7. Cấu trúc của đề tài
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của thư viện huyện
Thư viện công cộng là thư viện do Nhà nước đứng ra thành lập và nuôi dượng theo những nguyên tắc nhất định. Chúng có vốn sách thuộc tất cả các ngành khoa học, phục vụ cho mọi đối tượng người dùng và không gắn với một cơ quan cụ thể nào. Thư viện công cộng thuộc hệ thống thư viện của nhiều nước là các thư viện được tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ: thư viện quốc gia, thư viện tỉnh, thư viện huyện, thư viện cơ sở, thư viện dành cho người lớn và trẻ em [ tr.22].
Thư viện huyện là loại hình thư viện công cộng được thành lập ở cấp huyện, có trự sở đóng trên địa bàn quận, huyện, thành phố ( gọi chung là cấp huyện), có vốn tài liệu thuộc tất cả các ngành khoa học nhằm phục vụ cho mọi đối tượng người dùng bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân địa phương.
Tại điều 1, Pháp lệnh Thư viện năm 2001 quy định: “ Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu nhập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [tr.21].
Trên thực tế với việc không ngừng xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử lý tài liệu, tổ chức bộ máy tra cứu, tổ chức phục vụ người đọc, người dùng tin, bảo quản vốn tài liệu, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện, tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, nghiên cứu ứng dụng CNTT vào các hoạt động thư viện… các thư viện đã góp một phần không nhỏ phục vụ cho việc xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH đất nước, góp phần đảm bảo cho an ninh quốc phòng vững chắc.
Thư viện cấp huyện là một mắc xích quan trọng trong hệ thống thư viện công cộng, là cấp tổ chức, quản lý trực tiếp mạng lưới thư viện cơ sở và phong trào đọc sách tại địa phương. Theo quy chế thư viện huyện, thành phố trực thuộc tỉnh ban hành năm 1979, thư viện cấp huyện có nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nhu cầu đọc phổ thông của mọi tầng lớp nhân dân trong phạm vi địa bàn mình.
Thư viện cấp huyện có nhiệm vụ luân chuyển sách báo phục vụ lãnh đạo các cấp, các cơ quan, các cán bộ chuyên môn trong huyện đồng thời phục vụ sách báo cho quần chúng ở cơ sở. Đối với độc giả gần thư viện, thư viện phục vụ tại chỗ hoặc cho mượn về nhà. Đối với đọc giả ở xa, thư viện cho mượn sách tập thể thông qua thư viện cơ sở xã, phường, thị trấn. Thư viện có nhiệm vụ thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách bằng những hoạt động có tính chất quần chúng, như: nói chuyện chuyên đề, giới thiệu nững tác phẩm hay, điểm sách, triển lãm sách, thi tìm hiểu về sách, vui đọc sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách… đồng thời tập trung tuyên truyền cho những cuốn sách phục vụ các đợt vận động chính trị, kinh tế, văn hóa của trung ương và địa phương. Cán bộ thư viện có nhiệm vụ thông báo cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật kịp thời nắm được những sách, báo tài liệu mới mà liên quan đến địa phương mình.
Công tác xây dựng phong trào đọc sách, báo ở cơ sở cũng là một nhiệm vụ của thư viện cấp huyện. Về mặt nghiệp vụ, thư viện cấp huyện có nhiệm vụ xây dựng phát triển, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên tại thư viện cơ sở đã có và chuẩn bị xây dựng mới trong địa bàn huyện mình. Trong hoạt động phong trào nhằm phát
triển công tác thư viện và vận động quần chúng đọc sách, thư viện huyện cần phải giúp đỡ việc tổ chức ban đầu về nghiệp vụ cho những phòng đọc sách, thư viện mới thanh lập, hướng dẫn về phương thức phục vụ đối với các thư viện đã có. Dưới sự chỉ đạo của đơn vị cấp trên trực tiếp, thư viện cấp huyện cần phối hợp với nhiều ngành, như: giáo dục, y tế, đoàn thanh niên, phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội nông dân…. Để mở rộng hình thức và phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo.
Vai trò và tác dụng của thư viện đối với xã hội, cộng đồng, gia đình và toàn thể xã hội được khẳng định ngay khi nó được hình thành:
- Thư viện là mái trường thứ hai, là thiết chế giáo dục ngoài nhà trường, là bạn đồng hành cùng giáo dục. Điều này được thể hiện ở chỗ: góp phần xóa mù, tham gia nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và bổi dượng nhân tài tại địa phương; - Là cơ quan cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, đa dạng nhiều chiều và cần thiết cho mọi người, mọi nhóm người, không chỉ là thông tin khoa học tự nhiên – xã hội, mà còn là tin tức hằng ngày ;
- Thư viện trở thành một thiết chế văn hóa, thực hiện chức năng văn hóa ở nhiều nơi, nó trở thành trung tâm chủ yếu của sinh hoạt văn hóa, giúp người dân và các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động văn hóa và sáng tạo giá trị văn hóa;
- Thư viện tham gia sử dụng thời gian rỗi có ích, cung cấp sách báo cho bạn đọc ngoài nhu cầu nâng cao kiến thức còn được thư giãn và giải trí. Khi xã hội càng hiện đại thì các hoạt động văn hóa càng được nhiều người quan tâm, lúc đó vai trò của thư viện càng được đánh giá cao.
