Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 87)

X r

4.1.2. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư

tư sang thị trường Myanmar thời gian tới

4.1.2.1. hội

Thứ nhất, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường

Myanmar, với lợi thế về nền tàng đầu tư sẵn có và quan hệ ngoại giao tốt đẹp VN -

Myanmar, DN VN có cơ hội chiếm lĩnh thị phần Myanmar, nhất là những dư địa thị

trường trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ. Đặc biệt, trong trường họp nền kinh tế

Myanmar quay trở lại đà tăng trưởng sau khi bất ốn chính trị tạm lắng, các DN VN

sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tranh thủ thời điềm nhu cầu nội địa của MyanmarJ

bắt đầu phục hồi để đầu tư phát triển.

Thứ hai, DN VN có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ trình xâm nhập thị trường

nước ngoài, nhưng để thực sự cắm rễ sâu bền tại thị trường các nước trên thế giới,

doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thông qua các

hình thức như doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là

kinh nghiệm thành công và lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.

Thứ ba, DN VN có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài từ đó phát huy được lợi thể so sánh của mình. Lý thuyết cũng như thực tiễn

cho thấy rằng mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng

nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp

của quốc gia này tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác những

nguồn lực của đất nước đó để phát triển. Đồng thời, cùng với quá trình khai thác là

việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những lợi thế sẽ không đem lại lợi

nhuận một khi chúng không có điều kiện được triến khai trong thực tiễn

Thứ tư, DN VN có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường quốc tế về vốn,

máy móc thiết bị khoa học công nghệ, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới

hiện đại, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ năm, DN VN có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng

cao trình độ tố chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiếu biết về luật pháp và ý thức

chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế

và cả ở trong nước.

4. ỉ.2.2. Thách thức

Thứ nhât, tiêm lực tài chính cùa đại đa sô các DN VN còn yêu. Nhiêu DN

VN gặp khó khăn về vốn để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn và bám trụ tại thị

trường Myanmar để vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, quy trình

chuyển khoản nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài tại VN còn rườm rà, gây lãng phí

thời gian cho DN. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh tống hợp của DN VN còn thấp,

khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao. Một số dự án của DN VN sử dụng

dây chuyền sản xuất, công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản

phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, DN VN còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài, nhất là trong

bối cảnh thị trường xuất hiện những nhân tố khó lường. Nhiều DN VN chưa phân

tích kỹ lưỡng thị trường Myanmar, trong đó đa phần không nắm vững các quy định

pháp luật về quản lý kinh tế của Chính phủ Myanmar, dẫn đến tình trạng không thực hiện đầy đù các nghĩa vụ thuế, trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, một số DN

VN thiếu năng lực, kinh nghiệm điều hành, không có định hướng đầu tư dài hạn tại

thị trường Myanmar, thậm chí đầu tư trái ngành với mục đích thu lời nhanh khiển

nhiều dự án hoạt động không ổn định và gặp thua lỗ.

Thử ba, so với các DN Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore..., tính gắn kết

trong cộng đồng DN VN còn yếu và chưa tạo được tiếng nói chung trong việc hợp

tác khai thác thị trường Myanmar. Thậm chí đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không

lành mạnh dưới hình thức phá giá sản phẩm trong nội bộ các DN VN. Trong khi đó,

vai trò hỗ trợ DN của các tổ chức, đoàn thể hiện nay như AVIM, VBCM tương đối

mờ nhạt và chưa thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo nhiều DN VN.

Bên cạnh đó, so với các nước như Hàn Quốc, TQ, Nhật Bản... VN chưa có các quỹ

hỗ trợ tài chính hiệu quả cho hoạt động OFDI.

Thứ tư, bất ổn chính trị tại Myanmar sẽ đẩy DN VN đứng trước nhiều khó

khàn thách thức như nhu cầu thị trường sụt giảm, hoạt động thương mại, vận tải đình trệ, không đủ khá năng tiếp cận các loại hình dịch vụ công, phụ trợ sản xuất...;

thậm chí là những luồng dư luận tiêu cực phản đối, tẩy chay DN VN, điển hình

trường hợp của Viettel. Do đó, thời gian tới, DN VN sẽ đứng trước nguy cơ thua lỗ,

suy giảm tăng trưởng doanh thu. Đáng chú ý, trong trường hợp Mỹ, phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, hoạt động kinh doanh của DN VN

tại thị trường này sẽ gặp rất nhiều bất lợi, nhất là các DN đầu tư sản xuất những mặt

hàng xuất khẩu.

