Kiện toàn bộ máy tổ chức mạng lưới thư viện huyện

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 81)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức mạng lưới thư viện huyện

Thư viện muốn hoạt động hiệu quả thì phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, đúng khoa học sẽ tác động tích cực rất lớn đến hoạt động của thư viện. Điều đó có nghĩa là cần có sự thống nhất về cơ quan chủ quản của các thư viện, tránh tình trạng thư viện trực thuộc TTVH vì quan trọng nhất muốn mạng lưới thư viện huyện phát triển cần quan tâm phát triển số lượng, chất lượng cán bộ thư viện. Nếu mỗi thư viện chỉ có 01 cán bộ thì khó có thể thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của một thư viện cấp huyện.

Về cơ quan chủ quản: Nên tách thư viện khỏi TTVH thành cơ quan độc lập kể cả về vị trí địa lý lẫn như vị trí trong tổ chức. TTVH là đơn một đơn vị sự nghiệp hóa tương đương thư viện. Các thư viện huyện tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đều nằm trong cơ cấu của trung tâm văn hóa huyện. Cơ cấu tổ chức này tạo nên một số cản trở cho thư viện về mặt kinh phí và nhân lực. Thực tế cho thấy kinh phí cho hoạt động thư viện phụ thuộc hoàn toàn vào sự quan tâm của cơ quan chủ quản và thư viện cũng không có quyền chủ động trong phân bổ nguồn kinh phí được cấp. Lệ thuộc về mặt kinh phí đã gây khó khăn cho thư viện trong việc lên kế hoạch hoạt động hàng năm. Kết quả là các thư viện hoàn toàn thụ động cho đầu tư phát triển thư viện.

Thứ hai, Thư viện với việc tách độc lập khỏi trung tâm văn hóa, có thể phát huy tính tự chủ, bên cạnh khả năng tự tạo thêm kinh phí cho hoạt động thông qua các nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện, còn có thể được đầu tư ngân sách hoạt động cao hơn từ ủy ban nhân dân quận, huyện. Chủ động hơn trong tuyển chọn, tự chịu trách nhiệm thay thế nguồn nhân lực phù hợp trên cơ sở đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, mà không còn phải phụ thuộc vào việc trung tâm văn hóa chọn người như hiện nay.

Như vậy, để thư viện có thể chủ động trong hoạt động, phát huy vai trò đối với sự phát triển của địa phương, nhất thiết phải tách thư viện ra khỏi trung tâm văn hoá, trở thành thiết chế văn hoá độc lập trực thuộc uỷ ban nhân dân quận, huyện. Đồng thời xác lập vị trí độc lập của thư viện huyện, cần xác định rõ cơ quan quản

lý, chỉ đạo của thư viện huyện. Phòng VHTT là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND huyện trong việc quản lý nhà nước về hoạt động VHTT, trong đó có thư viện. Vì vậy, thư viện huyện cần thiết chịu sự quản lý, chỉ đạo chung của UBND cấp huyện và chịu sử quản lý nhà nước về công tác thư viện của phòng VHTT, chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Thư viện KHTH TP..

Về bộ phận trong thư viện: Tổ chức thành 2 bộ phận rõ ràng, nghiệp vụ và phục vụ.

+ Bộ phận nghiệp vụ: Có nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật VTL thư viện, tiếp quản sách từ Thư viện KHTH TP và các nguồn khác, hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện, tủ sách cấp xã, làng, thôn, bản….

+ Bộ phận phục vụ: gồm phục vụ tại chỗ và cho mượn về nhà, đồng thời phục vụ ngoài thư viện, như: Thực hiện luân chuyển sách, báo xuống cơ sở; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sách, giới thiệu sách.

3.1.3. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thư viện huyện

Để thư viện có điều kiện hoạt động và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, trước hết mỗi cán bộ lãnh đạo phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói chung trong đó thư viện là một thiết chế quan trọng góp phần giải quyết nhiệm vụ đó. Do vậy, hoạt động thư viện cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và của người dân địa phương, xây dựng kế hoạch chi tiết, đầu tư mua sắm trang thiết bị, bổ sung sách báo định kỳ thường xuyên, chỉ đạo quyết liệt đối với mạng lưới thư viện cơ sở, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có trình độ, tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ, quan tâm đến đời sống để họ yên tâm công tác, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến, thực hiện chính sách bồi dượng bằng hiện vật, độc hại cho kịp thời.

Cán bộ quản lý nhà nước cần nhận thức rõ các vấn đề sau:

- Vai trò, tác dụng của sách, báo và thư viện trong việc nâng cao dân trí, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương

- Chỉ đạo các thư viện bám sát các nhiệm vụ cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn, từng thời kỳ để giải quyết các nhiệm vụ đó. Đồng thời giúp các thư viện xây dựng kế hoạch phát triển thư viện cụ thể trong từng giai đoạn, từng thời kỳ trên cơ sở có sự khảo sát, tính toán thật sự cẩn thận.

