Nội dung quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 28)

X r

1.3.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Ớ mỗi quốc gia, tùy trong từng giai đoạn khác nhau, các hình thức quản lý

đối với OFDI sẽ khác nhau, dẫn tới các nội dung về QLNN sẽ khác nhau. Từ các

mục tiêu chung của mỗi một quốc gia, các hoạt động QLNN có thể được triển khai

theo một cơ chế phức tạp hay đơn giản.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quốc tế, nhất là tại các nền kinh tế phát triển

với hoạt động OFDI được triển khai rộng khắp, tác giả rút ra những nội dung trong công tác QLNN về OFDI ở cấp độ Chính phủ gồm:

- Định hướng phát triển OFDI: Định hướng OFDI được thể hiện trước hết ở

tư duy, quan điếm và nhận thức của chính phủ về OFDI và quản lý OFDI trong từng

thời kỳ nhất định. Việc OFDI có phát triến hay không cũng sẽ phụ thuộc vào các

quan điểm, tư duy quản lý của các nhà cầm quyền. Tại các nước phát triển, định hướng phát triển OFDI rõ ràng hơn do nhận thức về lợi ích từ OFDI đem lại cho

nền kinh tế trong nước và do trình độ quản lý tốt hơn, dẫn đến có thể kiểm soát

được hoạt động OFDI.

- Thực hiện các quan hệ hợp tác song phương và đa phương về OFDI: Chính

phủ các nước thực hiện đàm phán, ký kết các Hiệp định hoặc Điều ước quốc tế liên

quan đến đầu tư, nhằm thúc đẩy hoạt động OFDI và bảo vệ nhà đầu tư của nước

mình ở thị trường nước ngoài. Các Hiệp định có thế bao gồm các Hiệp định quy

định trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư như: Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) hoặc Hiệp

định song phương về đầu tư (BIT), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định

khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Bên cạnh đó, các Hiệp định tự do thương mại

(FTA) cũng thường bao gồm các quy định liên quan đến đầu tư. Ngoài ra, việc thực

hiện các Hiệp định liên quan đến Viện trợ phát triến chính thức (ODA) cũng sẽ tạo

điều kiện phát triển hoạt động đầu tư của DN các nước.

- Xây dựng thê chê quản lý OFDI: Việc xây dựng thê chê quản lý đôi với

OFDI được thực hiện thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách quản lý

về kinh tế liên quan đến lĩnh vực OFDI. Đối với hoạt động OFDI, chính sách kinh

tế của Nhà nước một mặt tạo ra sự thông thoáng cho các DN OFDI phát triển, mặt

khác phải đảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn cho nền kinh tế trong nước,

tránh các rủi ro do hoạt động chuyển vốn OFDI đem lại. Tại mỗi quốc gia, trong

từng thời kỳ, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực nội tại của nền kinh

tế mà Chính phủ đưa ra các chính sách khác nhau. Các chính sách kinh tế được thể

hiện trên nhiều mặt trong chính sách kinh tế vĩ mô, cụ thể như các chính sách về lao

động, chính sách công nghệ, chính sách về thuế - tài chính và quản lý ngoại hối,

chính sách xuất nhập khẩu...

- Thực• • hiện thủ tục hành chính liên quan 1 •đến OFDI: Dựa trên cơ sở các

chính sách ban hành, các cơ quan quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực liên

quan sẽ thực hiện hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã xác định của quốc

gia. Các thủ tục hành chính liên quan đến OFDI thường bao gồm: (i) Tố chức thực hiện cấp phép hoặc đăng ký OFDI (có thế trên cơ sở một tổ chức mang tính kỹ thuật

hoặc hành chính; hoặc thông qua một tổ chức tài chính - tín dụng; tại nhiều nước,

không thực hiện cấp phép mà chỉ thực hiện việc thông báo qua một cơ chế tín

dụng); (ii) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ liên quan đến OFDI (các hoạt động này

có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chính sách về ngoại hối, về công nghệ,

về lao động, tín dụng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư...)

