Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ của thư viện huyện

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 60)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.4. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ của thư viện huyện

Theo Nghị định số 72/2002/NĐ – CP, ngày 6/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện nội dung như sau: “ Ưu tiên giao đất và tạo điều kiện thuận lợi cho các thư viện được xây dựng ở nơi trung tâm văn hóa, hành chính, thuận tiện về giao thông, đáp úng yêu cầu về cảnh quan, môi trường văn hóa”

Trong pháp lệnh Thư viện do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2000 và có hiệu lực thi hành ngày 01/4/2001, tại Điều 9, quy định: Thư viện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

1. Vốn tài liệu thư viện;

2. Trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng;

3. Người có chuyên môn, nghiệp vụ thư viện;

Cơ sở vật chất – kỹ thuật là một trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện, nó được xem là các yếu tố vật chất như: nhà thư viện, diện tích dành cho thư viện với toàn bộ thiết bị bàn ghế, giá sách, tủ mục lục… Trụ sở thư viện khang trang, rộng rãi yên tĩnh, các thiết bị hiện đại đầy đủ sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn thu hút bạn đọc tới sử dụng thư viện. Ngược lại, nếu trụ sở chất hẹp, trang thiết bị xuống cấp, lạc hâu, vốn tài liệu nghèo nàn, nội dung chưa phong phú thì việc thu hút bạn đọc đến thư viện là rất khó khăn. Đặc biệt ngày nay với sự bùng nổ thông tin và sự ra tăng nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, như truyền hình, internet… thì thư viện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức to lớn, đề giành lại ưu thế, chiếm lĩnh được nguồn thông tin dồi dào và chuyên sâu, đòi hỏi các thư viện phải nhận thức được sử đầu tư rất lớn cả về cơ sở vật chất, trụ sở và trang thiết bị, con người và kinh phí hoạt động.

Nhận thức được điều đó, các thư viện đã được tăng cường cho việc xây dựng trụ sở mới và đầu tư thêm nhiều trang thiết bị cho các thư viện. Có thể nói, khoảng 3 năm trở lại đây, có 3 thư viện đã đầu tư nâng cấp về trụ sở, như: Thư viện huyện Cần Giờ, Nhà bè, Bình Chánh. Cùng với việc đầu xây dựng, cải tạo trụ sở, các thư viện cũng tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị như bàn ghế, tủ mục lục, giá sách, đặc biệt có Thư viện huyện Củ Chi đã kết nối mạng Internet không dây cho người dùng tin sử dụng và 3/5 thư viện đã ứng dụng phần mềm thư viện vào hoạt động nghiệp vụ va phục vụ bạn đọc.

Theo số liệu điều tra về trụ sở, trang thiết của mạng lưới thư viện huyện trên địa bàn TP.HCM cho thấy chưa thể đáp ứng được yêu cầu của ngành thư viện và nhu cầu xã hội đòi hỏi, cụ thể có 3/5 huyện chưa có trụ sở độc lập, các thư viện được bố trí từ 1 đến 2 phòng năm trong UBND, TTVH. Trong 5 thư viện, có Thư viện huyện Bình Chánh nằm trong Ủy ban Nhân dân huyện, Nhà Bè, Cần Giờ nằm chung với trụ sở của Trung Tâm Văn Hóa huyện. Thư viện huyện Hóc môn mặc dù trụ sở nằm độc lập nhưng diện tích cho hoạt động thư viện quá nhỏ, không có chỗ sắp xếp bàn ghế cho bạn đọc sử dụng đọc tài liệu hay nghiên cứu. Thư viện huyện Củ Chi là thư viện có trụ sở độc lập nằm ở vị trí trung tâm huyện, thuận tiện cho

bạn đọc đến thư viện tuy nhiên trụ sở thư viện hiện nay xuống cấp trầm trong không được sửa chữa. Đề án xây dựng thư viện 8 tỷ đã được ủy ban nhân dân huyện thông qua thế nhưng 5 năm nay vẫn chưa được xây dựng. ; 2/5 huyện có trụ sở là nhà cấp 4; Về diện tích sử dụng trên 300m² có 1 thư viện, số còn lại dưới 90m². Rộng nhất là Thư viện huyện Củ Chi với diện tích sử dụng 300m². Hẹp nhất là Thư viện huyện Bình Chánh 60m². Không có thư viện nào phải đi thuê trụ sở.

