KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ VỀ RAU QUẢ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ (Trang 26 - 28)

III. NHẬP KHẨU

2. KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ VỀ RAU QUẢ

Xuất phát từ sự khác nhau giữa cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, cũng như sự khác biệt về lợi thế so sánh tương đối, cho nên Hoa Kỳ tuy xuất khẩu rau quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng rau quả đáng kể. Đó là những sản phẩm do trong nước chưa sản xuất được, hoặc chưa đáp ứng đủ, cần nhập khẩu bổ sung, nhưng cũng có những sản phẩm nhập khẩu do nhu cầu trái vụ của người tiêu dùng. Nhìn chung thị trường rau tươi trong những năm qua không có những biến động lớn, trong khi đó thị trường quả tươi lại diễn ra sôi động trên toàn quốc cũng như toàn thế giới với số lượng và trị giá tăng trưởng nhanh đều, đặc biệt trong 5 năm vừa qua. Mặt khác trong thập kỷ 90, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đồng đô la tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác đã kích thích nhập khẩu tất cả các mặt hàng nông sản. Trong đó các sản phẩm vườn chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là các sản phẩm nhiệt đới như cà phê, ca cao, cao su. Đáng chú ý là trong giai đoạn 1991-2001, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ vườn của Mỹ tăng hơn 2 lần, từ 8,6 tỷ lên đến 17,2 tỷ. Các sản phẩm từ vườn bao gồm rau quả tươi, rau quả chế biến và đồ uống chế biến từ rau quả. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu các loại quả và rau của Mỹ tăng lên đáng kể. Nhập khẩu quả tươi (không tính dưa hấu) đã tăng mạnh, chiếm từ 34,7% tỷ lệ tiêu dùng trong nước năm 1990 lên tới 42% năm 2000. Cũng trong giai đoạn này (nếu không tính dưa hấu và chuối), tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng hoa quả tươi tăng từ 11,6% lên 19% trong tổng tiêu dùng cả nước.

Khung cảnh chung của thị trường rau quả Mỹ trong những năm qua rất sôi động, đầy đủ các chủng loại đến từ hầu hết các nước trên thế giới. Nhập khẩu rau mang tính mùa vụ cao, rộ vào khoảng thời gian giữa tháng 10 và tháng 4 năm sau khi sản xuất ở Mỹ có phần hạn chế. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu rau bình quân là 5%, không cao bằng tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu trái cây, nhưng nhìn chung tăng nhanh hơn so với toàn thế giới.

Trong đó hơn một nửa là nhập khẩu rau tươi, với giá trị tăng đều hàng năm. Các loại rau nhập khẩu vừa để bổ sung cho nguồn cung trong nước còn hạn chế, vừa để thoả mãn cầu hoa quả và rau đa dạng của người tiêu dùng Mỹ ở khắp các bang. Kim ngạch nhập khẩu rau tươi năm 2000 là 2,4 tỷ đôla, tăng 4% so với năm 1999, vừa đủ để bù cho lượng nhập khẩu rau tươi giảm năm 1999. Nhập khẩu rau tươi và dưa chiếm 6,9% trong tiêu dùng nội địa và tăng lên 13,6% năm 2000. Rau tươi nhập khẩu chủ yếu và ổn định từ các nước: Hà Lan, Pêru, CostaRica, Cộng hoà Đô-mi-ni-ca.

Mỹ là nước nhập khẩu trái cây lớn của thế giới, với lượng nhập khẩu hàng năm lên tới 5 tỷ USD, chủ yếu là trái cây nhiệt đới và chuối do đây là những loại sản phẩm mà Mỹ sản xuất ít và hầu như không sản xuất được, trong khi đó nhu cầu của người dân lại rất cao. Tuy vậy trong những năm qua, nhập khẩu trái cây ôn đới tăng mạnh, đặc biệt là nho và các loại dưa. Tuy nhiên nhập khẩu các mặt hàng này phụ thuộc vào mùa vụ, nhiều nhất vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân và giảm mạnh trong giai đoạn vào cuối tháng 5 đến tháng 10, nhìn chung nhập khẩu các mặt hàng này nhằm bổ sung cho mùa vụ của thị trường Mỹ. Hoa quả tươi vẫn là những loại được ưa chuộng nhất, chiếm hơn nửa số lượng bán ra trên thị trường, sản xuất tăng không kịp so với cầu tiêu dùng. Sự bùng nổ nhập khẩu quả tươi năm 1999 tăng tới mức 40%, nhưng năm sau đó chỉ tăng được 1%, dấu hiệu của sự tăng hết mức xuất hiện vào cuối năm 2000 và đầu 2001. Tăng nhập khẩu chủ yếu là do việc mở rộng nhập khẩu nho tươi từ Chilê và Mêhico, dưa từ Guatemala, Costa Rica và Honduras, dâu tây từ Mexico. Nhưng trong những năm qua, hoa quả nước ngoài vẫn phải đối mặt với những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh dịch tễ của Hoa Kỳ. Đã có nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài phải đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu của Mỹ do nghi ngờ trong các lô hàng có chứa ấu trùng một loài ruồi. Theo nhận định của các chuyên gia thì năm nay (2003), có thể nhập khẩu hoa quả giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do kim

ngạch nhập khẩu chanh và cam giảm mạnh trong khi đó xuất khẩu lê và nho của các thị trường khác vào Mỹ tăng lên. trái cây chế biến chủ yếu dưới dạng nước ép: cam, táo, rượu, dứa, lê, đào, dâu đóng hộp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w