĩnh vực như dịch vụ, thương mại,

y tế, bất động sản... ở các thành phố lớn của Myanmar như: Yangon, Mandalay,

Naypitaw...

+ Các khu công nghiệp, khu kinh tế: Theo thống kê hiện tại Myanmar có 04

đặc khu kinh tế (SEZ) và 19 khu đô thị - công nghiệp. Các khu kinh tế này được

Chính phủ Myanmar dành cho nhiều chính sách ưu đãi và ngày càng thu hút nhiều

nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất hàng hóa xuất khấu ra nước ngoài. Đây là địa bàn thuận lợi cho hoạt động đầu tư thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản

phẩm công, nông nghiệp.

+ Các khu vực tập trung nhiều mỏ khoáng sản có giá trị như bang Kachin,

Rakhine, Shan...

4- Các vùng có khả năng trồng cây công nghiệp và cây lương thực: Các khu

vực miền Trung Myanmar có điều kiện thổ nhường tốt, khí hậu ôn hòa phù hợp với

việc nuôi trồng các loại cây công nghiệp như vùng Bago, vùng Mandalay...

4.2.2.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực mà VN có

lợi thế so sánh tại thị trường Myanmar. Coi hoạt động OFD1 là một bộ phận hữu cơ

của nền kinh tế VN cho nên Nhà nước phải phân bổ một phần kinh phí xúc tiến đầu

tư, trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư.

Trong bối cảnh tình hình Myanmar phát sinh khủng hoảng hiện nay, việc xúc

tiến đầu tư cần có sự chuyển hướng, bên cạnh mục tiêu truyền thống là kết nối, tìm

kiếm cơ hội đầu tư ở thị trường Myanmar, cần tăng cường mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy

triển khai có hiệu quả các dự án đã có, định hướng các dự án đầu tư mới vào các

ngành, lĩnh vực, địa bàn thuận lợi, có lợi ích gắn với nền kinh tế trong nước. Tiếp

tục đa dạng hóa các hình thức xúc tiên đâu tư, nguôn lực xúc tiên đâu tư (mở rộng

việc xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc họp tác với các cơ quan, tồ chức nước

ngoài tố chức các chương trình tại VN đế tiết kiệm chi phí, tăng cơ hội tiếp cận

thông tin của DN có nhu cầu đầu tư). Bên cạnh đó, Cần khẩn trương thiết lập đường

dây nóng chỉ đạo, điều hành các hoạt động OFD1 sang Myanmar hoặc có các hình

thức tố chức thích hợp; các đơn vị tiếp nhận đường dây nóng chịu trách nhiệm

thường xuyên thực hiện việc theo dõi, thống kê và phân tích đầy đủ, chính xác, kịp

thời tình hình và xu hướng OFDI của VN sang Myanmar, từ đó kiểm nghiệm và đề ra các chính sách quản lý và giám sát luồng vốn OFDI của DN VN sang Myanmar.

Tổ chức thu thập thông tin để có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành cẩm

nang (hoặc sổ tay) cung cấp cho các DN trong nước, các DN đang có ý định đầu tư

sang Myanmar về chính sách thu hút đầu tư, luật pháp liên quan đến hoạt động đầu

tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tại Myanmar; các tiềm nàng và cơ hội

đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể của Myanmar; các dự án đầu tư cụ thể đã

được chính phủ hai nước ký thỏa thuận và các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của

Myanmar cung cấp cho các DN, các cơ quan quản lý đầu tư thông qua các ấn phẩm

cũng như qua trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử Chính phủ nhằm tăng cường

hiểu biết và ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

4.2.2.3. Chính sách đoi với người lao động

Lực lượng lao động là bài toán nan giải của DN VN tại Myanmar do chất

lượng lao động tại Myanmar còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng

được nhu Cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng; mặt khác,

chính quyền Myanmar còn khống chế tỷ lệ lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, do

tác động của dịch Covid-19 và mới đây là cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar,

rất nhiều lao động Myanmar xin nghỉ việc để tham gia phong trào “bất tuân dân

sự”, trong khi đa phần số lao động người Việt đà sơ tán về nước. Thực trạng trên

khiến DN VN thiếu hụt lao động trầm trọng, nhất là tại các dự án công nghiệp, xây

