X r
1.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế
1.4.1.1. Kinh nghiêm của Trung Quốc
Sau khi mờ cửa nền kinh tế năm 1978, Trung Quốc (TQ) bắt đầu tiến hành
hoạt động OFDI từ đầu những năm 1980. Quan điểm về khuyến khích OFDI xuất
hiện từ năm 2001, khi TQ gia nhập WTO. Các chính sách kinh tê vĩ mô của Trung Quốc những năm 1970 đã tập trung vào việc tích luỹ ngoại hối. Các quy định pháp
luật về đầu tư ra nước ngoài được xây dựng nhàm đạt mục tiêu này và tránh việc chuyển ra ngoài các ngoại tệ mạnh vào những hoạt động không cần thiết. Mặc dù
trong thời kỳ này đồng nhân dân tệ được định giá quá cao, nhưng chiến lược phát triển hướng nội và quản lý ngoại hối chặt chỗ khiến các công ty Trung Quốc không
được khuyến khích thành lập chi nhánh ở nước ngoài. Đến năm 1984 quy định đầu
tiên về đầu tư ra nước ngoài mới được ban hành.
Trong Ke hoạch năm năm lần thứ 10 (do ủy ban Ke hoạch TQ - SPC công
bố vào năm 2001), Chính phủ TQ khẳng định việc khuyến khích OFDI là nhằm:
tích cực ổn định và mở rộng OFDI; tạo thuận lợi cho đầu tư chiến lược của các công
ty có khả năng về thăm dò tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực khác, trong đó các
DN TQ nắm giữ lợi thế so sánh; tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của đất nước; phát triển các DN đa quốc gia cạnh tranh quốc tế (MNE) và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc tế cho các DN TQ; thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác
OFDI; thúc đẩy sự phát triển toàn diện của TQ.
Năm 2002, Chính phù TQ đã ban hành chính sách “Go global”, đánh dấu sự
chuyển biến trong chính sách OFDI của TQ từ hạn chế sang kiểm soát và hồ trợ.
Đồng thời đánh dấu sự chuyển biến trong động cơ thực hiện OFDI từ động cơ chính
trị là chủ yếu sang động cơ kinh tế nhiều hơn.
Trong năm 2006, TQ ban hành “Chín nguyên tắc khuyến khích và tiêu chuẩn
hóa đầu tư của TQ ở nước ngoài”.
Từ năm 2006 đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển từ kiểm soát sang
khuyến khích các DN thực hiện OFDI và cho phép OFDI được tiến hành bằng đồng
Nhân dân tệ, trong khuôn khổ chương trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ được
Chính phủ TQ cổ vũ.
1.4.1.2. Kinh nghiêm của Hàn Quốc
Hàn Quốc được coi là khá thành công kết họp hài hòa giữa chính sách tự do
hóa đầu tư ra nước ngoài, bảo hộ ngành cùng với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình
trạng cán cân thanh toán quôc tê. Trước năm 1980, Chính phủ Hàn Quôc cũng đã cho phép các DN nước mình OFDI, song phải được sự chấp thuận của Chủ tịch
Ngân hàng Hàn Quốc đối với các kế hoạch đầu tư trước khi được cấp phép. Từ sau
năm 1980, và đặc biệt vào năm 1986, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có sự tãng
trưởng vượt bậc nhờ thặng dư thương mại quốc tế, chính sách về OFDI bắt đầu thay
đổi theo hướng khuyến khích và cời mở hơn. Chế độ cấp giấy phép OFDI đã bị bãi
bỏ, tỷ lệ đầu tư và hạn mức tín dụng đầu tư cũng đã được nới lỏng. Hiện nay, Chính
phủ Hàn Quốc sử dụng nhiều biện pháp để quản lý hoạt động OFDI của DN nước
mình, tập trung vào 03 nhóm chính:
- về tài chính: Để giảm gánh nặng tài chính cho các công ty đang thực hiện đầu tư, ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc cung cấp một khoản vay có thể lên tới 80% tổng số vốn dự kiến OFDI (đối với các công ty vừa và nhỏ, con số có thể lên tới 90%); quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) hỗ trợ cho các dự án đầu tư tại nước đang phát triến, đặc biệt cho DN và các lĩnh vực cần vốn dài hạn và thời gian thu hồi vốn lâu. Thời hạn tín dụng là 15 nàm, lãi suất hàng năm là 5 - 6 %, thời hạn ân hạn vốn là 5 năm.
- về thuế: Nếu nhà đầu tư đã nộp thuế DN cho nước chủ nhà, thì số tiền thuế đã nộp sẽ được giảm theo phạm vi khấu trừ thuế trong cùng năm kinh doanh. Công
ty mẹ ở trong nước cũng phải chịu thuế đối với khoản cổ tức nhận được từ công ty con của nó ở nước ngoài. Nếu một quốc gia đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hàn Quốc quyết định miễn thuế cho các công ty Hàn Quốc, thì khoản tiền
thuế này cũng sẽ được miễn cho các công ty tại Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc sẽ xác nhận số thuế được miễn là số thuế đã nộp ở nước ngoài để các công ty không phải trả thuế tại Hàn Quốc. Nếu một quốc gia sở hữu một nguồn tài nguyên nhất định miễn thuế đối với thu nhập cổ tức được tạo ra từ đầu tư phát triển nguồn tài
nguyên ở nước ngoài của các công ty Hàn Quốc, thì khoản tiền thuế này cũng sẽ
được miễn tại Hàn Quốc. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nguồn lực ở
nước ngoài.
- về quản lý bảo hiểm đầu tư ở nước ngoài: Công ty bảo hiểm xuất khẩu Hàn
các nguyên nhân như: bị tước quyên sở hữu, chiên tranh, vi phạm hợp đông, và rủi
ro do chuyển tiền. Có thể nhận thấy, Chính phủ Hàn Quốc hầu như không can thiệp
nhiều bằng các biện pháp hành chính mệnh lệnh, mà chủ yếu thực hiện quản lý hoạt
động OFDI thông qua các định chế tài chính và các công ty Nhà nước. Đây cũng là
một cách thức quản lý mềm dẻo, linh hoạt và tạo điều kiện cho các DN trong nước
khi đầu tư kinh doanh ra nước ngoài. Tại Hàn Quốc các nhà đầu tư không cần xin
cấp phép để được OFDI, mà chi cần thông báo với một ngân hàng thương mại nơi
thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Việc kiểm soát thông tin về dự án đầu tư ở nước
ngoài thông qua các giao dịch tiền tệ ở các ngân hàng sẽ giúp giám thiều các mệnh lệnh
hành chính vừa rắc rối, mất thời gian lại vừa không hiệu quả. Các ngân hàng hoặc tổ
chức tín dụng cũng chính là nơi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các DN OFDI như:
cấp tín dụng, cung cấp bảo hiểm đầu tư... Sự gắn bó giữa nhà đầu tư và các ngân hàng
khá mật thiết, hạn chế được việc trốn tránh cung cấp thông tin về dự án OFDI của các
DN trong nước, tăng hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động OFDI.