Thực hiện chức năng “ Xây dựng và tổ chức sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa phương [tr.18].
Nhiệm vụ của thư viện công cộng nói chung và thư viện công cộng cấp huyện nói riêng là dùng tài liệu để truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, kinh tế, văn hóa cho mọi tầng lớp trong cộng đồng,
góp phần đổi mới bộ mặt địa phương, góp phần vào công cuộc CNH – HĐH đất nước.
Với vị trí giao thông thuận tiện, TP.HCM có một vị trí địa lí hết sức quan trọng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thư viện cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất, con người, VTL, kinh phí để duy trì hoạt động, trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa các huyện cần phải chú trọng đến nhiều vấn đề, đặc biệt là xây dựng, lôi cuốn và dần hình thành thói quen đọc sách của mỗi người dân; chú trọng đến các huyện có nhiều khu công nghiệp, trường học đóng trên địa bàn, đây cũng là những địa chỉ đỏ để thư viện phát huy được vai trò của mình. Trong bối cảnh đó, thư viện cần phải nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh là một việc làm cấp thiết và duy trì thường xuyên, đều đặn. Mạng lưới thư viện cấp huyện, với vai trò là cấu nối giữa tỉnh và cơ sở trong việc phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương.
Thực hiện chức năng “ Xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương” , ngày nay, thư viện cấp huyện đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh, là cơ quan văn hóa giáo dục quan trong, trung tâm thông tin thư viện phục vụ cộng đồng học tập, nghiên cứu, giải trí, sản xuất của các tầng lớp cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tại địa phương, đồng thời thư viện cấp huyện là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ, luân chuyển sách, báo tới thư viện , tủ sách cơ sở để phục vụ nhân dân.
Nhiêm vụ của thư viện cấp huyện là dùng tại liệu tuyên truyền, truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức cách mạng, trình độ văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thông tin giải trí cho cán bộ nhân dân, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn, đô thị để đưa địa phương phát triển vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, với các huyện xa trung
tâm tỉnh, nơi có nhiều đồng bào thiểu số sinh sống, nơi còn thấp về trình độ, phong tục, tập quán còn nhiều lạc hậu.
1.5.3. Đặc điểm mạng lưới thư viện cấp huyện
Theo tài liệu năm 2009, trong tổng diện tích tự nhiên của TP.Hồ Chí Minh 2.095,01 km², đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác, được phân bố ở 5 huyện, thành phố, mạng lưới thư viện cũng phân bố đồng đều ở 10 địa giới hành chính trên. Với 26 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, do vậy nó đòi hỏi mỗi thư viện cũng phải có chiến lược bổ sung, phương thức phục vụ những tài liệu sao cho phù hợp với đặc điểm dựa trên phân tích các yếu tố của mỗi vùng miền để cho phù hợp. Hiện nay, mạng lưới thư viện cấp Quận huyện TP.Hồ Chí Minh toàn bộ 24 thư viện trực thuộc TTVH, 5/10 cán bộ thư viện huyện có trình độ đại học tuổi đời từ 22 đến 52, 3/5 huyện có vị trí địa lí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân tộc tương đồng, VTL thường ít chỉ từ 6 đến 10 nghìn bản sách, các huyện còn lại về cơ bản là giống nhau các yếu tố trên, nhưng VTL nhiều hơn từ 10 – 20 nghìn bản sách. 100% các huyện có thư viện cơ sở, mặc dù số thư viện chưa nhiều, nhưng có sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của thư viện huyện nên mạng lưới thư viện xã cũng đã phát huy được những thành tựu nhất định.
1.5.4. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin1.5.4.1. Đặc điểm người dùng tin 1.5.4.1. Đặc điểm người dùng tin
Người dùng tin thư viện cấp huyện ở TP. Hồ Chí Minh bao gồm: cán bộ, công chức, cán bộ hưu trí, học sinh các cấp, nông dân, công nhân…. Hầu hết họ đến thư viện để sử dụng thông tin phục vụ cho công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phục vụ công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ, giải trí, tìm hiểu những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủ công mỹ nghệ. TP. Hồ Chí Minh có 26 dân tộc sinh sống do vậy, người dùng tin cũng đa dạng về trình độ học vấn, đặc điểm sinh hoạt xã hội, ngôn ngữ, tập quán canh tác, đặc điểm tâm sinh lý…
- Về lứa tuổi, giới tính: Mỗi giai đoạn tuổi có một hoạt động chủ đạo chi phối nên có đặc điểm tâm lý riêng. Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn tới nội dung và phương pháp thỏa mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin .
