Vai trò của thư viện cấp huyện đối với sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 45)

7. Cấu trúc của đề tài

1.7.2. Vai trò của thư viện cấp huyện đối với sự phát triển kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh

Thư viện cấp huyện là một thiết chế văn hóa, giáo dục, giải trí ở cơ sở, là nơi lưu trữ sách, báo tài liệu, kho tri thức của nhân loại đã được đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặt khác Thư viện còn là cơ quan phổ biến thông tin cho mọi người; mà vai trò tác dụng của sách báo đối với cộng đồng, xã hội, gia đình, cá nhân… đã được đề cập đến rất nhiều. Chỉ một kết luận không có sách thì không có sách thì không có tri thức….cũng đủ để ta thấy tầm quan trọng của sách báo trong đời sống xã hội.

Trong các văn kiện của Đại hội lần thứ IV Đảng ta chỉ rõ: “Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân sẽ xây dựng những trung tâm văn hóa ở tỉnh, thành phố, huyện và các cơ sở văn hóa ở nông thôn, các thư viện, nhà văn hóa....làm cho việc đọc sách báo, nghe đài v.v… trở thành nếp sống hàng ngày ở khắp mọi nơi, kể cả những miền xa xôi, hẻo lánh”. “ Để nâng cao kiến thức và trình độ giác ngộ cho nhân dân, phục vụ đắc lực cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư

huyện, thị và cơ sở”. Đến Đại hội lần thứ IV Đảng nhấn mạnh: “ Xây dựng và xử dụng các hệ thống thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa…. Từ trung ương đến cơ sở, ở các ngành và địa phương. Đưa đến tận đơn vị cơ sở những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc và thế giới những kiến thức phổ thông và hiện đại về khoa học, kinh tế. Đưa văn hóa, văn nghệ đến vùng rừng núi và vùng nông thôn hẻo lánh”. Những năm sau này, khi ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi và trước xu thế phát triển chung của thư viện thế giới, tại Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã đề ra chủ trương “…. Tổ chức hệ thống thông tin thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, các thư viện điện tử theo hướng hiện đại. Mở rộng mạng thông tin để đưa tri thức khoa học đến với mọi người….”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vẫn đưa ra chủ trương “ phát triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa công tác thư viện, lưu trữ”, cách tiếp cận này là đúng đắn, hợp logic và hợp với tình hình thực tiễn từng thời kỳ.

Thứ nhất, thư viện cấp huyện là một thiết chế văn hóa ở địa phương, thực hiện chức năng văn hóa ở mọi nơi. Thư viện trờ thành trung tâm chủ yếu của sinh hoạt văn hóa, giúp mọi người hiểu biết tất cả các loại hình văn hóa, lôi cuốn nhân dân và các tầng lớp xã hội vào các hoạt động sáng tạo các giá trị văn hóa. Ngoài nhiệm vụ bảo quản và truyền bá các di sản văn hóa bằng chữ viết, thư viện còn trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa được ưa chuộng như tổ chức các cuộc thi kể chuyện sách, vẽ tranh, văn nghệ, tọa đàm theo chủ đề về cuốn sách yêu thích.

Thứ hai. Chúng ta không thể phủ nhận chức năng giáo dục của thư viện đối với toàn xã hội. Chúng ta coi thư viện là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, trang bị tri thức cho cộng đồng, cho nhân dân để vươn lên hoàn thiện nhân cách văn hóa của mình. Thư viện đã góp phần không nhỏ vào công tác xòa mù và tham gia nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân ở địa phương.

Thứ ba, thư viện huyện còn là nơi đáp ứng nhu cầu giải trí ở địa phương. Trong điều kiện phát triển rộng rãi các phương tiện nghe nhìn, các trò chơi điện tử, các thư viện phối hợp với nhà trường, gia đình đưa ra các giải pháp để điều tiết hợp lý thời gian vừa đọc sách vừa giải trí của các em học sinh. Khi kinh tế phát triển,

đời sống nhân dân được cải thiện thì việc định hướng sử dụng thời gian nhàn rỗi vào việc đọc sách báo nâng cao trình độ và giải trí và giải trí sao cho hợp lý chính là nhiệm vụ của thư viện.