Các trang thiết bị khác, như bàn ghế làm việc của thủ thư, bạn đọc, giá sách, tủ mục lục, đền chiếu sáng, máy tính, quạt điện… ở các thư viện đều được trang bị.

Bàn, ghế làm việc cho thủ thư được trang bị nhiều nhất là Thư viện huyện Củ Chi với 3 bộ, số thư viện còn lại là 1 bộ; về bàn, ghế dành cho bạn đọc ở thư viện các huyện được trang bị khá ít chỉ từ 2 đến 3 bàn, và mỗi bàn được trang bị từ 3 – 4 ghế ngồi, nhiều nhất là Thư viện huyện Củ Chi, thư viện này được trang bị 15 bàn và 60 ghế. Khi được hỏi cho ý kiến về số lượng bàn đã đáp úng được cho bạn đọc ngồi đọc chưa, tác giả nhận được câu trả lời của 2 thư viện, gồm: Củ Chi, Bình Chánh, nói rằng đủ, số còn lại tạm đủ, thư viện huyện Hóc Môn nói thiếu.

Về giá sách: có 5/5 thư viện có giá sách bằng sắt và gỗ, có 5/5 thư viện thư viện có tủ trưng bày sách, báo, trung bình mỗi thư viện có từ 5 đến 15 giá sách, mỗi giá có từ 2 – 3 khoang, rộng 1,2m/khoang, cao từ 1,6 đến 1,8m. Khi được hỏi, các thư viện đều cho rằng giá sách còn thiếu, trong thời gian tới phải mua mới, thư viện nhiều giá sách nhất là Thư viện huyện Củ Chi với 15 giá sách.

Máy vi tính, máy in: chỉ có Thư viện huyện Củ Chi, Thư viện huyện Hóc Môn có 1 máy. Máy photocopy, 5/5 thư viện chưa có.

Tủ mục lục: 5/5 Thư viện có tủ mục lục, 3 ngăn, một ngăn xếp mục lục phân loại, một ngăn xếp chữ cái, một ngăn xếp theo chủ đề, mỗi ngăn có từ 12 đến 14 hộp phích.

Có thể nói, cơ sở vật chất của mạng lưới thư viện huyện hiện nay chưa đáp úng đủ các điều kiện cho một thư viện truyền thống hoạt động tốt nhất. Trong thời gian tới, các thư viện huyện cần phải được đầu tư mua sắm bàn ghế, giá, tủ mục lục, máy vi tính để chuẩn bị ứng dụng CNTT từng bước hiện đại hóa, tự động hóa các

hoạt động của thư viện…Để đánh giá thực sự khách quan mạng lưới thư viện hiện nay, thì các yếu tố vật chất, trụ sở trang thiết bị của các thư viện thật sự không ổn định, đặc biệt là các thư viện nằm trong UBND và Trung tâm Văn hóa sẽ rất khó hoạt động ổn định, bởi ở đây thường xuyên diễn ra các hoạt động chính trị của huyện, như hội hộp, đại hội, mít tinh…., và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao làm ảnh hưởng đến thư viện trong khi đó thư viện cần phải hoạt động ở nơi yên tĩnh.

Sự không ổn định về trụ sở còn thể hiện ở một khía cạnh khác cũng làm ảnh hưởng đến các hoạt động của thư viện. Đó là sự thay đổi về vị trí thư viện. Khoảng 3 năm trở về trước, mốt số thư viện huyện ở nơi tạm bợ, khoảng 2 năm di chuyển địa điểm một lần do vậy đã gây khó khăn cho Thư viện hoạt động. Một thư viện muốn hoạt động tốt và phát triển phải có trụ sở độc lập và được trang bị các phương tiện đảm bảo cho thủ thư làm việc và bạn đọc đến thư viện.

Tính đến nay, chưa có thư viện nào được đầu tư để xây dựng một trụ sở riêng bằng nguồn kinh phí theo Nghị định số 72/2002/NĐ – CP, ngày 6/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Hoạt động của mạng lưới thư viện huyện ở thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Xây dựng và tổ chức nguồn lực thông tin2.2.1.1 Kinh phí hoạt động 2.2.1.1 Kinh phí hoạt động

Là một trong 4 yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của thư viện. Trong những năm gần đây, kinh phí bổ sung sách cho thư viện huyện lấy từ nguồn ngân sách của Trung tâm Văn hóa cũng được cải thiện đáng kể. Hằng năm, các thư viện đều xây dựng kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí để trình lên đơn vị chủ quản và các ngành liên quan. Mỗi thư viện đều xác định rằng, đảm bảo kinh phí cho thư viện hoạt động ổn định và phát triển, dù là ở mức thấp nhất, tối thiểu cũng cần có để duy trì các hoạt động. Nếu muốn hoạt động hiệu quả, thì kinh phí phải được điều chỉnh tăng dần hằng năm, điều này cũng được thể hiện trong các văn bạn nhà nước hiện hành, cụ thể là Pháp lệnh Thư viện. Điều đó đã khẳng định thực tế là, thư viện đang phát huy được vị trí, vai trò của mình và nhận thức của lãnh đạo địa phương.