- Có kế hoạch và triển khai từng bước hiện thực hóa từ tỉnh tới cơ sở, quy hoạch phát triển mạng lưới thư viện định hướng đến năm 2020 mà Chính phủ cho phép ban hành vừa qua. Trước hết là, đẩy nhanh ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện, thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ, tạo bước chuyển biến quan trọng về phương thức hoạt động thư viện. - Từng bước đưa trình độ phát triển của mạng lưới thư viện trên toàn

tỉnh theo kịp mạng lưới thư viện các huyện của tỉnh khác trong nước; củng cố, phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, chú trọng ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tạo sự bình đẳng về hưởng thụ sách báo trong nhân dân.

- Thực hiện Pháp lệnh Thư viện và Nghị định 72 của Chính phủ quy định chi tiết thi thành Pháp lệnh Thư viện là đẩy mạnh công tác sưu tầm, và báo quản vốn di sản văn hóa thư tịch của dân tộc, đặc biệt là vốn thư tịch cổ Hán Nôm. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu đồng thời khẳng định vai trò, tầm quan trọng của thư viện trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc theo quan điểm của Đảng ta là “ đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, cho phát triển nhân lực Việt Nam”.

3.1.4. Tăng cường, nâng cao trình độ đội ngũ người làm thư viện

Về số lượng cán bộ: Với chức năng và nhiệm vụ tại điều 13 của Pháp lệnh thư viện, theo quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, luận văn đề nghị mục tiêu trong các năm tới là:

Đối với 5 thư viện Huyện: Củ Chi, Hóc môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cần ít nhất 8 cán bộ, có 4 trình độ đại học thư viện, 4 cao đẳng hoặc trung cấp.

Với số lượng như vậy, các thư viện có điều kiện bố trí 1 – 2 cán bộ thường xuyên hoạt động ở trung tâm thư viện huyện, đảm đương công việc chuyên môn: xây dựng VTL, thu thập tài liệu địa chí xử lý kỹ thuật sách, báo mới; biên soạn các ấn phẩm thông tin, trưng bày và phục vụ bạn đọc, thống kê, báo cáo định kỳ. Cán bộ còn lại của mỗi thư viện thực hiện việc luân chuyển sách về các thư viện xã, phường, thị trấn, tủ sách làng, thôn…; vận động, xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở, tổ chức hướng dẫn chuyên môn, phong trào đọc sách, báo trong huyện.

- Về chuyên môn: Mỗi thư viện cấp huyện, ít nhất phải có 4 – 5 cán bộ, trình độ đại học chuyên ngành thư viện, trong đó cần có trình độ ngoại ngữ và tin học trình độ B trở lên.

Cán bộ thư viện phải có ý thức về tinh thần học tập, củng cố kiến thức của bản thân, điều này cũng đặt ra cho thư viện các huyện – với vai trò tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, phòng đọc sách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn.

Cán bộ thư viện chính là người tổ chức và phát huy nguồn lực thông tin trong các thư viện. Để đảm bảo được vai trò đó, người cán bộ thư viện phải xác định được những nhu cầu thông tin mà người đọc cần, đồng thời phải biết tổ chức, quản lý, giới thiệu, khai thác nguồn lực thông tin trong thư viện, hiểu được ý nghĩa, nỗi dung cơ bản của nguồn lực thông tin mà thư viện mình đang quản trị, biết hướng dẫn bạn đọc khai thác, sử dụng thông tin phục vụ cho công việc của mỗi đối tượng.

Cán bộ là nhân tố quyết định cho sự thành bại của cách mạng, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hoạt động thư viện, một trong những yêu cầu đầu tiên đối với người cán bộ là phải có kiến thức rộng về mọi lĩnh vực, đồng thời phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định nhằm đủ sức thực hiện các yêu cầu đặt ra trong mọi hoạt động của thư viện.

- Về phẩm chất chính trị: Có lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống giản dị, lành mạnh, trung trực, trình độ chính trị trung cấp trở lên. Để

đạt được các yêu cầu trên thì mỗi cán bộ phải tự rèn luyện bản thân, trao dồi kiến thức qua sách báo, khả năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt; được cửa đi học các lớp chính trị, quản lý nhà nước, về chuyên môn nghiệp vụ…

Cán bộ thư viện phải có nhận thức tốt về những chuyển biến tích cực cũng như những thách thức của xã hội đặt ra để xác định nhiệm vụ chính trị trong từng thời điểm, tổ chức tốt công tác thư viện, tuyên truyền nhân dân thực hiện theo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Về phẩm chất đạo đức và năng lực cá nhân: cán bộ thư viện phải nhiệt tình, năng nổ, tận tụy với công việc, có khả năng diễn đạt, thuyết phục tốt, vận động, quy tập được nhiều người cùng tham gia xây dựng thư viện và lôi cuốn người đọc đến với thư viện.