Thư viện cấp huyện là trung tâm thông tin ở cấp cơ sở, thỏa mãn nhu cầu thông tin của nhân dân

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người.

Hoạt động thư viện là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến tài liệu cho người đọc. Đối tượng phục vụ của thư viện cấp huyện, tập trung đại đa số là nông dân, học sinh, công nhân, cán bộ hưu trí còn một bộ phận nhỏ là các nhà quản lý, trí thức. Do đó, nhu cầu của người dùng tin rất đa dạng cả về trình độ, đặc tính tâm sinh lý, sinh hoạt xã hội.

Có thể phân người dùng tin và nhu cầu tin theo hai nhóm sau:

Nhóm người dùng tin thứ nhất là nhóm người dùng tin đại chúng chủ yếu là công nhân, nông dân, học sinh, người cao tuổi, đây là lực lượng bạn đọc đông đảo nhất đến với thư viện và sử dụng tài liệu nhiều nhất. Nhu cầu tin của người dùng tin đại chúng thường rất rộng, bao quát nhiều lĩnh vực. Nhu cầu tin của họ bắt nguồn từ những yêu cầu đòi hỏi nảy sinh trong quá trình tham gia sản xuất cuộc sống. Thông tin họ cần vừa phải gắn với lĩnh vực ngành nghề chuyên môn, vừa phải gắn với môi trường của hoạt động sản xuất đó, có thể họ cần những tin tức thời sự gắn kết họ với môi trường xung quanh, họ cần những thông tin tức thời sự gắn kết họ với môi trường xung quanh, họ cần những thông tin nghệ thuật, văn hóa, thông tin giải trí làm phong phú hơn đời sống tinh thần – một khía cạnh quan trọng tạo nên chất lượng sống của con người.

Người dùng tin đại chúng thuộc nhiều giai tầng xã hội khác nhau, với vị thế xã hội khác nhau có nhu cầu và lợi ích rất đa dạng. Chính vì vậy, nhu cầu tin của họ không chỉ phong phú về mặt nội dung mà còn đa dạng về mặt hình thức. Họ sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, cả tài liệu giấy ( người lớn tuổi) và tài liệu điện tử ( tầng lớp thanh niên).

Người dùng tin đại chúng có xu hướng ưu tiên các thông tin dữ kiện, cụ thể chi tiết, không đòi hỏi gia công xử lý, phân tích tổng hợp. Nhu cầu tin của họ bắt nguồn từ lao động sản xuất đã được qui trình hóa, đối tượng tác động không rõ ràng. Những thông tin có nội dung cụ thể, gắn với qui trình sản xuất, với chế độ lao động thường là những thông tin thiết thực, giúp ích nhiều cho họ. Hơn nữa, là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, họ không có nhiều thời gian rãnh rỗi để phân tích và xử lý thông tin.

Người dùng tin đại chúng là một bộ phận quan trọng cấu thành xã hội, họ là lực lượng lao động chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nhu cầu tin được thỏa mãn và phát triển sẽ tạo điều kiện cho họ nâng cao hiểu biết, sáng tạo hơn trong công việc, từ đó nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt thời đại đoạn hiện nay, khi kinh tế tri thức phát triển trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu tin phát triển là điều kiện để tiếp cận thông tin, tri thức, yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển xã hội.

Nhóm người dùng tin thứ hai là các nhà lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, các tổ chức, ban ngành ở địa phương, tuy số lượng không nhiều nhưng họ đóng vai trò quan trọng, bởi họ vừa là người tiếp nhận vừa là người xử lý thông tin và ra quyết định, thực hiện và điều chỉnh các quyết định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương.

Theo chức năng và cấp độ quản lý thì nhu cầu tin của lãnh đạo quản lý có những điểm khác biệt nhất định.