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và chấp hành của các cơ quan QLNN và

DN OFDI: Để đảm bảo hoạt động QLNN có hiệu quả, cần có các cơ chế kiểm tra,

giám sát việc thực hiện của các cơ quan quản lý và sự chấp hành của các DN OFDI.

Cơ chế kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thông qua các chế độ báo cáo, thống kê,

thông qua sự phối hợp quản lý của các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực

OFDI. Năng lực của các cơ quan quản lý và sự hợp tác cùa các DN OFDI là các yếu

tố then chốt để hoạt động quản lý đạt được các mục tiêu mong muốn.

I. 3.6. Các nhân ảnh hưởng đên quản nhà nước đôi với đâu trực tiêp ra

nước ngoài

J. 3.6.I. Các nhân tố chủ quan từ phía chủ thê quản lý

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến QLNN về OFDI xuất phát từ bản thân

cơ quan quản lý, cụ thề là chính phủ hoặc cơ quan hành pháp tối cao ở mỗi quốc

gia, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bộ máy tố chức của cơ quan quản lý kinh tế là nhân tố quan trọng

ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả triển khai hoạt động QLNN đối với OFDI. Trong

đó, bộ máy tổ chức tinh gọn ở cấp trung ương, hạn chế khâu trung gian và được

phân công, bố trí nhiệm vụ quản lý rõ ràng sẽ tạo tiền đề quan trọng để chính phủ

hoặc cơ quan hành pháp tối cao ở mỗi quốc gia điều hành, quản lý hoạt động OFDI

bám sát các mục tiêu đề ra. Ớ chiều ngược lại, việc không phân cấp rõ ràng bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý, cũng như chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên

quan sẽ dẫn đến tình trạng trùng dẫm, chồng chéo trong quá trình triển khai hoạt

động QLNN đối với OFDI, từ đó ảnh hường tiêu cực tới hiệu lực, hiệu quả của mặt

công tác này. Bên cạnh đó, bộ máy tố chức của cơ quan quản lý kinh tế còn phụ

thuộc vào thể chế nhà nước của mỗi quốc gia, điển hình là một số nước theo thể chế

cộng hòa liên bang với việc phân quyền công tác quản lý kinh tế nói chung và hoạt

động OFDI cho chính quyền bang sẽ giảm bớt áp lực cho hoạt động quản lý của

chính phủ hoặc cơ quan hành pháp tối cao, song đặt ra những yêu cầu cao hơn trong

công tác kiếm tra, giám sát, từ đó tác động nhất định tới hiệu quả triến khai hoạt

động QLNN đối với OFD1 trên thực tế. Ngoài ra, do liên quan tới yếu tố nước

ngoài, công tác QLNN đối với OFDI chịu sự chi phối của không chỉ cơ quan quản

lý đầu tư chuyên môn mà còn đồng thời các cơ quan phụ trách ngoại giao, an ninh

đối ngoại của mỗi quốc gia, nên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, liên động giữa những

bộ phận này để đảm bảo hiệu quả quản lý.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung

và hoạt động OFDI nói riêng. Đây là hành lang pháp lý để chính phủ hoặc cơ quan

hành pháp tối cao ở mồi quốc gia xây dựng định hướng thúc đấy và chính sách quản

lý OFDI. Trong trường họp hệ thông văn bản pháp luật không theo kịp sự phát triên của nền kinh tế cũng như hoạt động OFDI tại mỗi quốc gia, công tác QLNN tương

ứng với đó sẽ phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình triến khai thực tế. Ngược lại, nếu hệ thống văn bản pháp luật tiên tiến, phản ánh đúng ý chí của nền kinh tế, sẽ

tạo động lực thúc đẩy công tác hoạch định, triển khai QLNN đối với OFDI bám sát

thực tế, phục vụ hiệu quả các mục tiêu quản lý đề ra.

