- Đặt túiTBG vào canister của buồng hạ nhiệt Hạ nhiệt có điều khiển tựđộng
b. Kết quả thu gom máu dây rốn
4.2.1. Loại hồng cầu bằng phương pháp ly tâm đơn thuần
Ly tâm loại hồng cầu là phương pháp cổ điển được áp dụng để xử lý các mẫu tế bào gốc trước khi ghép hay bảo quản dài hạn [2]. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này chính là quy trình kỹ thuật đơn giản, không đòi hỏi các trang thiết bịđáng kể ngoài ly tâm túi máu và vài dụng cụ đơn giản, và đặc biệt là mẫu máu dây rốn được xử lý mà không phải trộn với bất kỳ
loại dung dịch nào khác – mà có thể gây tổn thương đến chức năng tế bào gốc hay tế bào máu, đồng thời hạn chế tối đa các thao tác kỹ thuật có thể
gây nhiễm cho mẫu nghiên cứu. Chính vì vậy, các mẫu máu rốn đã được sử
dụng để xác định quy trình ly tâm với các thông số thích hợp: lực ly tâm và thời gian ly tâm và kết quả này đã được công bố [phụ lục 4, bài báo số 3]. Quy trình ly tâm sau khi được xác định được áp dụng để xử lý 20 mẫu máu dây rốn và 20 mẫu dịch hút tủy xương.
Quá trình xác định các thông số ly tâm được tiến hành qua hai giai
đoạn: xác định lực ly tâm với thời gian ly tâm cố định và xác định thời gian ly tâm với lực ly tâm cố định.
Như vậy nghiên cứu đã xác định được quy trình ly tâm thích hợp để
loại hồng cầu đạt hiệu quả cao nhất và tỷ lệ hao hụt bạch cầu ít nhất là: ly tâm với lực ly tâm tương đối 500g trong thời gian 6 phút. Sau giai đoạn ly tâm tách lớp này, mẫu tế bào gốc cần được tiếp tục ly tâm lần thứ 2 để loại bỏ huyết tương theo quy trình tách chế phẩm máu thường quy với lực ly
máu dây rốn và 20 mẫu dịch hút tủy xương, kết quả (trình bày trong các bảng 3.26 trang 81 và bảng 3.27 trang 83) cho thấy hiệu quả loại hồng cầu
đạt trung bình trên 50% (51.2% với máu dây rốn và 58.1% với mẫu dịch hút tủy). Như vậy, số lượng hồng cầu đã giảm đáng kể sau khi ly tâm đơn thuần và giúp nâng cao chất lượng mẫu tế bào nếu được tiến hành bảo quản. Bên cạnh đó, do trong quá trình bảo quản cần phải sử dụng DMSO – có tác dụng gây độc hệ thần kinh trung ương nếu truyền vượt quá liều cho phép, vậy nên việc xử lý cũng nhằm làm giảm thể tích các mẫu trước bảo quản để hạn chế tối đa lượng DMSO cần phải trộn vào.
Đồng thời với hiệu quả loại hồng cầu, quy trình xử lý cũng phải đảm bảo tỷ lệ bạch cầu mất đi tối thiểu, vì quần thể tế bào gốc phân bố trong bạch cầu của mẫu máu. Với các thông số ly tâm áp dụng, tỷ lệ mất bạch cầu của các mẫu máu dây rốn khá thấp, trung bình 14.5 ± 3.2%, và chủ yếu mất bạch cầu hạt trung tính (18.5 ± 4.8%). Tương tự, tỷ lệ mất bạch cầu của các mẫu dịch hút tủy là 18.1 ± 7.6% và bạch cầu trung tính giảm 14.5 ± 5.8%. Trong quá trình ly tâm phân lớp, do hằng số lắng cao hơn các thành phần bạch cầu khác và gần với hằng số lắng của hồng cầu nên tỷ lệ mất bạch cầu hạt luôn tăng lên đáng kể khi tỷ lệ hồng cầu bị loại tăng lên. Hơn nữa, bạch cầu hạt đã được chứng minh có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tế bào máu trong quá trình lưu trữ, chính vì vậy quá trình xử lý cũng cần loại bỏ tối đa tỷ lệ bạch cầu hạt trung tính.