Nhu cầu tin chiến lước: Do đặc điểm lao động của người dùng tin cấp chiến lược là loại hình lao động trí óc, mang tính sáng tạo, có tính quyết định đối với các vấn đề lớn, tổng hợp vì vậy nhu cầu tin của đối tượng quản lý này là những thông tin mang tầm chiến lược, vĩ mô, có tính chất định hướng và dự báo, tổng hợp đa ngành.

Nhu cầu tin chiến thuật: Quản lý chiến thuật là cấp quản lý có nhiệm vụ triển khai thực hiện chiến lược tổng thể, vĩ mô do cấp quản lý chiến lược đề ra. Nhu cầu tin của đội ngũ người dùng tin này vừa rộng, vừa sâu vừa mang tính cụ thể. Đặc

điểm nhu cầu tin của đối tượng này là những quyết sách chiến lược trong việc xây dựng và phát triển của tổ chức mình.

Nhu cầu tin tác nghiệp: Nhà quản lý luôn luôn cần thông tin để ra các quyết định liên quan đến hoạt động hàng ngày trong tổ chức.

Người cán bộ quản lý có nhu cầu tin cao và bền vững. Thông tin có vai trò to lớn trong hoạt động quản lý. Quản lý xét cho đến cùng là một quá trình thông tin. Thông tin vừa là đối tượng lao động, vừa là công cụ lao động của quản lý( ra quyết định, truyền quyết định, nhận thông tin phản hồi, điều chỉnh quyết định).

Không có thông tin, người lãnh đạo quản lý không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhu cầu tin của họ vì vậy là xác thực và bền vững.

Nhu cầu tin của lãnh đạo quản lý vừa rộng vừa sâu: Để ra quyết định quản lý đúng đắn, người lãnh đạo quản lý không chỉ cần nắm vững thông tin về môi trường quản lý mà còn phải thường xuyên thu nhận thông tin về đối tượng cần bị quản lý, thông tin phản hồi và xác định được các thông tin gây nhiễu.

Thông tin về môi trường rất phong phú, qui định độ rộng trong nhu cầu tin của lãnh đạo quản lý( thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa…)

Thông tin về đối tượng bị quản lý thường giới hạn trọng phạm vi một loại hoạt động cụ thể và đòi hỏi sâu hơn. Người quản lý nếu không có tri thức chuyên ngành ở một mức độ nhất định sẽ không thể hiểu rõ đối tượng bị quản lý. Do đó không ra được những quyết định thích hợp.

Độ rộng và sâu của nhu cầu tin phụ thuộc vào tính chất quá trình quản lý mà chủ thể thực hiện. Do yêu cầu của hoạt động quản lý, lãnh đạo quản lý có xu hướng đòi hỏi những thông tin có độ chính xác cao và có tính logic.

Nhu cầu về hình thức thông tin: Do tính chất hoạt động quản lý, nhà lãnh đạo quản lý cần nhiều dạng thông tin bổ sung cho nhau.

Quỹ thời gian có hạn, nhưng khối lượng công việc rất lớn khiến họ có xu hướng thích sử dụng các thông tin đã được xử lý, đánh giá, bao gói lại, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác.

Nhu cầu về tính thời gian của thông tin: Để đảm bảo ra quyết định quản lý kịp thời, phát huy hiệu lực, người quản lý đòi hỏi những thông tin mới nhất có tính thời sự cao.

Mặt khác tính thời gian của thông tin cũng phụ thuộc vào tính chất của quá trình quản lý:

Quản lý tác nghiệp: cần thông tin tức thời

Quản lý chiến thuật: cần thông tin trong khoảng thời gian xác định

Quản lý chiến lược: cần thông tin trong khoảng thời gian dài và những thông tin dự báo.

