Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 37)

X r

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm thực tiễn về QLNN của Trung Quốc, Hàn Quốc đối

với các hoạt động OFDI có thế rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VN như sau: - Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích OFDI. Trước hết

Chính phủ cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động OFDI đến 2025. Trong

chiến lược cần xác định rõ các mục• •tiêu cụ thể đối với hoạt động OFDI đến năm

2025 và kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp với lộ trình thực hiện cụ thể.

Đối với các địa bàn có ý nghĩa chiến lược gồm Lào, CPC, Myanmar, đảm bảo hoạt

động OFDI phải gắn chặt và tác động tương hỗ đối với các nhiệm vụ đảm bảo quốc

phòng, an ninh. Việc khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động OFDI phải đảm bảo phù

hợp với điều kiện trong nước và nằm trong chiến lược hội nhập quốc tế của VN đến

2025, đồng thời chú trọng thực hiện các biện pháp chính sách hạn chế các ảnh

hưởng tiêu cực của OFDI đến nền kinh tế trong nước.

- Thứ hai, xây dựng và cụ thể hóa các cơ chế tài chính hỗ trợ OFDI như:

Thành lập Quỹ bảo lãnh cho vay đối với các DN OFDI với lãi suất họp lý và ổn

định trong một sô lĩnh vực, địa bàn có tính chiên lược đôi với VN thì cân thực hiện

sớm; Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành xây dựng một số chính sách ưu đãi về thuế

tại một số địa bàn, lĩnh vực chiến lược.

- Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và đơn giản hóa thủ tục cấp

giấy phép OFDI theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN như: (i) Mạnh dạn phân quyền cho cấp tỉnh, thành phố để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN (hiện

nay chỉ có Bộ KH&ĐT) giống như cách Trung Quốc tiến hành phân cấp cho Bộ

Thương mại và Sở Thương mại tại các tỉnh, thành phố. (ii) Các thủ tục giấy tờ hồ sơ cấp phép cần được đơn giản hóa hơn, trước hết là loại bỏ những thú tục xác minh và

kiểm tra phức tạp và tốn nhiều thời gian, (iii) Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động OFDI như xây dựng bộ tiêu chí để có cơ sở đánh giá, phân tích kết quả hoạt

động của các DN, đảm bảo đầu tư đúng ngành nghề theo giấy phép đã được cấp.

Hiện nay, chế tài chưa quy định rõ và thực hiện chưa nghiêm.

- Thứ tư, rà soát lại toàn bộ các Hiệp định song phương, đa phương, đặc biệt là các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước có OFDI của VN. Hiệp định

khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký với các nước cũng như điều chỉnh, bố sung đối

với những Hiệp định còn thiếu để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư

tại nước ngoài.

- Thứ năm, cần tập trung xây dựng thương hiệu và uy tín của DN trên thị

trường nước ngoài thông qua các hoạt động an sinh xã hội cộng đồng, ý thức tự

quảng cáo mình như một DN của nước sở tại hơn là một DN nước ngoài và đặc biệt

là cần ý thức tăng cường liên kết với các DN địa phương để từ đó từng bước thâm

nhập thị trường tốt hơn.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập dữ liệu là khâu trọng yếu, quyết định tính thực tiền trong mọi

nghiên cứu khoa học. Hệ thống dừ liệu cần thu thập bao gồm hai dạng là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó, nguồn dữ liệu sơ cấp do bản thân tự thu thập từ đối

tượng nghiên cứu, nguồn dữ liệu thứ cấp là những nguồn có sẵn, thường là những

dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý và có giá trị sử dụng phục vụ cho các mục đích nghiên cứu của mình. Trong phạm vi đề tài, học viên sử dụng các nguồn dữ liệu thứ

cấp và sơ cấp sau đây:

2.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu có sẵn đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải, công bố. Trong phạm vi đề tài, học viên sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp sau đây:

- Các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan, viện, trường đại học trong nước và nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê,

đoàn thể, DN (của cả VN và Myanmar) về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư nước ngoài, các dự án kết cấu hạ tầng... liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt là số

liệu thống kê định kỳ của các tổ chức DN như AVIM, VBCM, VMFA.

- Các sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, xuất bản khoa học của các tác giả VN và nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các bài viết đãng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Đề tài luận án hoặc luận văn đã công bố của các nghiên cứu sinh, học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường đại học khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách... thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm truyền hình, truyền thanh, báo chí.

