THỊ TRƯỜNG MỸ
1. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU
- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất-nhập khẩu nói chung và xuất-nhập khẩu rau quả nói riêng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu; chính phủ đã có nhiều ưu đãi thích hợp như: áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu, hỗ trợ nhập khẩu giống dứa Cayen, trợ giá xuất khẩu dứa hộp sang thị trường Mỹ, hỗ trợ lãi suất đối với rau quả xuất khẩu, thưởng xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả tươi và chế biến. Hơn nữa chính phủ cũng có những quy định về khoản chi hoa hồng giao dịch và môi giới xuất khẩu trả cho người nước ngoài, phần nào giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bán được hàng, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các khoản chi này được coi là chi phí hợp lý, khuyến khích tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, chính phủ cũng kiên quyết xoá bỏ một số thủ tục và các loại lệ phí chưa hợp lý liên quan đến xuất khẩu. Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; vì vậy hoạt động xuất khẩu rau quả trong những năm gần đây diễn ra sôi nổi.
- Trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu rau quả trên thế giới ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp nhà nước đã tích cực chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức tốt khâu quản lý, thanh quyết toán từng lô hàng nhằm đem lại hiệu quả cao; khâu sắp xếp tổ chức và mạng lưới kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Các doanh nghiệp cũng xúc tiến mở văn phòng đại diện, thành lập công ty kinh doanh ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm ra nước ngoài tiêu thụ. Do vậy trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh, các mặt hàng rau quả đa dạng hơn, ngày càng có nhiều giống rau quả mới được đưa ra sản xuất và xuất khẩu. Khâu tiếp thị đã được các doanh nghiệp chú ý. Một số
công ty chế biến, công ty kinh doanh xuất khẩu đã chủ động tìm thị trường, bạn hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả của nước ta đã qua rồi bước đi chập chững trong việc thâm nhập các thị trường lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, đã đến lúc các doanh nghiệp của ta bắt đầu củng cố chỗ đứng đã có và từng bước mở rộng thị trường ở các trung tâm đó. Thêm vào đó, trong nhiều năm qua chúng ta đã hình thành được một số vùng rau quả tương đối tập trung. Thí dụ: vùng vải và nhãn ở đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Đông Bắc, vùng rau ôn đới ở ĐBSH và Đà Lạt… Ở những vùng chuyên canh rau quả tập trung này, đã hình thành các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm cho toàn vùng. đó là những hạt nhân tạo vùng chuyên canh quan trọng. Những hạt nhân này sẽ góp phần đáng kể để củng cố và mở rộng vùng chuyên canh rau quả đã và đang hình thành.
- Sau nhiều năm đàm phán và thương lượng, cuối cùng hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết và có hiệu lực cuối năm 2001. Đây là thành công to lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường. Hàng rào thuế quan vào thị trường Hoa Kỳ đã đang và sẽ hạ xuống mạnh làm cho nhiều mặt hàng của ta có lợi thế hơn khi xâm nhập vào thị trường này. Một số mặt hàng rau quả Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong khi đang phải chịu đánh thuế rất cao từ 30% đến 40%, nay khi thực thi Hiệp định sẽ giảm xuống còn 3-4%, giúp rau quả Việt Nam có cơ hội cạnh tranh công bằng trên thị trường Mỹ và sẽ cải thiện được vị trí hiện có của mình. Thực tế cho thấy, xuất khẩu rau quả của nước ta sang Mỹ tăng nhanh trong những năm vừa qua. Hiện tại Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả đứng lớn thứ 6 của Việt Nam và là một thị trường đầy tiềm năng, lý tưởng để Việt Nam mở rộng xuất khẩu rau quả.
2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU
Tiềm năng và năng lực xuất khẩu rau quả của nước ta ra thị trường thế giới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng còn không ít những khó khăn:
- Mặc dù thời gian qua, rau quả nước ta đã phát triển khá nhanh cả về diện tích và sản lượng, nhưng sản xuất còn manh mún, chưa hình thành các vùng tập trung lớn để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhìn chung, tốc độ xây dựng vùng nguyên liệu không theo kịp tốc độ xây dựng nhà máy, năng suất và chất lượng nguyên liệu còn thấp, công tác chỉ đạo, công tác quản lý xây dựng vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập. Một nguyên nhân khác nữa là một số nhà máy mới đi vào sản xuất trong thời gian ngắn lại gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu và giá xuất khẩu giảm mạnh, nên việc trả nợ trở thành vấn đề không mấy dễ dàng. Mặt khác, theo chế độ, vốn lưu thông được cấp 30%, nhưng trên thực thế thì các nhà máy không được cấp hoặc cấp với số lượng quá ít khiến các nhà máy trên phải đi vay với lãi suất cao để sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để đạt được mục tiêu đặt ra cho năm 2003, ngành rau quả cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản là sản xuất nguyên liệu rau quả, xây dựng các cơ sở chế biến rau quả, đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ xuất khẩu rau quả và vấn đề vốn. Dự kiến, số vốn dành cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến, xây dựng kho bảo quản sẽ là khoảng 957 tỷ đồng. Các cơ sở chế biến rau quả sẽ được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên các nhà máy tại các vùng có sẵn nguyên liệu. Cụ thể, chỉ xây dựng nhà máy khi đã có 60% nguyên liệu và đã có phương án đa dạng hoá, tổng hợp lợi dụng và phương án tiêu thụ sản phẩm. Các nhà chuyên môn cũng nhận định, khi xây dựng các dự án cần có phương pháp đa dạng hoá sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, tận dụng các loại phế phẩm để sản xuất các sản phẩm phụ như rượu, dấm, phân bón, thức ăn chăn nuôi... để tăng hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Đối với các nhà máy hiện đang sản xuất thì cần khẩn trương xây dựng phương án sản xuất phụ.