Thứ ba, hệ thống chính sách quản lý kinh tế vĩ mô nói chung của chính phủ

hoặc cơ quan hành pháp tối cao cũa mỗi quốc gia. Mức độ hoàn thiện, thống nhất và

liên động trong hệ thống chính sách quản lý kinh tế nói chung của mồi quốc gia sẽ

tác động tới tổng thể chính sách QLNN về OFDI do OFDI là một bộ phận của nền

kinh tế thị trường nên tất yếu sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống các chính sách

quản lý kinh tế vĩ mô. Ví dụ, việc triển khai các chiến lược phát triển kinh tế đối

ngoại ở các quốc gia phát triền tất yếu sẽ trở thành kim chỉ nam cho những chính

sách QLNN về OFDI theo hướng mở cửa, thúc đẩy ra bên ngoài. Đáng chú ý, ở

nhiều nước có hệ thống chính sách pháp luật chưa phát triển, cơ quan quản lý

thường vận dụng chính những cơ sở chính sách vĩ mô chung vào công tác QLNN đối với OFDI.

1.3.6.2. Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, từ phía đối tượng quản lý là các DN thực hiện OFDI, công tác

QLNN đối với hoạt động OFDI chịu sự tác động của các yếu tố sau: (i) Ý thức chấp

hành chính sách pháp luật và mức độ công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của DN. Đây là tiền đề quan trọng để cơ quan quàn lý triển khai các chính

sách, pháp luật tới thực tế, nhất là khi công tác QLNN về OFDI chủ yếu liên quan

tới nghĩa vụ của DN trong khai báo tình hình, (ii) Các yếu tố nội tại của DN có liên

quan đến khả năng thành công trong quá trình OFDI như lực lượng lao động bên

trong DN, đặc điểm về quản trị DN, cơ sở vật chất của DN và nguồn vốn triển khai. Thứ hai, về phía nước nhận đầu tư, công tác QLNN về OFDI chịu sự tác

động của các nhân tố: (i) Quan hệ ngoại giao giữa nước đầu tư với nước nhận đầu tư, trong đó việc hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sẽ tạo tiền đề

quan trọng đê triên khai các chính sấch OFDI song phương theo hướng tăng cường về chiều rộng và chiều sâu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý hai

nước phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý DN hai bên trong quá trình đầu tư

sang thị trường đối phương, (ii) Sự ổn định chính trị và kinh tế, xã hội cùa nước nhận đầu tư, đây là cơ sở quan trọng để cơ quan chức ănng của nước tiến hành

OFDI thực hiện công tác quản lý trên thực địa. Trong đó, việc xuất hiện những bất

ốn, khủng hoảng ngoài dự kiến sẽ gây ra nhiều trở ngại cho công tác nắm tình hình,

hỗ trợ DN OFDI. (iii) Các yếu tố khác có liên quan đến khả năng thành công của

DN trong quá trình OFD1 như hệ thống chính trị - pháp luật nước sở tại, tình hình

an ninh trật tự, nhu cầu thị trường bản địa...

Thứ ba, các định chế quốc tế có liên quan đến hoạt động OFDI cùa mỗi quốc gia gây ra những tác động đa chiều tới công tác QLNN về OFDI. về thuận lợi, cho

phép VN tham chiếu, học hỏi nhau mô hình QLNN về đầu tư phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn; đồng thời dễ phát hiện và định lượng được những rào cản có thế xuất hiện và có biện pháp đế xừ lý, giải quyết và loại bỏ các rào cản này, bảo đảm

cho hoạch định chính sách thúc đấy đầu tư ra nước ngoài đạt được như mong đợi;

đồng thời, tăng cường mức độ liên kết về chính sách quản lý giữa các chính phù trong một môi trường đầu tư công bằng, bình đẳng và minh bạch, qua đó giúp cơ

quan chức năng quản lý hiệu quả hơn hoạt động đầu tư ra nước ngoài nói chung và tại thị trường Myanmar nói riêng, về khó khăn, khi đã tham gia sân chơi chung với

luật chơi chung thì công tác QLNN về OFDI phải tuân thủ các cơ chế, thông lệ và chịu tác động lớn hon trong trường họp xảy ra những biến động mang tầm quốc tế.