Tuy nhiên, kinh phí cho thư viện hiện nay vẫn nằm trong sự kiểm soát chung của Trung tâm Văn hóa nên thư viện chỉ được một phần rất nhỏ, chưa đáp úng được yêu cầu như quy định của Bộ VH TT & Dl và Bộ Tài chính đề ra. Tuy là có kế hoạch ngân sách dành cho hoạt động thư viện, nhưng nếu có những nhiệm vụ đột xuất, hoặc do những hoạt động bề nổi cần thiết thì kinh phí của thư viện sẽ bị cắt.

Kinh phí bổ sung sách

Bổ sung sách bằng nguồn ngân sách đơn vị chủ quản: Kinh phí hoạt động của mạng lưới thư viện không đồng đều, trên thực tế khi xây dựng kế hoạch hằng năm của cơ quan chủ quản thì kinh phí dành cho bổ sung sách là có, song đến hết năm có thư viện không bổ sung được bản sách nào bằng nguồn kinh phí huyện. Thực trạng này diễn ra thường xuyên ở nhiều năm và phổ biến ở hầu hết các thư viện. Qua điều tra cho thấy, hằng năm, UBND huyện duyệt chi cho các hoạt động văn hóa nói chung khoảng hơn 2 tỷ đồng, số kinh phí này giao cho Trung tâm Văn hóa thực hiện. Căn cứ số kinh phí được duyệt đó, Trung tâm Văn hóa tiến hành duyệt theo kế hoạch cho các phòng ban, trong đó có kinh phí dành cho thư viện. Tuy nhiên có năm một số thư viện không được đầu tư kinh phí điển hình như huyện Cần Giờ và Huyện Nhà Bè đến giữa quý III và đầu quý IV cán bộ thư viện huyện báo cáo và xin kinh phí bổ sung tài liệu theo kế hoạch đã được Trung tâm Văn hóa phê duyệt nhưng không được đáp ứng vì các hoạt động bề nổi như, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền các hoạt động khác… đã chi hết tiền, chỉ có một vài thư viện bổ sung được sách thì đều rơi vào thời gian cuối năm bởi lúc này các hoạt động khác đã diễn ra hết, kinh phí còn thừa thì mới dành số tiền còn lại để bổ sung sách. Theo báo cáo năm 2012 của thư viện huyện, có 4/5 thư viện bổ sung được sách bằng ngân sách của huyện với tổng số tiền 90 triệu đồng, gồm: Thư viện huyện Củ Chi bổ sung được 40 triệu đồng, thư viện bổ sung ít nhất là Thư viện huyện Nhà bè và Cần Giờ được 10 triệu đồng, các thư viện: Hóc Môn 20 triệu đồng, Bình Chánh được 20 triệu.

Bổ sung bằng nguồn ngân sách chương trình mục tiêu của Trung Ương và Thành phố hỗ trợ các huyện: Chương trình này được duy trì đều dặn từ năm 2004 đến 2011, nguồn ngân sách trên được giao cho Thư viện KHTH mua và bàn giao

cho thư viện các huyện, trung bình hằng năm mỗi huyện được bổ sung thông qua chương trình này khoảng trên dưới 10 triệu đồng, tương đương 100 bản sách. Năm 2012 nguồn sách từ quỹ mục tiêu tăng lên trung bình mỗi Thư viện nhận được từ 20 đến 50 triệu đồng, tưởng đương 200 đến 500 bản sách. Cụ thể thư viện huyện Củ Chi và thư viện huyện Cần Giờ năm 2012 nhận được 495 bản/1 thư viện.

Bổ sung bằng nguồn ngân sách CTMT quốc gia cho kho sách hạt nhân huyện: Từ năm 2005 đến nay, nguồn bổ sung này vẫn được duy trì ổn định cho 24/24 quận, huyện mỗi năm các thư viện được bổ sung khoảng từ 50 đến 100 nhan đề, tương dương 100 cuốn, bằng 10 triệu đồng. Vì thế, VTL của thư viện các huyện tăng lên bình quân từ 300 đến 1000 bản/ năm ( bao gồm cả 3 nguồn bổ sung: của TP, trung ương và thư viện huyện tự mua).