dựng sử dụng nhiều lao động phổ thông. Do đó, Chính phủ có cơ chế, chính sách để

hỗ trợ các DN đầu tư sang Myanmar đào tạo lao động người Myanmar, đồng thời

xây dựng cơ chê vê tiên lương, bảo hiêm và các chê độ đãi ngộ khác với người lao

động VN làm việc trong các dự án của DN VN tại Myanmar, bảo đảm quyền lợi

của người lao động, trong đó có tính đến yếu tố làm việc tại địa bàn đặc thù. Xây

dựng chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động và thân nhân

người lao động (nếu có) sang làm việc tại Myanmar làm cơ sở thực hiện quyền lợi

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với người lao động VN

sang phục vụ dự án OFDI của VN tại Myanmar, trong đó, ban hành cơ chế tiền

lương đối với DN nhà nước thực hiện dự án OFDI tại Myanmar. Rà soát, xử lý

vướng mắc về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế so với quy

định hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động VN làm việc tại dự án

OFDI tại Myanmar (điều chỉnh chung cho người lao động và DN thuộc mọi thành

phần kinh tế.

4.2.2À.chế, chính sách hợp tác kinh tế đối với Myanmar

Do những vấn đề mang tính hệ thống trong nền chính trị Myanmar và mới

đây là cuộc khủng hoảng chính trị ngày 01/02/2021, việc triển khai các thỏa thuận

hợp tác song phương giữa VN - Myanmar và xúc tiến đàm phán, ký kết các thỏa

thuận hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động OFDI của VN tại

Myanmar còn gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hởi Chính phú cần chú động đưa ra

giải pháp tăng cường hợp tác song phương, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản

xuất kinh doanh tại Myanmar của DN VN, theo định hướng:

- Duy tri cơ chế đối thoại song phương và xúc tiến đàm phán, ký kết các thoa

thuận • •hợp± • •tác để tạo điều kiện •• • thuận lợi thúc đẩy hoạt động OFDI của VN tại

Myanmar: (i) Hai bên thường xuyên trao đổi xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế

dài hạn về đầu tư, thương mại, du lịch, xác định các lĩnh vực kinh tế ưu tiên và

thông báo cho các nhà đầu tư VN nghiên cứu định hướng đầu tư. (ii) Rà soát việc

thực hiện các hiệp định song phương giữa hai nước về các lĩnh vực cụ thế nhằm tạo

cơ sở pháp lý bảo đảm an toàn cho các hoạt động đầu tư của VN tại Myanmar; đồng

thời tạo điều kiện thuận lợi để các DN, nhà đầu tư xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực

tiềm năng họp tác giữa hai nước. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thành lập Tố công

tác liên ngành hai nước đê định kỳ tiên hành hiệu quả. (iii) Phôi hợp chặt chẽ việc thực hiện các nội dung họp tác: Biên bản Kỳ họp ủy ban hỗn họp về họp tác song

phương VN - Myanmar lần thứ 9; Biên bản kỳ họp lần thứ 10 Tiểu ban hỗn họp

thương mại VN - Myanmar; Bản ghi nhớ đã ký giữa Bộ Công Thương VN và Bộ Thương mại Myanmar về Họp tác Thương mại; Tích cực triển khai Thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau về hải quan giữa Bộ Kế hoạch và Tài chính Myanmar và Bộ

Tài chính Việt Nam (ký ngày 24/8/2017). Hoàn thiện và triển khai các nội dung đã

thống nhất tại Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi, (iv) Sớm đàm phán, thống nhất để tiến tới ký kết các thoa thuận hợp tác đã được các bên ghi nhận tại các

kỳ họp ủy ban hỗn họp về hợp tác song phương VN - Myanmar như: Hiệp định

Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư song phương; Thỏa thuận cấp cao giừa hai nước về

thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực khai thác khoáng sản; Bản ghi nhớ về hợp tác lâm

nghiệp giữa Cục Lâm nghiệp, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Bảo tồn môi trường

Myanmar và Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN;

Bản Ghi nhớ mới về Hợp tác phát triền Nông nghiệp và Nông thôn... làm cơ sở

pháp lý và định hướng cho các DNVN đầu tư.

- Thiết lập quan hệ mật thiết giữa các Bộ ngành chức năng hai nước, nhất là

sau khi quân đội Myanmar tiếp quản chính quyền và đồng loạt thay thế bộ máy

nhân sự về quản lý kinh tế, trong đó ưu tiên thông qua chương trình họp tác của các

hiệp hội hữu nghị, các hiệp hội nghề nghiệp, phòng thương mại, các cơ quan có

thẩm quyền và cơ quan đối ngoại hai nước VN - Myanmar để xây dựng cơ chế trao

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)