TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 49 - 52)

c. Hạ nhiệt độ có kiểm soát thụ động

1.5.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TẠI VIỆT NAM

VIỆT NAM

Ở trong nước cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành nhằm triển khai ứng dụng kỹ thuật tế bào gốc trong điều trị và đạt hiệu quả ban đầu đáng khích lệ [3],[8]. Trường hợp ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên ở Việt Nam được Trần Văn Bé và cộng sự tiến hành năm 1995 tại Trung tâm Truyền máu-Huyết học thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, trên cả nước đã có 5 trung tâm triển khai phương pháp điều trị này. Tính trong khoảng thời gian 12 năm (từ tháng 7/1995 đến tháng 7/2008), Trung tâm Truyền máu-Huyết học thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành ghép điều trị cho 69 bệnh nhân, gồm 32 trường hợp ghép đồng loại, 37 trường hợp ghép tự thân. Trong số đó, nguồn tế bào gốc được sử dụng từ tủy xương (4 ca), máu dây

Trước nhu cầu ứng dụng ghép tạo máu đểđiều trị ngày càng tăng cao, việc hình thành các ngân hàng tế bào gốc để cung cấp cho điều trị trở nên cấp thiết. Đầu năm 2008, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Bộ y tếđã cho phép thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn tại công ty dược phẩm Mekophar và bắt đầu đi vào hoạt động. Bên cạnh đó một số bệnh viện cũng đã triển khai lưu giữ các mẫu tế bào gốc từ máu dây rốn như tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhi trung ương.

Mặc dù kỹ thuật thu gom và ghép tế bào gốc tạo máu đã được áp dụng thành công trên thế giới từ những năm 1970 [157], tuy nhiên cho đến nay, các quy trình thu gom, xử lý và bảo quản dài hạn các tế bào gốc tạo máu vẫn liên tục được thay đổi và hoàn thiện. Ở trong nước, một số nhóm tác giả cũng đã

Bên cạnh ứng dụng phổ biến nhất của ghép tạo máu, công nghệ tế bào gốc cũng đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu trong nước. Những công bố về kết quả ban đầu trong nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị nhồi máu cơ tim, phục hồi giác mạc của nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội và tổn thương xương khớp và ứng dụng điều trị một số bệnh tạo máu của nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang mang lại hy vọng cho một hướng đi mới tốt đẹp.

Như vậy, ghép tế bào gốc không chỉ áp dụng trong điều trị bệnh lý huyết học mà đây còn thực sự là phương pháp điều trị có hiệu quả đối với bệnh lý ung thư khác, cũng như một số bệnh lý tự miễn và di truyền. Để tiến hành được những kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc, việc quan trọng đầu tiên đòi hỏi đó là phải thu gom được và xử lý phù hợp, cũng như bảo quản để sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã được tiến hành để hoàn thiện các quy trình kỹ thuật để thu gom, xử lý và bảo quản các mẫu tế bào gốc từ các nguồn cung cấp phổ biến nhất hiện nay: tủy xương, máu ngoại vi sau huy động và máu dây rốn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần để lựa chọn chế phẩm tế bào gốc phù hợp cho ghép điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Cùng với công nghệ gen và protein, nghiên cứu về tế bào gốc nói chung và tế bào gốc tạo máu nói riêng hiện đang là hướng nghiên cứu được tập trung đầu tư và hy vọng sớm mang lại những ứng dụng thực tiễn trên lâm sàng.

Đối tượng nghiên cứu gồm 161 mẫu được thu gom từ người cho khỏe mạnh, tình nguyện và các bà mẹ tình nguyện, cụ thể như sau:

− Máu ngoại vi: 19 mẫu, được thu gom theo một trong hai cách như sau + Không huy động: 9 mẫu

+ Có huy động bằng yếu tố kích thích tạo cụm dòng bạch cầu hạt (G-CSF, hoạt chất Filgrastim): 10 mẫu

− Dịch hút tủy xương: 30 mẫu

− Máu dây rốn thu gom sau đẻ thai: 112 mẫu.

2.1.1. Các mẫu tế bào gốc thu gom từ máu ngoại vi: 19 mẫu tế bào được thu gom từ những người cho khỏe mạnh. Tất cả người cho tình nguyện được

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý, bảo quản tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép đồng loại (Trang 49 - 52)