được các cấp quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp chú ý xúc tiến, và bước đầu đạt được một số tiến bộ so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn dừng ở mức thăm dò. Chưa đầu tư thoả đáng cho hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường, vì vậy chưa thực sự thiết lập được hệ thống thị trường chủ lực với những mặt hàng xuất khẩu ổn định với khối lượng lớn. Những thông tin thương mại thu thập được về thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế, chung chung, chậm được xử lý, chậm tới tay người sản xuất, nên xảy ra tình trạng sản xuất phát triển tự phát, thiếu ổn định, sản xuất thoát ly nhu cầu thị trường, sản phẩm sản xuất ra chậm tiêu thụ, ứ đọng gây thiệt hại cho người sản xuất. Về phía người sản xuất, mặc dù đã được giao quyền tự chủ, song trên thực tế họ chưa đủ khả năng thực hiện quyền tự chủ trong khâu tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường, do thiếu hiểu biết trong lĩnh vực này, và do hạn chế về kinh phí. Nhìn chung, chưa có sự phân định rõ ràng để thúc đẩy công tác marketing ở tầm vĩ mô và vi mô nên chưa mở rộng được thị trường, hạn chế mặt hàng xuất khẩu.
- Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu rau quả chưa hợp lý, thiếu hiệu quả. Ngày càng xuất hiện nhiều các tổ chức kinh doanh xuất khẩu rau quả ngoài quốc doanh. Số lượng các nhà kinh doanh rau quả thì lớn, song giữa họ thiếu sự liên kết trong kinh doanh nên dẫn đến xu hướng “trăm hoa đua nở”, nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu rau quả. Trong khi đó cơ chế quản lý chưa theo kịp với thực tiễn, do vậy dẫn đến tình trạng tranh mua ở thị trường trong nước, tranh bán ở thị trường nước ngoài, trong quan hệ với nông dân không ít doanh nghiệp thường hoạt động theo cách “ dễ làm, khó bỏ” thiếu trách nhiệm với nông dân. Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế.
-Tuy rau quả xuất sang thị trường Mỹ đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua, nhưng nhìn chung kim ngạch mới chỉ chiếm 0,1% nhập khẩu của nước này, còn bị các đối thủ cạnh tranh vượt xa. Nguyên nhân khách quan là hiệp định thương mại giữa hai nước mới có hiệu lực được một
năm, luật pháp Hoa Kỳ lại phức tạp, các quy định về vệ sinh thực phẩm khắt khe, nhưng cũng thừa nhận công tác nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ còn tản mạn và thiếu tính định hướng. Chưa có sự phối hợp giữa Bộ thương mại với các hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo chuyên ngành chuyên sâu (ví dụ: rau quả có thể thâm nhập được loại rau gì quả gì, nhu cầu của Hoa kỳ có đặc thù gì, luật pháp ra sao, cạnh tranh như thế nào). Thêm vào đó, trong khi một số sản phẩm rau quả chế biến dành cho xuất khẩu của Việt Nam đang được giá trên thị trường Mỹ cũng như thị trường thế giới như nước quả, nước cà chua, nước dứa cô đặc, dưa chuột thì lại không đủ nguyên liệu để chế biến, nhất là các công ty của Mỹ đang có nhu cầu rất cao đối với sản phẩm nước dứa cô đặc của nước ta, nhưng khả năng cung cấp lại có hạn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ I. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
1. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ CỦA MỸ TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Dự kiến kim ngạch nhập khẩu nông sản của Mỹ sẽ tăng từ 37 tỷ năm 1999 lên tới 51 tỷ năm 2009, tốc độ tăng là 31%/năm. Nguyên nhân chủ yếu do lượng rau quả nhập khẩu tăng mạnh, trong đó có các sản phẩm: trái cây tươi, nước trái cây, rượu và nước ngọt, rau tươi và rau đã qua chế biến. Trong dài hạn, nguồn cung phong phú và nhu cầu rau quả tăng mạnh nên nhập khẩu các sản phẩm từ vườn tăng lên đáng kể. Giai đoạn 2002-2009, nhập khẩu các sản phẩm vườn tăng 4,1 %/năm, từ 17 tỷ lên tới 23 tỷ.
