II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM
1.1.1. Đặc điểm và xu hướng biến động chung của
khẩu rau quả Việt Nam
Từ năm 1990 trở về trước, rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập Cộng Đồng Hỗ Trợ Kinh tế COMENCO. Sau cuộc khủng hoảng của các nước XHCN, sự sụp đổ của khối COMENCO làm gián đoạn trao đổi thương mại giữa các nước, thêm vào đó sự suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm của Việt Nam. Xuất khẩu giảm từ 9.535 tấn (1989) xuống còn 450 tấn (1991).
Trong vòng một vài năm sau đó, xuất khẩu rau quả lại tăng mạnh trở lại một phần do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số diện tích đất trồng lúa được chuyển sang trồng rau và cây ăn quả. Đây cũng là thời kỳ sản xuất rau quả được nhà nước đặc biệt quan tâm, do vấn đề an ninh lương thực không còn là vấn đề bức xúc hàng đầu. Chính phủ đã duyệt đề án phát triển rau quả đến năm 2010 với tổng vốn đầu tư lên đến 16.086 tỷ đồng. Nhờ vậy, những năm gần đây, trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp hơn những năm trước thì rau quả lại nổi lên như một mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn.
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 1997-2000
Năm Giá trị (triệu USD) % so với năm trước 1996 61 145% 1997 68 111% 1998 54 79% 1999 105 194% 2000 213.6 203% 2001 330 154% 2002 201 61%
Nguồn: Bộ thương mại
Kim ngạch năm 1996 tăng gấp gần 4 lần kim ngạch năm 1993. Chủ yếu do việc thả nổi đồng nội tệ của Việt Nam làm cho xuất khẩu có lợi hơn, và thị trường xuất khẩu được tự do hoá nhanh chóng, cho phép các công ty tư nhân tham gia xuất khẩu. Từ năm 1997 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã có bước tăng trưởng tương đối vững chắc và đạt kết quả cao xấp xỉ 30%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam có kim ngạch trên 50 triệu USD trong cùng giai đoạn 1996-2001. Với tốc độ đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của Việt Nam trong năm 2001 đã đạt mức kỷ lục 330 triệu USD, gấp hơn 5 lần so với mức 61 triệu USD đạt được trong năm 1996. Cũng trong thời gian này kim ngạch xuất khẩu rau quả của năm 1998 bị giảm đáng kể hơn 25%, chủ yếu là do khủng hoảng tài chính khu vực làm giảm giá xuất khẩu, dẫn đến kim ngạch giảm, thêm vào đó là hiện tượng El Nino nắng kéo dài và hạn hán làm năng suất của rau quả thấp lại vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của rau quả Thái Lan. Nhưng năm sau đó, sản phẩm rau quả xuất khẩu có mức tăng trưởng lớn thứ 3 trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam. Tổng số ngoại tệ thu về từ xuất khẩu rau quả chỉ đứng thứ 4 sau thuỷ sản, gạo, cà phê.
tăng 54% trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước lại giảm nhẹ từ 2,8 tỷ USD xuống còn 2,77 tỷ. Tuy vậy giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được còn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu rau quả mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu rau quả mới chiếm tỷ trọng là 1,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nông-lâm-thuỷ sản, và tỷ trọng này có tăng lên trong những năm sau đó, năm 1999: 3%, năm 2000: 5%, và đỉnh cao đạt được là 7,5% trong năm 2001, nhưng vào 2 năm 2002 và 2003 tỷ trọng đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân này bắt nguồn từ tình trạng giá nông sản xuất khẩu giảm trên thị trường thế giới, phần nữa là do những khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc-thị trường rau quả lớn nhất của Việt Nam - sau khi Trung Quốc ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Những con số trên nói lên rằng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, giá trị xuất khẩu rau quả còn rất nhỏ bé và không đáng kể so với xuất khẩu nông- lâm- thuỷ sản nói chung.