7. Cấu trúc của đề tài
1.6.1. Nguồn lực thông tin truyền thống
Thực tiễn hoạt động thư viện huyện cho thấy phần lớn tài liệu có trong thư viện truyền thống, đó là những tài liệu in trên giấy, chính vì vậy chính sách bổ sung của các thư viện vẫn chú trọng đến nguồn tài liệu này. Đến nay sau hơn 30 năm khối lượng tài liệu của các thư viện huyện là tương đối lớn. Nguồn tài liệu truyền thống này đang được các thư viện ngày càng chú trọng bổ sung để mang lại vốn tài liệu dồi dào nhất. Đối với các thư viện huyện của TP.HCM nguồn tài liệu được bổ sung chủ yếu dưới dạng mua, từ 3 năm trở lại đây được bổ sung thêm bằng nguồn tài liệu trong quỹ “vì mục tiêu văn hóa” và chương trình “xây dựng nông thôn mới”. Trong quá trình từ ngày thành lập đến nay các thư viện huyện đã xây dựng được nguồn tài liệu truyền thống khá đồ sộ. Tính đến hết tháng 10 năm 2012 vốn tài liệu của các thư viện huyện gồm có:
THƯ VIỆN SÁCH
Đơn vị tính (bản)
BÁO, TẠP CHÍ Đơn vị tính (loại)
Thư viện huyện Củ Chi 25.872 30
Thư viện huyện Hóc Môn 22.571 20
Thư viện huyện Bình Chánh 17.521 30
Thư viện huyện Cần Giờ 5.075 05
Thư viện huyện Nhà Bè 8.778 06
- Cơ cấu nội dung vốn tài liệu: 77.288 bản
- Tài liệu chính trị và khoa học xã hội: 15.289 bản, chiếm tỷ lệ 19,78 % - Tài liệu khoa học tự nhiên và kỹ thuật, trong đó kể cả kỹ thuật nông
- Tài liệu Văn học 38.645 Bản đề chiếm tỷ lệ 50 % - Tài liệu thiếu nhi 9.003 bản chiếm tỷ lệ 11.468%
- Nhìn chung nguồn lực thông tin truyền thống của mạng lưới thư viện huyện có số lượng khá lớn, tuy nhiên số lượng sách cũ, lạc hậu chưa được chọn lọc thanh lý nên tần xuất sử dụng thấp ít được người dùng tin quan tâm, sách về anh văn, vi tính, khoa học kỹ thuật chưa được chú trọng bổ sung nhiều.