1.1. Về cơ cấu nhập khẩu rau quả
Trong những năm qua, số lượng nhập khẩu rau tươi trên thế giới tăng bình quân 1,8%/năm. Những năm tới, nhu cầu rau quả trên thế giới sẽ tăng khoảng 5%/ năm. Với tốc độ này thì đến năm 2010 lượng rau nhập khẩu trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 17 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước thuộc EU: Pháp, Đức, Anh, và Canada, Hồng Kông, Hoa kỳ, trong đó Hoa Kỳ sẽ nhập khẩu khoảng 1 200 tấn mỗi năm.
Thị trường trái cây thế giới được chia thành: thị trường quả nhiệt đới, thị trường quả có múi và thị trường chuối. Theo dự báo thì thị trường quả nhiệt đới sẽ tăng nhanh nhất với nhu cầu cao và tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 8%. Nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn (năm 2010), trong đó 2 khu vực EU và Mỹ chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu quả nhiệt đới.
Dứa vẫn là quả nhiệt đới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn dự báo nhưng tốc độ giao dịch của xoài có xu hướng tăng nhanh hơn. Theo FAO, lượng nhập khẩu dứa toàn cầu sẽ đạt 922 000 tấn, chủ yếu tăng lên ở các nước phát triển với lượng nhập khẩu chiếm 89-90% tổng lượng dứa nhập khẩu toàn
cầu, trong đó Mỹ là nước nhập khẩu dứa tươi lớn nhất, chiếm 46% tổng lượng nhập khẩu dứa. Nhập khẩu xoài của Mỹ cũng sẽ tăng 7%, và đạt được 450 000 tấn vào năm 2010, trong khi đó lượng nhập khẩu xoài của thế giới sẽ đạt 1,5 triệu tấn năm 2010. Mỹ vẫn là những nước nhập khẩu quả bơ lớn nhất thế giới, chiếm 29% tổng lượng nhập khẩu quả bơ toàn cầu năm 2010. Sản xuất quả bơ của Mỹ sẽ chỉ tăng 2% trong giai đoạn dự báo, không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và nhập khẩu vào nước này dự báo sẽ tăng tới 11%, đạt 205 000 tấn vào năm 2010. Đây cũng là nước nhập khẩu đu đủ lớn nhất thế giới với lượng nhập khẩu đạt 161 000 tấn, chiếm 48% tổng nhập khẩu đu đủ toàn cầu năm 2010.
Sản xuất quả có múi trên toàn cầu sẽ tăng nhanh, nhưng nhu cầu trên thế giới lại giảm, gây sức ép làm giảm diện tích trồng mới và tốc độ tăng sản lượng sẽ ở mức thấp. Mỹ vẫn là nước cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới. Đến năm 2005, Mỹ có thể phát triển rất mạnh về sản xuất cam và có thể chuyển từ một nước nhập khẩu thành xuất khẩu cam. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ quả có múi tươi trên toàn thế giới vào năm 2010 là 6.461.000 tấn, trong đó các nước Bắc Mỹ tiêu thụ 30.595. 000 tấn. Theo dự báo của FAO nhu cầu nhập khẩu chuối ròng sẽ tăng bình quân 1,9%/ năm trên toàn cầu, lượng chuối nhập khẩu bình quân là 4,2 kg/người/năm vào năm 2005 trong đó tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển đạt 8,5kg/người/năm. Mặc dù có sự tăng nhanh của các nước đang phát triển nhưng trong 5 năm tới Mỹ vẫn là nước nhập khẩu nhiều chuối nhất với 32% thị phần toàn cầu.
1.2. Dự báo về giá
Mặc dù cầu tăng mạnh nhưng giá cả của các loại hàng hoá và giá trị thương mại của Mỹ và thế giới vẫn thấp trong trung hạn. Nguyên nhân chính là do khối lượng hàng tồn kho lớn, năng suất cũng như sản lượng nông sản của các nước xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Tình hình sẽ thay đổi trong dài hạn khi nhu cầu nhập khẩu tăng vững và lượng tồn kho giảm. Tuy nhiên, triển
ngừng trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt ở các nước đang có thế mạnh về xuất khẩu. Theo dự báo, trong 5 năm tới, giá chuối xuất khẩu trên thế giới có thể giảm 18%, trong đó một số thị trường nhập khẩu như Bắc Mỹ có thể giảm tới 25% và thị trường châu Á giảm ít hơn khoảng 6%. Cũng theo dự báo của tổ chức nông lương thế giới về giá xuất khẩu (theo giá USD hiện tại) của rau tươi sẽ vào khoảng 562 USD/tấn vào năm 2010.
2. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU RAU QUẢ
Theo Quyết định số 182/1999/Q/TTg phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa, đề ra một số mục tiêu đến năm 2010:
- Tạo thêm việc làm cho khoảng 5 triệu người
- Nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu đời sống nhân dân về rau, quả và hoa, cây cảnh (thông thường và cao cấp), trong đó đẩy mạnh sản xuất, chế biến nước quả với giá rẻ để từng bước thay thế nước uống có cồn hiện nay;
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 là 1 tỷ USD. Trong đó 52% là rau, măng tây, măng ta, các loại quả gần 32% và gia vị gồm hạt tiêu 100 triệu USD, hoa và cây cảnh khoảng 5%.
Tuy nhiên theo chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Bộ thương mại