4.1.3. Định hướng của Việt Nam trong thòi gian tới về đầutrực tiếp ra nước ngoài

Xuất phát từ triển vọng thị trường quốc tế và những cơ hội, thách thức đặt ra đối với DN VN, thời gian tới, định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN sẽ

thể hiện ờ những nội dung cơ bản sau:

về địa bàn OFDI: Dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành

phần kinh tế, VN từng bước mở rộng thị trường đầu tư sang các quốc gia, vùng lãnh

thổ và một số thị trường mới như: Mỹ Latinh, Đông Âu, Châu Phi; tiếp tục đầu tư

sang các nước đang phát triến; tiếp tục ưu tiên đầu tư vào các thị trường truyền thống, các nước trong khu vực và Liên bang Nga...

về lĩnh vực OFDI: Hỗ trợ các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh

vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc

biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực

trồng cây công nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp

ứng được các yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất...

về chủ thể OFDI: Khuyến khích tất cả các DN thuộc các thành phần kinh tế

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong đó hướng các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư

vào các lĩnh vực năng lượng, khai thác tài nguyên khoáng sản, trồng- khai thác và chế biến nông lâm sản, giao thông vận tải, viễn thông.

về xây dựng chính sách đối với OFDI: (i) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về OFDI phù họp với các Hiệp định, thỏa thuận đã ký

nhàm tạo điều kiện và định hướng cho các doanh nhân và DN đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài một cách an toàn và thuận lợi. Đối với các thị trường đang phát triến,

trong đó có Myanmar, Chính phú sẽ có chính sách để khuyến khích các DN huy

động các nguồn lực đầu tư nhằm tranh thủ các điều kiện thuận lợi và khai thác các

tiềm năng của các thị trường này, đặc biệt tranh thủ giai đoạn nền kinh tế nước sở

tại gặp khó khăn trong ngắn hạn đế có cơ hội chiếm lĩnh thị trường, (ii) Cải tiến thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp theo hướng đơn giản, thuận tiện.

Mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng biện

pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước hoặc dự án vốn đối

ứng hai bên. (iii) Từng bước phân cấp việc thấm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư

trực tiếp ra nước ngoài cho các Bộ, ngành, địa phương nhằm tạo ra tính chủ động và

đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

về xu hướng đầu tư: (i) Các DN sẽ kết họp chặt chẽ giữa hoạt động đầu tư và hoạt động thương mại, mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh

đồng thời với việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, thông qua đầu tư để phát triển

sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và phát

triến thị trường tại nước nhận đầu tư và thông qua đây đế mở rộng thị trường xuất

khẩu sang nước thứ ba. (ii) Gia tăng dự án của các DN vừa và nhở VN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, dịch vụ để tận dụng các thị trường ngách mà khối FD1 quốc tế

không tính tới.

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh

nghiệp Việt Nam sang Myanmar

4.2,1. Nhóm giải pháp về hệ thống pháp luật, chính sách chung về đầu tư trực

tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Ban hành các chính sách ưu đãi thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Chính sách của Chính phủ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu

tư trực tiếp ra nước ngoài. Do đó, Chính phú cần: (i) Yêu cầu các Bộ, ngành có liên

quan sớm ban hành các văn bản còn thiếu liên quan đến hoạt động của doanh

nghiệp ở nước ngoài tạo hành lang pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động kinh tế

này, đồng thời, đưa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp FDI vào

thành các quy định của Nghị định, (ii) Xây dựng hệ thống quy định pháp lý cần rõ ràng, minh bạch và phải lượng hóa được, không nên đưa ra quá nhiều quy định

mang tính định tính gây phiền phức khi xét duyệt giấy phép đầu tư và tạo cơ hội cho

những tiêu cực xã hội nảy sinh phát triến, nhưng phản ánh được các chỉ tiêu cần

thiết như: số vốn thực hiện, tình hình sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, xuất

khẩu, lợi nhuận... Đồng thời, cần có các chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp

không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không kịp thời tình hình hoạt động ở

nước ngoài, (iii) Tiếp tục hoàn thiện, bồ sung danh mục các dự án đặc biệt khuyến

khích đầu tư ra nước ngoài với những hình thức ưu đãi phù hợp về tín dụng mua

ngoại tệ, thuế... (iv) Tiếp tục ký kết và hoàn thiện nội dung các hiệp định, nghị định

thư, luật, thoả thuận và các văn bản pháp lý kinh tế - tài chính, lao động và lưu trú,

cùng những văn bản pháp lý quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động

đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia. Đồng thời,

tăng cường mở rộng họp tác quôc tê và tích cực tham gia vào các tô chức quôc tê thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư song phương, đa phương nhằm

bảo vệ các DN, gỡ bỏ các rào cản khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài... và nâng cao

hiệu quả triển khai của các hiệp định đã ký để hồ trợ các DN đầu tư ra nước ngoài.

về các chính sách cụ thể, Chính phủ cần bổ sung theo hướng đồng bộ, toàn

diện như sau:

4.2.

