Kết quả bảo quản và những biến đổi tế bào

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 136 - 138)

- Đặt túiTBG vào canister của buồng hạ nhiệt Hạ nhiệt có điều khiển tựđộng

4.3.2.Kết quả bảo quản và những biến đổi tế bào

b. Kết quả thu gom máu dây rốn

4.3.2.Kết quả bảo quản và những biến đổi tế bào

Với quy trình bảo quản đã mô tả, tiến hành lưu giữ 40 mẫu (10 mẫu tế bào gốc máu ngoại vi, 10 mẫu dịch hút tủy và 20 mẫu máu dây rốn) ở

nhiệt độ -1960C trong nitơ lỏng, thời gian bảo quản 3 tháng. Sau bảo quản, tỷ lệ tế bào sống được xác định thay đổi theo thời gian sau phá đông. Kết quả cho thấy tỷ lệ tế bào sống tại thời điểm ngay sau khi phá đông đạt trung bình trên 90%. Beaujour và cộng sự (1998) cũng thu được tỷ lệ tế bào có nhân sống sau bảo quản đạt trung bình 92.2% [28]. Khi hạ nhiệt độ bằng bể

methanol rồi tiến hành bảo quản trên 213 trường hợp, tỷ lệ tế bào sống đạt 92±6% [53]. Katayama công bố tỷ lệ tế bào mất đi tăng dần theo thời gian và còn khoảng 80% sau 5 năm lưu trữ [76] (Đồ thị 4.2). Thời gian bảo quản tính theo tháng T ỷ l ệ s ố ng ( % )

Đồ th 4.2. T l tế bào chết theo thi gian bo qun

Sau khi phá đông ở 37 độ bằng bể nước ấm, tỷ lệ tế bào chết tiếp tục

đánh giá khi để các mẫu nghiên cứu ở nhiệt độ phòng. Kết quả trình bày trong biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ tế bào chết tăng dần theo thời gian. Cho

Yang và cộng sự (2003) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ tế bào sống sót sau phá đông trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau: 0 độ C, 22 độ C và 37

độ C. Kết quả được thể hiện qua đồ thị 4.3 cho thấy tỷ lệ tế bào sống giảm dần theo thời gian và giảm thấp nhất ở điều kiện 0 độ C và chết nhiều nhất

ởđiều kiện 22 độ C [171]. Thời gian ủ (phút) T ỷ l ệ s ố ng sót c ủ a các t ế bào có nhân (%)

Đồ th 4.3. T l tế bào sng sau khi phá đông các điu kin nhit độ

Ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng sống của tế bào có nhân, quá trình bảo quản còn ảnh hưởng đến chức năng, khả năng tăng sinh và biệt

mức độ thể hiện của các phân tử kết dính (adhension moleculars) trên màng tế bào gốc tạo máu trong quá trình bảo quản, bao gồm L-selectin(CD62L), CD29,CD49d và CD18 [82]. Đây là những phân tử kháng nguyên bề mặt có vai trò quan trọng trong việc di chuyển của tế bào gốc, do đó liên quan mật thiết đến khả năng hồi phục mô tạo máu sau khi được ghép vào cơ thể

người nhận. Kết quả cho thấy không phải tất cả các kháng nguyên trên bề

mặt tế bào đều bị ảnh hưởng bởi quá trình bảo quản mà bị ảnh hưởng nặng nhất là CD62L và CD29. Chính những tổn thương các phân tử trên màng này làm cho các tế bào chậm di chuyển do đáp ứng kém với các chất kích thích gian bào trong dung dịch.

Gần đây, Sparrow và cộng sự (2006) đã chứng minh được rằng quá trình bảo quản còn ảnh hưởng đến cả quá trình chết theo chương trình của các tế bào gốc CD34 và các lymphocyte của mẫu bảo quản [144]. Sử dụng chất nhuộm SYTO-16, chất gắn với phân tử Annexin-V, để xác định tình trạng tế bào sống hay chết theo chương trình hoặc hoại tử, các tác giả ghi nhận khả năng di chuyển và tạo cụm của các tế bào CD34 giảm thấp khi khả năng gắn với SYTO-16 giảm. Ngoài ra, hiện tượng giảm thể hiện CD62L trên màng cũng làm giảm khả năng tạo máu và hậu quả làm mọc ghép chậm trên lâm sàng. Mặc dù đây là những thay đổi liên quan đến chức năng của các tế bào gốc trong quá trình bảo quản, nhưng kỹ thuật đánh giá khá phức tạp, hiện chưa dễ dàng áp dụng để triển khai thường quy trong các trung tâm ghép.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 136 - 138)