Kinh phí bổ sung báo – tạp chí

Hằng năm, các thư viện huyện duy trì đều đặn từ 15 đến 25 nhan đề báo, tạp chí, tổng kinh phí bổ sung từ 4 đến 20 triệu đồng/ thư viện. Thư viện bổ sung ít báo nhất là Thư viện huyện Nhà Bè, Cần Giờ, 5 triệu đồng trong các năm từ 2008 đến năm 2012, đến năm 2013 giảm xuống còn 4 triệu động. Thư viện huyện Bình Chành 10 triệu đồng/năm; Thư viện huyện Củ Chi 20 triệu/năm. Tất cả kinh phí bổ sung báo, tạp chí của 5 thư viện huyện, đều bằng ngân sách sự nghiệp của TTVH.

Kinh phí dành cho các hoạt động của thư viện là hết sức quan trọng, kinh phí bổ sung sách báo càng quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, có những thư viện cấp huyện của TP.HCM đang hoạt động trong điều kiện kinh phí hết sức khó khăn và hạn chế ở mức quá thấp, chưa ổn định(cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh). Mặc dù có sự đầu tư, nhưng với mức đầu tư thấp như hiện nay,sẽ rất khó để các thư viện duy trì hoạt động, chứ chưa nói đến phát triển tốt. Qua khảo sát và điều tra tại các thư viện thì có nơi đầu tư ít, nơi nhiều, các thư viện chưa ưu tiên dành kinh phí cho hoạt động của thư viện như: bổ sung sách bao nhiêu nhan đề, bản sách. Ngoài ra, các hoạt động để lôi cuốn bạn đọc đến thư viện, như các cuộc thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách, tuyên truyền qua đài truyền thanh huyện, tuyên truyền trực quan tại trụ sở thư viện cũng còn hạn chế. Có những thư viện hằng năm chỉ xin được kinh

phí cho 1 Hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách ở cấp huyện và tham dự tại cấp thành phố, hoặc là mua sắm văn phòng phẩm để sử dụng thường xuyên, như: giấy, bút, số ghi nhật ký, số đăng ký cá biệt… Ngoài ra, không có kinh phí cho các hoạt động khác để mua sắm trang thiết bị như: quạt điện, đèn chiếu sáng, tủ mục lục, giá sách…. Chứ chưa nói đến việc bổ sung sách.

2.2.1.2. Tổ chức vốn tài liệu

VTL là một trong các yếu tố tạo nên lên hoạt động của thư viện. VTL càng đầy đủ, phong phú, đa dạng phù hợp với người dùng tin, thì chứng tỏ thư viện đó đã bổ sung sách đúng với nhu cầu bạn đọc, thư viện đó hoạt động tốt bấy nhiêu. Bởi vậy, xây dựng VTL là một nhiêm vụ hết sức quan trọng hằng đầu của mỗi thư viện. Tại điều 4, Pháp lệnh Thư viện quy định “ Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, mọi lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân”.

Theo số liệu điều tra của 5 thư viện cho thấy, tổng số VTL của các thư viện tính đến năm 2012 là hơn 100.000.000 bản sách. Nhìn chung, sách của các thư viện năm sau có cao hơn năm trước, song không tăng lên đáng kể, trong khi đó mỗi năm, ngoài sách tự bổ sung bằng ngân sách huyện, 5/5 thư viện huyện, được bổ sung bằng nguồn CTMT của tỉnh và Trung ương và thành phố. Nguyên nhân sách tăng không nhiều là do những năm gần đây, các thư viện tiến hành thanh lọc tài liệu những sách đã cũ nát, lạc hậu để thanh lý. Như vậy, ở các thư viện được bổ sung sách ít, điều này gây khó khăn cho việc luân chuyển sách xuống cơ sở, với số sách hạn chế như vậy, thư viện chỉ có thể phục vụ tại chỗ, muốn luân chuyển đành phải chờ sách luân chuyển của Thư viện KHTH đưa về, cho nên cán bộ thư viện huyện không chủ động được thời gian, kế hoạch, địa điểm luân chuyển.

Về tổ chức, sắp xếp sách báo trong kho

Một phần của tài liệu Trung tâm Thư viện và Tri thức số - Library and Digital Knowledge Center (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)