Nhu cầu về ngôn ngữ thông tin

Xét về yêu cầu côn việc, lãnh đạo quản lý cần sử dụng tài liệu nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tiễn do áp lực công việc và hạn chế thời gian họ chỉ sử dụng những tài liệu nước ngoài đã được xử lý thông tin ( dịch, tóm tắt, tổng thuật…)

Thư viện cấp huyện là trung tâm thông tin gắn với sản xuất, nghiên cứu khoa học

Đảng ta coi thư viện là hình thức tổ chức hợp lý nhất, tiết kiệm nhất việc luân chuyển sách trong xã hội. Thực tế đúng như vậy, thay vì mỗi người, mỗi gia đình phải có một tủ sách, một thư viện thỉ chỉ cần thành lập một thư viện cũng có thể đáp ứng được nhu cầu đọc của một cộng đồng. Đồng thời, là một thiết chế được nhà nước cấp kinh phí, thư viện cần phải phục vụ cho mọi người, không phân biệt địa vị xã hội, trình độ văn hóa, lứa tuổi, giới tính… ngoài phục vụ cho sự nghiệp của Đảng, thư viện phải phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển của đất nước, phát triển xã hội, phát triển con người.

Thư viện cấp huyện là cơ quan cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, thư viện còn cung cấp các tài liệu khoa học kỹ thuật giúp bà con ứng dụng vào sản xuất. Cung cấp các tài liệu về cây trồng vật nuôi tăng năng xuất, chất lượng cao. Các bài thuốc hay, các cây thuốc quý, tài liệu hướng dẫn các phòng và chữa trị cho cây

trồng và vật nuôi phù hợp với từng địa phương. Thư viện cấp huyện còn cung cấp các tài liệu về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, văn hóa nghệ thuật….đáp ứng nhu cầu học tập, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Mặt khác thư viện cấp huyện còn cung cấp những tin tức, sự kiện hàng ngày đến đời sống cộng đồng. Là một kênh thông tin hữu hiệu nhất để tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới đông đảo quần chúng nhân dân.

1.7.3. Tầm quan trọng của thư viện huyện ở thành phố Hồ Chí Minh

Mạng lưới thư viện huyện của TP.HCM là những thư viện phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân lao động không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, là những thư viện thực hiện việc đưa tri thức, thông tin đến với nhân dân bằng mọi hình thức, mọi phương tiện, thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, giải trí.

Đối tượng phục vụ của mạng lưới thư viện huyện bao gồm mọi tầng lớp trong nhân dân: công nhân, nông dân, học sinh, thầy cô giáo, cán bộ hưu trí, kỹ sư, thanh thiếu niên vv… họ làm những nghề nghiệp rất khác nhau, trình độ chuyên môn, văn hóa cũng rất khác nhau, nhu cầu, sở thích, sách, báo, tài liệu cũng rất khác nhau. Vì vậy kho sách báo của thư viện huyện mang tính chất tổng hợp và phổ cập, bao gồm tất cả các lĩnh vực tri thức.

Mạng lưới thư viện huyện là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền phổ biến tri thức về di sản văn hóa của TP.HCM nói riêng và di sản văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới nói chung và những thành tựu khoa học kỹ thuật áp dụng vào cuộc sống, những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí cho người lao động, mở mang tầm hiểu biết, sử dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân một cách có ích.

Đối với mạng lưới thư viện huyện còn là công cụ có hiệu quả giúp cho người dân tự học có hệ thống, hỗ trợ việc học tập trong nhà trường, tự học ở các cấp độ khác nhau, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo cá nhân của người dùng tin. Không chỉ vậy đối với các huyện ngoại thành thư viện còn góp phần to lớn trong việc xóa

mù chữ, xóa đói thông tin, xóa mù công nghệ thông tin góp phần giáo dục thế hệ trẻ, hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí sáng tạo, óc thẩm mỹ của họ.

Ở TP.HCM mạng lưới thư viện huyện là những trung tâm tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền phổ biến kiến thức, là nơi gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, là nơi tổ chức các câu lạc bộ những người yêu sách…Trong điều kiện các huyện của TP.HCM do trình độ dân trí không đồng đều, có trên 4 triệu dân nhập cư vì vậy trình độ của người lao động còn thấp, do vậy các thư viện huyện giữ vị trí ngày càng quan trọng. Không chỉ vậy mạng lưới thư viện

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)