Lựa chọn quy trình thu gom máu dây rốn đạt hiệu quả cao

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 122 - 125)

- Đặt túiTBG vào canister của buồng hạ nhiệt Hạ nhiệt có điều khiển tựđộng

a. Lựa chọn quy trình thu gom máu dây rốn đạt hiệu quả cao

Để thu gom được tối đa lượng máu trong dây rốn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ cũng như trẻ sau khi sinh, nhiều nghiên cứu

đã tiến hành đánh giá các yếu tố có liên quan, kể cả các yếu tố về kỹ thuật thu gom và các yếu tố liên quan về tình trạng của người mẹ và đứatrẻ.

Về thời điểm kẹp dây rốn: theo đặc điểm sinh lý về tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi, dễ dàng nhận thấy lượng máu tồn lại trong tĩnh mạch dây rốn sau khi đẻ thai phụ thuộc vào thời điểm kẹp dây rốn. Tiến hành kẹp càng sớm, lượng máu còn lại trong dây rốn càng nhiều và kẹp càng muộn, một phần lượng máu này vẫn sẽ tiếp tục được đưa vào đứa trẻ. Chính vì vậy, ở những trẻ sinh ra chưa đủ tháng không nên tiến hành kẹp sớm để thu gom tối đa lượng máu trong dây rốn. Với những trẻ sinh đủ tháng, điều này không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào được ghi nhận.

Trong những trường hợp đẻ thường, sau khi đẻ thai, dây rốn được kẹp và cắt. Lượng máu trong tĩnh mạch rốn có thể được thu gom ngay khi bánh rau vẫn còn đang trong tử cung, hoặc có thể sẽ được thu gom sau khi

đẻ rau. Cả hai cách thức thu gom này đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bên cạnh đó, trong những trường hợp mổ đẻ, máu dây rốn cũng vẫn có thể được thu gom một cách bình thường sau khi lấy thai và bánh rau ra ngoài. Thể tích máu dây rốn thu gom được trong những trường hợp này thường cao hơn so với khi thu gom sau đẻ thường.

Thu gom trước khi đẻ rau thường có được thể tích máu của mẫu dây rốn cao hơn và tỷ lệ xuất hiện các cục đông thấp hơn, hiệu quả thu gom cao hơn. Tuy nhiên, quy trình thu gom sau khi đẻ rau lại có thể thực hiện khá

độc lập với cuộc đẻ nên hạn chế được tối đa bất kỳ nguy cơ nào xảy ra với người mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng lượng máu thu gom được thường thấp hơn và hay lẫn cục máu đông. Để tiến hành thu được lượng máu tối đa, dây rốn

được kẹp sớm sau khi đẻ thai trong khoảng 6 đến 10 giây. Tiến hành thu gom máu dây rốn ngay khi bánh rau còn đang ở trong tử cung người mẹ, và tiếp tục thu gom thêm ngay cả sau khi đẻ thai. Chính vì những yếu tố lựa chọn này, thể tích các mẫu máu dây rốn trong nghiên cứu này đạt kết quả

khá cao, trung bình 90 ml/mẫu. Kết quả này cao hơn nhiều so với các tác giả khác đã nghiên cứu trong nước, và tương đương với một số tác giả

nước ngoài, mặc dù trọng lượng thai trong những nghiên cứu này lớn hơn người Việt Nam. Trong số 112 mẫu thu được 51 túi máu dây rốn có thể tích

≥ 90ml chiếm tỷ lệ 45.5%. Trong đó số túi máu có thể tích ≥ 120 ml chiếm 10.7% (Bảng 3.19, trang 75).

Nguyễn thị Thùy (1998) [15] 58 Sau đẻ rau Huỳnh Nghĩa (2008) [10] 82 Sau đẻ rau Yamada T. (2000) [169] 84 Trước đẻ rau

Pojda Z. (1998) [119] 102 Trước đẻ rau Querol S. (1998) [125] 112 Trước đẻ rau Nghiên cứu này (2010) 90.5 Trước đẻ rau

Thể tích mẫu máu là một trong những chỉ số quan trọng của kết quả

thu gom. Sở dĩ có sự khác biệt trong kết quả thu gom có thể liên quan đến nhiều yếu tố:

+ Do cân nặng của bà mẹ và trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của các tác giả

nước ngoài lớn hơn ở Việt Nam.

+ Do thời gian kẹp dây rốn khác nhau. Nghiên cứu cho thấy khoảng 25% máu bánh rau sẽ đi vào cơ thể trẻ trong vòng 15 giây đầu và 50% trong vòng một phút sau khi đẻ thai [27].

+ Do các tác giả không tiếp tục thu gom sau khi đẻ rau.

+ Tiến hành thu thập sau khi đẻ rau thường thu được thể tích thấp hơn và dễ xuất hiện cục máu đông [4],[15],[27].

Thể tích là yếu tố quan trọng và thường liên quan chặt chẽ với số

lượng tế bào có nhân và đặc biệt là số lượng tế bào CD34 và số lượng tế

bào có khả năng tạo cụm (CFU) trong mẫu máu dây rốn thu được. Với các ngân hàng máu dây rốn, tiêu chuẩn đầu tiên là thu gom được thể tích túi máu dây rốn đủ lớn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng sử dụng của sản phẩm sau khi thu gom.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)