Thư viện cấp huyện là thư viện công cộng phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân, nên lứa tuổi của bạn đọc cũng hết sức đa dạng từ thiếu niên – nhi đồng đến người cao tuổi; trong đó các em tuổi thiếu niên – nhi động chiếm 15%, thanh niên, học sinh trung học sở, trung học phổ thông chiếm 25%, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức chiếm 25%, cán bộ hưu trí chiếm 15%, nông dân và các thành phần khác 20%. ( theo phiếu điều tra bạn đọc của Thư viện KHTH-TP.HCM năm 2010). Theo điều tra cho thấy, bạn đọc ở lứa tuổi thanh thiếu niên – học sinh các cấp chiếm tỷ lệ đa số, vì hoạt động chủ đạo của họ là học tập ( bổ sung kiến thức ngoài nhà trường), và hoạt động giao tiếp, tâm sinh lý của tuổi mới lớn. Đây cũng là giai đoạn mà nhân các của các em hình thành, phát triển mạnh nhất và phức tạp nhất nên cần có sự quan tâm đặc biệt, sự hướng dẫn của người lớn và những người có trách nhiệm.
Theo phiếu điều tra tình hình hoạt động hằng năm của thư viện các huyện, thành phố báo cáo công tác gửi về Thư viện KHTH TP.HCM, tâm lý, giới tính có ảnh hưởng tới nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu đọc và nhu cầu tin, cụ thể: bạn đọc là nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới ( nữ 58,5%, nam 41,5%). Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn và bổ sung, phát triển VTL, công tác tuyên truyền và các hoạt động khác… bởi đặc điểm tâm sinh lý của mỗi giới khác nhau dẫn đến nhu cầu tin của họ cũng khác nhau.
- Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn tài liệu của bạn đọc, bạn đọc càng có trình độ cao thì cần những tài liệu mang tính chất kinh điển, mang nội dung nghiên cứu và ngược lại đối tượng là thanh thiếu niên – học sinh cần những tài liệu dễ hiểu và có kiến thức phổ thông….
- Về nghề nghiệp: Mỗi nghề lại yêu cầu ở con người những kỹ năng, kỹ sảo riêng và đòi hỏi họ phải có trình độ nhất định. Như vậy, để đáp ứng cho việc nâng cao trình độ mỗi đối tượng, người đọc sẽ có nhu cầu đọc các loại tài liệu riêng phù hợp với
nghề nghiệp, công việc chuyên môn của mình. Qua khảo sát trực tiếp và phỏng vấn bạn đọc tại các thư viện, luận văn đưa ra 6 nhóm bạn đọc khác nhau như sau.
1. Nhóm nhà lãnh đạo, quản lý, gồm : Lãnh đạo UBND huyện, xã, phường, thị trấn, trương, phó các đơn vị trực thuộc UBND, giám đốc công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn;
2. Nhóm cán bộ chuyên môn: Là cán bộ, công nhân viên chức thuộc các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn huyện;
3. Nhóm cán bộ hưu trí: Đây là nhóm đối tượng đến thư viện thường xuyên, nhìn chung trình độ học vấn trung bình;
4. Nhóm đối tượng là nông dân và các đối tượng khác: Đây là những người trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, trình độ khác nhau, nhưng nhìn chung là thấp hơn cả;
5. Nhóm học sinh, sinh viên: Là nhóm đối tượng đông nhất tại thư viện các huyện nhất vào dịp hè;
6. Nhóm đối tượng là thiếu niên, nhi đồng.
1.5.4.2. Đặc điểm nhu cầu tin
Hoạt động của bất kỳ thư viện nào cũng đều hướng tới mục đích cuối cùng là thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của bạn đọc. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá hoạt động của thư viện của thư viện.
Nhu cầu đọc xuất hiện trong quá trình lao động, sản xuất, công tác, học tập nghiên cứu và các hoạt động giải trí khác. Các nhu cầu tin cũng khác nhau do có sự khác biệt về trình độ, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp… Các nhu cầu này cũng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển theo thơi gian. Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại các thư viện, đề tài thấy rằng, các đặc điểm về trình độ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến người dùng tin dẫn đến mỗi đặc điểm đó có sự khác nhau về nhu cầu tin của họ.
Nghiên cứu nhóm người dùng tin cho thấy, họ đều có những điểm giống và khác nhau về nhu cầu thông tin và loại hình thông tin về tất cả các lĩnh vực tri thức, cụ thể:
Giống nhau
- 100% người cho rằng, đọc sách là nhu cầu thường nhật và cần thiết với họ;