II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM
1.1.2. Xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu
Nam vào thị trường Mỹ
Cùng với xu hướng biến động tăng của xuất khẩu rau quả nói chung vào tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ cũng tăng trong những năm qua, đưa thị trường Mỹ trở thành thị trường rau quả lớn thứ 6 của Việt Nam sau những thị trường Châu á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước những năm 1990, hầu như rau quả của Việt Nam chưa đến được với thị trường Mỹ, vì khoảng cách địa lý, đặc biệt tình hình chính trị giữa hai nước còn quá nhạy cảm dẫn đến trao đổi thương mại đều không đáng kể. Hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ do không được hưởng chế độ đãi ngộ Tối Huệ Quốc (MFN), phải chịu thuế suất rất cao từ 30% đến 40%, dẫn đến khó cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài trên thị trường này. Tuy vậy, từ năm 1998
trở lại đây, giá trị ngoại tệ thu được từ xuất khẩu rau quả vào Mỹ cũng tăng đáng kể và được đánh giá là rất có triển vọng trong tương lai.
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000tấn)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Kim ngạch xuất
khẩu 3457 2894 2178 1971 5318
Nguồn: Vụ Thống kê- Bộ Thương Mại.
Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 2 lần so với kim ngạch năm 2000, đạt giá trị trên 5 triệu đôla, gần bằng giá trị xuất khẩu vào một trong số những thị trường rau quả chính của Việt Nam như Hàn Quốc (7,783 triệu đô la). Tốc độ tăng trung bình cao hơn so với tốc độ tăng kim ngạch qua các năm vào những thị trường lớn của rau quả Việt Nam. Được đánh giá là thị trường tiềm năng, vì vậy kim ngạch chưa lớn, mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng hơn 2% so với giá trị xuất khẩu rau quả của cả nước, nhưng đó cũng là những kết quả đáng khích lệ cho toàn ngành. Dấu hiệu của sự gia tăng này bắt đầu vào năm 1998, từ sự “cất cánh” của mặt hàng dứa hộp xuất khẩu của ta sang thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu dứa hộp trong tương lai sẽ lên tới hơn chục triệu đô la mỗi năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa ổn định, và còn rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả hàng năm của Mỹ. Đạt tỷ trọng là 0,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, thể hiện rau quả Việt Nam thực sự mới chỉ là “đặt chân” lên đất Mỹ, chứ chưa để lại dấu ấn quan trọng nào. Mỹ là một thị trường khó tính với những quy định khắt khe về vệ sinh, các quy định về nhãn mác thương mại và xuất xứ hàng hoá. Trong khi đó, công nghệ chế biến và bảo quản vệ sinh dịch tễ của ta lại chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cũng như thị
hiếu thị trường. Khâu tiếp thị và quảng cáo của Việt Nam còn yếu, làm hạn chế khả năng đẩy nhanh xuất khẩu rau quả chế biến cũng như rau quả tươi sang thị trường Mỹ.