II. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO
1. NHỮNG GIẢI PHÁP VI MÔ
1.5. Giải pháp về công nghệ và thông tin
Chúng ta cần phải củng cố và nâng cao chất lượng các viện/trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây ăn quả, rau. Lập qui hoạch sản xuất giống phù hợp với từng vùng sinh thái. Nhà nước chỉ nên tập trung vào nghiên cứu, chọn, lai tạo các giống gốc. Tuy nhiên, cũng có sự hỗ trợ huấn luyện về kỹ thuật sản xuất giống xác nhận cho các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất giống thương mại để khuyến khích họ sản xuất đủ giống tốt cung cấp cho nông dân. Thay đổi trong quy trình xây dựng và phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học cũng là rất cần thiết. Theo đó, các đề tài cần xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn theo yêu cầu của thị trường thay vì quyết định một cách chủ quan từ trên xuống như hiện nay. Nói một cách khác, các đề tài nghiên cứu sẽ được thực tiễn thị trường đặt hàng và phục vụ cho nhu cầu thiết thực đối với từng mặt hàng rau quả. Nhà nước cần xây dựng một qui trình đấu thầu đề tài thay vì phân bổ một cách dài trải như hiện nay. Ngân sách nghiên cứu của nhà nước cần đầu tư có chọn lọc cho các đề tài mang tính cấp thiết theo yêu cầu của tình hình thực tiễn thay vì cấp đều theo bình quân chủ nghĩa cho tất cả các đơn vị nghiên cứu. Ngân sách nghiên cứu khoa học của nhà nước không chỉ cho các đơn vị thuộc nhà nước mà cần có sự mở rộng ra các cơ sở nghiên cứu
tế. Công tác nghiên cứu khoa học-công nghệ đối với rau quả cần tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu. Thứ nhất là nghiên cứu chọn lọc, lai tạo, thuần hoá những giống mới, giống tốt để cung cấp đủ cho nông dân tại các vùng sinh thái khác nhau. Chúng ta phải luôn tạo ra những giống mới, giống đặc sản, và hơn nữa tạo ra những giống trái vụ, lệch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Thứ hai, nên tập trung vào nghiên cứu đưa ra các công nghệ bảo quả rau quả để nâng cao thời hạn bảo quả rau quả. Công nghệ giúp kéo dài thời gian bảo quản rau quả vừa giúp kéo dài thời vụ của các loại rau quả vừa góp phần to lớn để nâng cao chất lượng rau quả, nhất là đối với rau quả phục vụ cho xuất khẩu. Chúng ta nên tập trung phát triển những giống mới, giống tốt phù hợp với thị trường quốc tế. Các kết quả nghiên cứu về giống cũng như công nghệ bảo quản cần phải được phổ biến ứng dụng rộng rãi, đặc biệt thông qua hệ thống khuyến nông cơ sở để các hộ nông dân nhanh chóng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật.
Việc thông tin thị trường và các vấn đề có liên quan đến rau quả còn rất hạn chế, nhất là tin thị trường rau quả thế giới. Do đó doanh nghiệp và nông dân thiếu thông tin đầy đủ kịp thời cho sản xuất và kinh doanh. Mặc khác, hiện nay chúng ta vẫn chưa có hệ thống giám sát và thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xử lý thông tin nên không có thông tin để cung cấp, chưa kể đến lý ra phải có bộ phận gồm các chuyên gia giỏi chuyên tập trung phân tích thông tin để dự đoán tình hình thị trường nhằm đề ra đề xuất các chính sách, chiến lược chủ động thay vì bị động đối phó giải quyết tình thế như hiện nay. Thông tin cũng là một khâu quan trọng cần được lưu tâm củng cố và phát triển hơn nữa. Một mặt, chúng ta phải tăng cường củng cố công tác thông tin để cung cấp đầy đủ, cập nhất thông tin về diễn biến tình hình thị trường giá cả cho các doanh nghiệp, hộ nông dân để họ có thể kịp thời đối phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Hơn nữa, vai trò quan trọng hơn đối với nhà nước là tập trung vào công tác dự báo, đánh giá và nghiên cứu thị trường. Đây là việc đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và công sức mà bản thân từ doanh
nghiệp không thể làm nổi. Hơn nữa, do vậy nhà nước và sau đó là các hiệp hội ngành hàng phải thực sự đóng vai trò quan trọng. Nhà nước cần thu thập và phổ biến cho các doanh nghiệp thông tin về các thị trường xuất khẩu đặc biệt là về tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục kiểm dịch, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và xu hướng nhu cầu tiêu thụ. Những thông tin này là hết sức hữu ích đối với doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn sàng và kịp thời khai thác nhu cầu của các thị trường nước ngoài.