- Đặt túiTBG vào canister của buồng hạ nhiệt Hạ nhiệt có điều khiển tựđộng
a. Kỹ thuật thu gom tế bào gốc tạo máu từ tuỷ xương
Không giống như kỹ thuật chọc hút tủy xương để tiến hành xét nghiệm hình thái học, hóa học tế bào hay di truyền học, quy trình chọc hút tủy để
thu gom các mẫu tế bào gốc đã có một số thay đổi đáng kể.
Để thu đủ lượng tế bào cho ghép trên lâm sàng, thể tích dịch tủy
được thu gom thường từ 10ml đến 15ml/kg thể trọng người cho [157]. Đây là kỹ thuật phức tạp, người cho đòi hỏi phải được gây mê toàn thân và phải tiến hành thu gom trong phòng mổ. Trong phạm vi nghiên cứu này, do lượng dịch tủy được thu gom trong nghiên cứu không nhiều nên kỹ thuật đã tiến hành tại phòng thủ thuật và người cho chỉ cần được gây tê tại chỗ bằng Lidocain. Tuỷ xương được hút nhiều lần với thể tích mỗi lần hút khoảng 3 ml để tránh tình trạng dịch hút bị pha loãng do máu tràn vào các khoang tuỷ. Dịch hút tủy được chống đông bằng heparin tiêu chuẩn bằng cách tráng trong bơm kim tiêm được sử dụng để hút. Mẫu thu gom được ngay lập tức được bảo quản trong ống nghiệm vô trùng và chuyển về để tiến hành khảo sát các chỉ số tế bào máu, miễn dịch, tế bào gốc và tiến hành xử
lý loại hồng cầu trước khi bảo quản.
Tiến hành quy trình như đã mô tả, với tất cả những lần thu gom đều không ghi nhận biến chứng đáng kể nào như chảy máu hay nhiễm trùng vết chọc hút sau thủ thuật. Tất cả những người cho tình nguyện đều không cần phải sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào sau khi cho tủy và đều trở lại làm việc bình thường ngay sau thủ thuật và cũng không có phàn nàn đáng kể
hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ tế bào CD34 lưu hành ở máu ngoại vi trong
điều kiện bình thường (0.07 ± 0.03%) và trong máu dây rốn (0.12 ± 0.04%). Điều này cho thấy tủy xương là nguồn cung cấp có tỷ lệ tế bào gốc tạo máu cao nhất trong các nguồn được thu gom. Kết quả này hoàn toàn hợp lý vì tủy xương chính là nơi sản sinh và biệt hóa của các dòng tế bào máu trước khi được giải phóng ra ngoại vi.
Các chỉ số quan trọng nhất để đánh giá kết quả quá trình thu gom tế
bào gốc tạo máu từ tủy xương bao gồm: số lượng tế bào CD34 và số lượng tế bào có nhân trong dịch hút tủy. Mục đích cuối cùng của quá trình này là thu gom đủ lượng tế bào tối thiểu để đảm bảo quá trình mọc ghép và điều này phụ thuộc vào thể tích dịch tủy cần thu gom. Vì quá trình thu gom tế
bào gốc từ tủy xương được tiến hành trong phòng mổ nên phải tiến hành một cách liên tục. Chính vì vậy gần như không thể dựa vào số lượng tế bào CD34 để đánh giá chính xác thể tích dịch tủy cần thu gom do xét nghiệm này đòi hỏi thời gian vài giờ để tiến hành. Trên thực tế thực hành, hầu hết các trung tâm ghép đều dựa vào kết quả đếm số lượng tế bào có nhân để
tính toán vì chỉ số này có thể được đếm một cách chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn. Còn các chỉ số tế bào CD34 sẽ được xác định sau và
được xem như yếu tố quan trọng để tiên lượng quá trình mọc ghép và hiệu quả của kỹ thuật ghép.
Một lý do quan trọng để giải thích cho việc sử dụng số lượng các tế bào có nhân trong dịch hút tủy khi ước lượng thể tích dịch tủy cần thu gom đó là ngoài quần thể tế bào gốc tạo máu – hiện đang được đếm bằng kháng nguyên CD34 - còn có những quần thể tế bào gốc khác đã và đang được chứng minh là có tồn tại trong tủy xương. Các quần thể tế bào gốc này
Dựa vào chỉ số về tế bào có nhân trong các mẫu thu gom của kết quả
nghiên cứu cũng có thể tính toán được thể tích dịch tủy tối thiểu cần thu gom trên thực tế nếu để tiến hành ghép cho bệnh nhân có trọng lượng cơ
thể 50 kg theo công thức như sau:
V (ml) = 2.108 tế bào/kg x 50 kg/A
trong đó, V là thể tích dịch tủy cần thu gom, tính theo ml A là số lượng tế bào có nhân trong dịch tủy (ml)
Áp dụng vào kết quả thu được của nghiên cứu với số lượng tế bào có nhân trung bình của các mẫu tủy thu gom được là 26.8x106/ml có thể dự đoán thể tích cần thu gom vào khoảng 400 ml:
V (ml) = 2x108 x 50/26.8x106 = 373.1 ml
Tuy nhiên, khi tiến hành thu gom tế bào gốc tạo máu bằng kỹ thuật chọc hút tủy xương, thực tế cho thấy số lượng tế bào có nhân giảm dần trong quá trình thu gom do tình trạng “cạn kiệt” dần các tế bào có nhân lưu hành trong tủy và do hiện tượng máu tràn vào các khoang tủy làm dịch tủy bị pha loãng dần. Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy lượng dịch tủy thu gom cần thiết để tiến hành ghép cho người bệnh trưởng thành sẽ vào khoảng 800ml đến 1200ml. Dey và cộng sự tiến hành thu gom tế bào gốc từ tủy xương ở người cho khỏe mạnh từ 20 đến 59 tuổi cũng thu được số
lượng tế bào có nhân là 24x106 tế bào/ml dịch tủy [45].
được tối đa lượng máu trong máu dây rốn.
Có hai phương pháp thu gom chủ yếu được áp dụng dựa vào cách thức thu gom:
− Hệ thống hở: dây rốn được cắt ngang thiết diện và máu dây rốn
được chảy tự do xuống dụng cụ thu gom.
− Hệ thống kín: máu dây rốn được dẫn lưu vào các túi thu gom qua kim đưa vào dây rốn.
Hiện nay các trung tâm bảo quản và sử dụng máu dây rốn đều áp dụng phương pháp thu gom bằng hệ thống kín vì hạn chế được tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn của mẫu thu gom được. Trong nghiên cứu này, phương pháp thu gom với hệ thống kín được sử dụng, trong đó, máu dây rốn được thu gom vào túi nhựa có chứa sẵn chất chống đông.