J.J. Chính sách thuế

Thuế là công cụ tài chính tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đồng thời, tác động mạnh mẽ đến khả năng tạo ra lợi nhuận của dự án đầu tư, do thuế ảnh

hưởng trực tiếp đến thu nhập, đến khả năng sinh lời của đồng vốn và đến khả năng tái đầu tư của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, DN VN đầu tư ra nước ngoài chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro hơn đầu tư ở trong nước vì vậy cần được ưu đãi về thuế nhất là trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về VN, cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, khai thác dầu khí và xây dựng

đường ống vận chuyển về VN). Tuy nhiên, chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư

trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian qua chưa tạo ra động lực cho DN. Ví dụ như

quy định máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu do nhà đầu

tư xuất khẩu ra nước ngoài đế tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài

thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành; hoặc

thuế thu nhập DN được quy định trong Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, mức thuế suất thuế thu nhập DN để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là mức thuế suất cơ bản cùa thuế thu nhập DN (20%), điều này không có gì khác so với các DN trong nước.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy OFDI, Nhà nước cần thay đổi chính sách thuế để tạo• điều kiện• cho nhà đầu tư thực• hiện• • hoạt động kinh • doanh của mình ở

nước ngoài như sau: (ì) Tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đẫi cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thuộc Danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Các dự án nàm trong chủ trương khuyến khích đầu tư của nhà nước cần được ưu đãi nhiều hơn thông qua thuế suất hoặc qua thời gian đóng thuế suất thấp. Khi

DN đầu tư ra nước ngoài có mức lợi nhuận cao và ốn định thì áp dụng mức thuế

suất tương đương với các DN trong nước, (ii) Máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư,

nguyên liệu, nhiên liệu, mẫu vật, tài liệu kỹ thuật... được nhập khẩu hoặc do nhà

đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài để tạo tài sản cố định hoặc nhằm mục đích nghiên

cứu, phân tích phục vụ cho việc thực hiện dự án ở nước ngoài nên được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, (iii) DN có vốn đầu tư ra nước

ngoài được Nhà nước hoàn lại thuế thu nhập DN đã nộp đối với khoản thu của dự

án đầu tư ở nước ngoài, nếu DN sử dụng số lợi nhuận thu được để tái đầu tư ở nước

ngoài, (iv) Cho phép các dự án mà DN VN đầu tư ở nước ngoài được hưởng các ưu đãi thuế đầu tư ít nhất là ngang bằng với DN trong nước đang được hưởng theo luật, nếu như lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài hay giống hay bổ sung cho hoạt động cua DN ở trong nước.

4.2.1.2. Chính sách tín dụng

Dự án đầu tư ra nước ngoài thông thường cần rất nhiều vốn nên các nhà đầu

tư phải vay ngân hàng, bởi vậy, chính sách tín dụng của Chính phủ tác động lớn đến

hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hiện nay, các nhà đầu tư ra nước ngoài so

với các nhà đầu tư trong nước không được hưởng ưu đài nào hơn, do đó, rất khó để

thúc đẩy được DN gia tăng đầu tư ra nước ngoài. Để thực hiện được điều này, chính

sách tín dụng của Chính phủ cần hết sức tạo điều kiện cho nhà đầu tư ra nước ngoài

bằng các biện pháp sau: (ì) Nới rộng thời hạn cho vay hoặc giảm lãi suất cho vay cho các dự án đầu tư ra nước ngoài thấp hơn so với lãi suất thị trường, (ii) Chính

phủ cần đứng ra bảo lãnh khoản vay đối với các dự án thuộc diện chủ trương của

nhà nước. Đối với một số dự án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, Chính phủ xem

xét bảo lãnh cho các khoản vay đế thực hiện dự án theo quy định tại Luật Quản lý nợ công và các vãn bản hướng dẫn hoặc có thể góp vốn cùng với DN đế thực hiện

dự án, chia sẻ rủi ro với DN. (iii) Ban hành chính sách ưu tiên và bảo đảm thu xếp

nguồn vốn để thực hiện một số dự án đầu tư quan trọng, phục vụ cho mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước tương ứng với từng thời kỳ. (iv) Xây dựng chính

sách và quỹ bảo hiêm đầu tư nước ngoài với mục đích hỗ trợ cho các DN OFDI gặp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)