Trong quá trình nghiên cứu, học viên luôn chú trọng đánh giá mức độ chính

xác, tin cậy của nguồn dữ liệu, trích dẫn nguồn rõ ràng, đúng quy định. Bên cạnh

đó, học viên cũng chú trọng sàng lọc dữ liệu thứ cấp để tìm kiếm những dữ liệu phù

hợp với vấn đề nghiên cứu của mình.

2.1.2. Dữ liệu cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Khác với dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp tập họp những dữ liệu chưa có sẵn, do người nghiên cứu lần đầu thu thập. Vì vậy, việc thu

thập dữ liệu sơ cấp đóng vai trò quan trọng, kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp khàng định quá trình nghiên cứu, phát hiện vấn đề của người nghiên cứu thế hiện tính độc lập, đặc trưng và tránh trùng lặp với các nghiên cứu khác. Dựa trên điều kiện và khả năng của cá nhân, học viên đã sử dụng các phương pháp thư thập dừ liệu sơ cấp sau:

- Phương pháp quan sát: Học viên thực hiện hai hình thức quan sát là quan sát trực tiếp đối tượng khảo sát và quan sát gián tiếp thông qua các kênh trung gian.

Bên cạnh đó, để lý giải cho các hành vi quan sát được, học viên cũng kết hợp quan

sát với kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác và suy luận chủ quan của bản thân. Trong phạm vi đề tài, đối tượng quan sát của học viên chủ yếu là thực trạng triển khai một số dự án sử dụng nguồn vốn FDI của VN tại Myanmar.

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân: Học viên đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sằn về vấn đề nghiên cứu, thông qua đó thu thập được các số liệu, dữ liệu cũng như những quan điếm, đánh giá cá nhân của đối tượng. Trong phạm vi đề tài, học viên lựa chọn đối tượng

là những cá nhân có kinh nghiệm chuyên sâu trong QLNN về OFDI cũng như triển khai hoạt động OFDI tại thị trường Myanmar, đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi

bám sát những nội dung mà nguồn dữ liệu thứ cấp chưa thể đáp ứng, cụ thể: (i) về đối tượng phỏng vấn: Gồm nguyên Đại sứ VN tại Myanmar là người có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác QLNN về OFDI trên thực địa, 01 chuyên gia nghiên

cứu đầu ngành về địa bàn Myanmar, trong đó có lĩnh vực kinh tế, 01 thành viên Ban lãnh đạo VMFA là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến OFDI từ VN sang Myanmar và 03 cán bộ quản lý các DN lớn của VN đang đầu tư tại

Myanmar, (ii) Vê nội dung phong vân: Nội dung câu hỏi tập trung vào việc đánh

giá những điều kiện khách quan ảnh hưởng tới hoạt động OFDI của DN VN tại

Myanmar và những vấn đề còn tồn tại trong công tác QLNN hiện nay. Ngoài ra,

học viên đã tham vấn ý kiến của các đối tượng tham gia phỏng vấn về giải pháp

tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động OFDI nói chung và sang thị trường Myanmar nói riêng.

2.2. Phưong pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu là khâu bắt buộc, bởi chỉ có dừ liệu đã

qua xử lý mới có giá trị nghiên cứu và phù hợp với đề tài luận văn. Việc xử lý dữ

liệu giúp học viên nắm rõ được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực

hiện; đưa ra các dẫn chứng cụ thế làm rõ hơn các luận điếm nghiên cứu của mình;

bổ sung luận cứ chặt chè hơn; bổ sung vốn kiến thức rộng hơn, sâu hơn về lĩnh vực

nghiên cứu; đồng thời có thể thông qua xử lý dữ liệu mà phát hiện vấn đề nghiên

cứu mới. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng phần mềm Excel là công cụ xử

1 < _ 6 1 • ô _

lý sô liêu.

Có hai dạng thông tin đề tài thu thập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng với hai hướng xử lý thông tin như

sau: (i) Xử lý logic đối với thông tin định tính: Đây là việc đưa ra những phán đoán

về bản chất của sự kiện, (ii) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Đây là

việc sử dụng phương pháp thống kê, đo lường đế xác định xu hướng, diễn biến của

tập hợp số liệu thu thập được.

