7. Cấu trúc của đề tài
3.2.1. Tăng cường phát triển nguồn lực thông tin
Vốn tài liệu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của thư viện. Xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh, các thư viện huyện hầu như có vốn tài liệu ít chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, do đó việc tăng cường VTL cho thư viện phải được xem là một nhiệm vụ quan trong hàng đầu, cụ thể là:
Phải nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ phát triển vốn tài liệu. Thư viện tỉnh tiếp tục tham mưu với Sở VHTT&DL và Sở Tài chính duy trì, tăng kinh phí bổ sung của CTMT hằng năm cho kho sách huyện từ 800 đến 1.000 bản sách cho một thư viện, đảm bảo cho thư viện huyện có đủ sách phục vụ tại chỗ và đưa sách xuống phục vụ quần chúng ở cơ sở. Mặt khác, Sở VHTT&DL, Thư viện tỉnh phải phối hợp với UNBD huyện, Phòng VHTT, TTVH huyện cấp kinh phí bổ sung báo, tạp chí cho thư viện huyện tối thiểu cũng phải đủ 35 loại ( hạng 4) theo đúng quy định của Thông tư 56/2003/TT – BVHTT ngày 16/9/2003 của Bộ Văn hoá – Thông tin “ Hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện”.
Đảm bảo một tỷ lệ cơ cấu vốn hợp lý giữa các môn loại tri thức, giữa các nhóm nhu cầu đọc, giữa các loại sách phổ cập và nghiên cứu. Trong nội dung vốn tài liệu cần chú trọng bổ sung sách báo phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến nông dân, nông thôn, sách pháp luật phổ thông,
sách hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý hành chính, công tác tư pháp ở cơ sở, qui trình, quy phạm chuyên ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Các loại sách phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật nông – lâm – ngư nghiệp; hướng dẫn quản lý và tổ chức sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, các cây, con đặc sản trong vùng, các làng nghề truyền thống; sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo của các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; sách khoa học thường thức về pháp luật, y tế, văn hoá, giáo dục…
Căn cứ trên phiếu điều tra nội dung tài liệu, báo cáo thường kỳ của thư viện các huyện, phỏng vấn trực tiếp bạn đọc tại các thư viện của tác giả, để đảm bảo cơ cấu tài liệu hợp lý, tác giả đề xuất tỷ lệ cơ cấu tài liệu như sau:
Chính trị - xã hội: 16% Khoa học – kỹ thuật: 23% Văn học nghệ thuật: 20% Thiếu nhi: 16% Sách tham khảo: 20% Thể loại khác ( địa chí): 5%
Chú trọng thu thập, bổ sung tài liệu địa chí, những tài liệu của địa phương và nói về địa phương. Việc thu thập, bổ sung và phục vụ tài liệu địa chí là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các thư viện vì nó góp phần bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá thành văn của địa phương, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu về mọi mặt của địa phương để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương của người dân địa phương.
Cùng với việc bổ sung sách báo mới thường xuyên, các thư viện huyện cần phải tăng cường đổi mới nguồn lực sách báo bằng cách cùng chia sẻ nguồn lực, cùng sử dụng sách báo của các thư viện trong tỉnh, trong từng huyện và các thư viện chuyên ngành khác trên địa bàn. Việc làm này đảm bảo cho các thư viện có thêm sách báo mới để phục vụ bạn đọc trong lúc kinh phí bổ sung sách còn hạn chế.
Cần tăng cường ngoại giao, thu nhận các nguồn tài liệu biếu, tặng từ các nhà xuất bản trong nước, sách lưu chiểu và nguồn sách tài trợ trong CTMT quốc gia, của Bộ VHTT&DL, của tỉnh.
Kêu gọi nhân dân, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội đóng góp