Cán bộ thư viện phải là nhà tổng hợp nội dung các loại hình tài liệu khác nhau để giới thiệu đến bạn đọc. Ngày nay, trước sự gia tăng, lỗi thời của thông tin diễn ra nhanh chóng, sự phát triển CNTT như vũ bão đã làm cho nhu cầu thông tin trong xã hội tăng lên không ngừng cả về nội dung và cách thức tiếp cận, cán bộ thư viện rất cần có sự thay đổi và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở vận dụng các thành tựu của CNTT.

Ngoài các yếu tố trên thì vai trò của cơ qua chuyên môn cấp trên trực tiếp, và cơ quan chủ quản của thư viện cũng cần xác định:

Thư viện KHTH TP cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thư viện huyện bằng các hình thức như: tập huấn, đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng theo chuyên đề…, kết hợp lý thuyết với thực hành, lý luận kết hợp với thực tiễn.

Trong những năm tiếp theo, Thư viện KHTH cần xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, hoặc mở lớp bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ thư viện huyện, đảm bảo 100% cán bộ thư viện biết vận hành máy tính, xử lý nội dung thông tin bằng phần mềm quản trị thư viện để khi tiến hành ứng dụng CNTT, cán bộ không bị lúng túng gặp khó khăn khi triển khai.

Phòng tổ chức cán bộ, lãnh đạo đơn vị chủ quản bố trí cán bộ thư viện phù hợp với khả năng, chuyên môn được đào tạo, tránh tình trạng bố trí cán bộ chồng chéo, tùy tiên không đúng người, đúng việc. Đây là việc làm khó trong tình hình hiện nay, mà muốn thực hiện được thì phải có nhiều biện pháp đồng bộ, cụ thể: phải cơ cấu lại cán bộ, mỗi đơn vị chủ quản, hoặc ngành thư viện phải xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, người tốt nghiệp thư viện phải được làm thư viện;

Cán bộ thư viện không được kiêm nhiệm công việc khác của cơ quan, phải có kỷ luật nghiêm minh, khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời; tránh tình trạng nể nang, cậy quyền thế, chủ nghĩa cá nhân….

3.1.5. Xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở

Trong quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Thư viện huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh do Bộ Văn hóa – Thông tin ( nay là Bộ văn hóa, thể thao và du lịch) ban hành năm 2006, khoản 2, điều 6:

“ thư viện cấp huyện tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở. hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện cơ sở trên địa bàn”.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, TP.HCM đã xây dựng và đưa vào hoạt động được gần 300 thư viện cơ sở. Trong thời gian tới, các thư viện huyện cần phối với thư viện tỉnh, với Ủy ban nhân dân các xã, rà soát lại toàn bộ ….. xã còn lại chưa có thư viện để tiến hành các thủ tục cho ra mắt thư viện trong thời gian sớm nhất.

Mặt khác, cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa thư viện huyện với các thư viện cơ sở, thư viện trường phổ thông, tủ sách pháp luật, điểm bưu điện văn hóa xã. Hiện nay tủ sách pháp luật và điểm bưu điện văn hóa xã gần như hoạt động độc lập và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy việc phối hợp cả bốn lĩnh vực hoạt động trên sẽ làm giảm bớt những khó khăn, hạn chế, đồng thời hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Đặc biệt khi các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phát triển, các thư viện huyện cần có sự phối hợp để tạo thêm nguồn lực cho hoạt động.

Các thư viện huyện cần tổ chức thường xuyên các hoạt động cổ vũ cho việc đọc sách. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ngày 23 tháng 4 hàng năm

là ngày Hội sách và văn hóa đọc. Do đó, các thư viện cần bám sát và xây dựng chương trình hành động cụ thể:

- Phát tờ rơi tuyên truyền về thư viện và hoạt động thư viện

- Kêu gọi sự tài trợ, quyên góp sách, báo, tài liệu, trang thiết bị cho hoạt đọng thư viện trong toàn huyện.

- Tổ chức tuần đọc sách miễn phí hay tuần làm thẻ miễn phí cho mọi đối tượng.

- Tổ chức trưng bày, giới thiệu sách báo, các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề.

- Tổ chức một số hoạt động cho thiếu nhi như: vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách, thi tìm hiểu các kiến thức đã đọc trong sách….

3.1.6. Chú trọng liên kết, chia sẻ với thư viện khác

Việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin không những giúp thư viện tiết kiệm được thời gian, kinh phí, nhân lực mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện. Chính vì thế, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin chính là góp phần tăng hiệu quả hoạt động của thư viện. Tùy theo điều kiện và nguồn lực của từng thư viện sẽ tiến hành chia sẻ, hợp tác phù hợp.

Trong tương lai gần, các thư viện có thể chia sẻ CSDL thư mục sách của thư viện. Theo hướng dẫn của TV KHTH, một số thư viện quận, huyện đã có kế hoạch chuyển đổi phần mềm WinISIS sang phần mềm Libol và hiện đã có một thư viện trong giai đoạn đầu sử dụng. Đây là điều kiện vô cùng thuận tiện để các thư viện chia sẻ CSDL thư mục với nhau. Thông qua phần mềm Libol, bạn đọc có thể tra

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)