1.3.7. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đầu trực tiếp ra nước ngoài

Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ các nước

đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy, hồ trợ hoạt động OFDI nhằm mở rộng hoạt

động đầu tư, kinh doanh của DN ra nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh và

phù họp với xu thế hội nhập. Tuy nhiên, trước xu thế dòng vốn đầu tư quốc tế ngày

càng tăng đã đặt ra những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, đảm bảo hài hòa

lợi ích của DN cũng như chính quyền sở tại và người dân địa phương - nơi có các

hoạt động đầu tư. Trước tình hình đó, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt

động OFDI, nhiêu quôc gia đã chuân hóa công tác QLNN thông qua các tiêu chí

đánh giá, như sau:

1.3.7.1. Tiêu chí định tính

Công tác QLNN là một phạm trù xã hội chỉ mức độ pháp luật được tuân thủ

và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối quan hệ giữa chú thể

quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch sử nhất định. Hiệu lực

QLNN nước đối với hoạt động OFDI chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi

chỉ đạo từ các cơ quan QLNN của các DN; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực

quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN và uy tín của các cơ quan QLNN đối

với các DN trong công tác QLNN về hoạt động OFDI. Do vậy, việc đánh giá hiệu

lực QLNN đối với hoạt động OFDI có thể dựa trên tiêu chí sau:

Thứ nhất, mức độ tuân thủ các quy định pháp luật. Cụ thể, cần xem xét mức độ tuân thù các quy định pháp luật về OFDI của các DN. Đồng thời, đánh giá việc

tuân thủ các quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính đối với quá trình điều tiết,

kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư.

Thứ hai, mức độ hiện thực quyền lực nhà nước. Đe đánh giá được hiệu lực

QLNN qua mức độ hiện thực quyền lực nhà nước, cần đánh giá trên một số tiêu chí sau: Mức độ thực hiện tồ chức xây dựng và triển khai định hướng phát triển hoạt

động OFDI; Mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo điều kiện

pháp lý cho phát triến hoạt động OFDI; Mức độ điều tiết, can thiệp của Nhà nước,

can thiệp quá mức hay thiếu sự điều tiết phù hợp trong hoạt động OFDI; Mức độ

thực hiện kiềm tra, thanh tra, giám sát.

1.3.7.2. Tiêu chỉ định lượng

Tiêu chí định lượng là các chỉ tiêu phản ánh hoạt động OFDI trên các khía cạnh để tạo ra kết quả công tác QLNN. Do vậy, có thể hiểu công tác QLNN về hoạt

động OFDI phản ánh trên kết quả, thực trạng hoạt động OFDI hiện nay thông qua

các tiêu chí sau:

- Tính đa dạng của hình thức đầu tư. Các dự án OFDI có thể được thực hiện

đa dạng, dưới nhiều hình thức (DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài...).

Thông thường, các dự án OFDI càng đa dạng thì hoạt động OFDI của quôc gia càng

được mờ rộng.

- Số lượng dự án OFDI cấp mới/tăng vốn trong kỳ. Đây là tiêu chí quan

trọng phản ánh mở rộng OFDI. Thông thường, tỷ trọng số dự án OFDI kỳ này/số dự

án OFD1 kỳ trước có xu hướng tăng thì hoạt động OFDI được mở rộng.

- Lượng vốn OFDI đăng ký/giải ngân trong kỳ. Lượng vốn OFDI đăng ký

trong kỳ phản ánh triển vọng mở rộng OFDI trong tương lai. Trong khi đó, lượng

vốn OFDI giải ngân hàng kỳ phản ánh thực tế hoạt động OFDI đang có xu hướng

mở rộng hay thu hẹp.

- Số lượng dự án bị dừng hoạt động/thu hồi giấy phép trong kỳ. Thông

thường, số dự án bị dừng hoạt động càng nhiều thì hoạt động OFDI càng có xu

hướng bị thu hẹp. Tuy nhiên, nếu số dự án cấp mới tăng nhanh hơn số dự án bị

dừng hoạt động thì hoạt động OFDI vẫn có xu hướng được mở rộng.

- Tính đa dạng của địa bàn đi đầu tư/địa phương tiếp nhận vốn. Thông

thường, hoạt động OFDI sẽ được mờ rộng khi có nhiều hơn các địa phương được

tiếp nhận vốn đầu tư và các địa phương được tham gia đi đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam sang myanmar (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)