Huy động bằng cytokine

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 31 - 34)

* Huy động bằng G-CSF: là cytokine được sử dụng nhiều nhất vì hiệu quả cao so với các cytokine khác, và lành tính. Khi huy động, số lượng tế bào CD34 thay đổi theo thời gian, mức cao nhất đạt được vào ngày thứ năm, thấp

số lượng tế bào CD34 ở máu ngoại vi ngay trước khi bắt đầu dùng cytokine. Liều sử dụng để huy động thường là 10μg/kg/ngày, có thể tăng đến 40μg/kg/ngày và kết quả huy động có liên quan đến liều được sử dụng [165]. Sử dụng liều duy nhất hay hai lần trong ngày ở người trưởng thành không đem lại kết quả chắc chắn, nhưng mang lại kết quả tốt hơn ở trẻ em. Bệnh nhân đã điều trị từ trước bằng hoá trị liệu hay xạ trị liệu, bệnh nhân cao tuổi có kết quả huy động đạt thấp [20], [164].

Độc tính của G-CSF thể hiện rõ nhất khi huy động từ người cho khỏe mạnh. Hầu hết có biểu hiện toàn thân, chủ yếu là đau xương với mức độ nhẹ, chỉ vài trường hợp cần giảm liều hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Một số biến chứng khác cũng đã được ghi nhận như tăng kích thước lách, tăng nguy cơ tắc mạch, tăng đông. Các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn có thể tăng biểu hiện bệnh trong quá trình sử dụng G-CSF. Tuy nhiên không có báo cáo nào về hiện tượng tăng nguy cơ của rối loạn sinh tuỷ hay bệnh ác tính tạo máu ở người cho khoẻ mạnh hoặc bệnh nhân được điều trị G-CSF liệu trình ngắn ngày. Không có biến chứng lâu dài nào được ghi nhận ở người cho [21].

Sử dụng G-CSF làm thay đổi số lượng tế bào máu và các chỉ số hoá sinh và đông cầm máu. Các enzym Alanine aminotransferase (ALT), lactate dehydrogenase (LDH) và alkaline phosphatase (ALP) huyết thanh tăng, ure và bilirubine giảm. Những thay đổi hoá sinh này sẽ mất đi trong vòng 2 tuần sau khi dừng sử dụng [17].

* Huy động bằng GM-CSF: Khi kết hợp GM-CSF và hóa trị liệu để huy động, số lượng CFU-GM có thể tăng lên tới 1000 lần. Trong một số trường hợp, kết hợp cyclophosphamide với GM-CSF có hiệu quả hơn khi sử dụng G-CSF đơn độc. Giống như G-CSF, GM-CSF cũng có tác dụng huy động

* Các cytokine khác: cũng đã được nghiên cứu

- Yếu tố kích thích đại thực bào (M-CSF): không có tác dụng với liều 8.106 IU/ngày [55].

- Erythropoietin (EPO): có tác dụng huy động yếu [117].

- Interleukin-3: chỉ làm tăng nhẹ số lượng CFU-GM ở ngày thứ tám và lại giảm xuống ở ngày thứ 15 [59].

- PIXY-321: PIXY-321 là một phân tử lai của GM-CSF và IL-3, có gây tăng nhẹ CFU-GM nhưng không làm tăng số lượng tế bào CD34+ [31]. - Yếu tố tế bào gốc (SCF: Stem cell factor): SCF đơn thuần có tác dụng phụ

thuộc liều và làm tăng từ 6-10 lần CFU-GM với độc tính như phù mạch (angioedema), nổi mày đay, ngứa, co thắt thanh quản [47].

* Kết hợp các cytokine

Khi sử dụng đồng thời, các cytokine có thể sẽ hiệp đồng tác động.

- G-CSF và GM-CSF: hiệu quả huy động PBSC tăng lên rất cao, nhưng nếu tiêm GM-CSF trước thì không làm tăng hiệu quả huy động [69],[167].

- SCF và G-CSF: Thực nghiệm trên động vật cho thấy kết hợp SCF và G-CSF chỉ có thể làm tăng số lượng tế bào định hướng trong máu từ 3.5-21.6 lần. Các kết quả ứng dụng lâm sàng còn hạn chế hơn [106]. - IL-3 và G-CSF: Kết quả huy động khá tốt, đỉnh tế bào định hướng xuất

hiện vào ngày thứ 5 khi sử dụng G-CSF đơn độc, và ngày thứ ba nếu kết hợp IL-3 [61].

- IL-3 và GM-CSF: hiệu quả thấp và nhiều biến chứng [34].

- Epo và G-CSF: số lượng GM-CFU thu được giảm nhẹ so với nhóm chỉ sử dụng G-CSF đơn độc [111].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 31 - 34)