2.2. ỉ. Xử lý thông tin định tính

Do dữ liệu định tính không thể đo lường bởi con số, thông tin kết quả thu

được thường ở dạng mô tả, nên quá trình xử lý thông tin định tính khá phức tạp, từ

việc thu thập, nhận biết thông tin thông qua quan sát, điều tra, nghiên cứu tài liệu...

từ nhiều nguồn khác nhau; xử lý logic đối với các thông tin này về lượng thông tin,

độ tin cậy, tính thời sự; trên cơ sở đó mới lựa chọn nội dung mô tả dữ liệu.

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được tiến hành bắt

đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tương lai qua các

phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu... từ nhiêu nguôn khác nhau: VMFA, VBCM, AVIM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam, Cục Quản lý Doanh nghiệp và

Đầu tư - Myanmar... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu

thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự và đảm bảo sự khách quan, toàn diện. Tiếp đến

cần thăm dò nội dung thông tin về nguồn, mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp, mục tiêu

của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và đưa ra nhừng phán đoán về bản chất các sự kiện, thông tin, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông

tin theo mục đích yêu cầu đã xác định, đồng thời, thể hiện những logic của các sự kiện,

thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

2.2.2. Xử thông tin định lưọng

Học viên xác định nguồn dừ liệu thu được từ các tài liệu thống kê hay kết

quả quan sát, thực nghiệm và đo lường; tiếp đó lựa chọn cách sắp xếp các số liệu này để làm rõ các mối liên hệ và xu thế vận động. Các số liệu này có thể được trình

bày dưới nhiều dạng khác nhau, từ những con số rời rạc đến các bảng số liệu, biểu đồ... Trong phạm vi đề tài, học viên chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định

lượng sắp xếp, tổng hợp các con số rời rạc liên quan đến giá trị vốn đầu tư, số lượng

dự án... để tống hợp, từ đó tim ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung

nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghỉên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích và tống hợp... Ngoài ra, luận văn có sử dụng phương pháp so sánh trong một số nội dung của đề tài.

2.3.1. Phương pháp thống kê tả

Phương pháp thông kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin

đã thu thập được về đối tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng họp, phân

tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử

khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian,

vì vậy một yêu câu đặt ra là cân có những phương pháp điêu tra thông kê cho phù

hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Trong khi đó phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phương pháp: Phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu.

Học viên chủ yếu sử dụng phương pháp này trong phần phân tích thực trạng,

với mục đích xử lý các thông tin, dữ liệu mang tính định lượng, xây dựng và xử lý số liệu từ các bảng biểu điều tra. Trong phạm vi đề tài, học viên sử dụng kết hợp cả

hai dạng thức thống kê là thống kê mô tả và thống kê suy luận, về cách thức thực

hiện, học viên tiến hành sắp xếp, thống kê các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài

nghiến cứu thông qua các kênh thông tin như các báo cáo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, sách, báo, mạng internet... Trong quá trình nghiên cứu thống

kê, học viên chú trọng lập kế hoạch tìm kiếm, sàng lọc các số liệu để trả lời cho các

câu hỏi nghiên cứu; xem xét việc lựa chọn đối tượng khảo sát và đúng quy trinh

nghiên cứu; xác định tiêu chuấn mẫu của các con số thống kê và những sai lệch có

thể chấp nhận được; đồng thời kiểm tra các số liệu đã được thống kê, phân tích.

2.5.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng phố biến

trong nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có quản lý kinh tế. Học viên chủ

yếu sử dụng phương pháp này trong phần tổng quan đề tài nghiến cứu, phần cơ sở

lý luận và phần đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu cúa luận văn. Trong phần

tổng quan đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận, học viên tiến hành so sánh nghiên cứu

của mình với các nghiên cứu khác nhau, so sánh các định nghĩa, khái niệm khác

nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu để khái quát những điểm chung, chỉ ra điểm

khác biệt và phát hiện một số vấn đề mới về mặt lý luận. Trong phần thực trạng,

học viên tiến hành so sánh các nhóm số liệu hoặc thông tin mô tả trên các khía cạnh

khác nhau để đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu. về

cách thực hiện, học viên tiến hành phân loại các dữ liệu thu được thành từng nhóm

khác nhau. Sau đó, học viên thực hiện so sánh các nhóm nhân tố đó trên cơ sở các

tiêu chí đã định như giá trị, mức độ ảnh hưởng, số lượng, thời gian... từ đó đưa ra

các kêt luận phục vụ vân đê nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân tích tổng họp

Phương pháp phân tích tống hợp là một trong những phương pháp nghiên cứu truyền thống, cơ bản và không thể thiếu trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)