- Nguyên tắc: phương pháp dựa trên cơ sở thu nhận muối canxi pectat ở dạng kết tủa.
- Cách tiến hành:
Cho 0.15g pectin nghiên cứu vào bình dung tích 100 ml, thêm nước cho tới vạch
định mức và để yên trong một số thời gian cho dung dịch đồng nhất
Sau đó cho vào bình tam giác 20 ml dung dịch này và thêm vào dung dịch 100 ml
NaOH 1N. Để hỗn hợp trong 7 giờ hoặc qua đêm cho pectin bị xà phòng hóa hoàn toàn thành axit pectic. Thêm 50 ml dung dịch axit axetic 0.1N và sau 5 phút thêm 50 ml CaCl2 2N rồi để yên 1 giờ. Tiếp đó đun sôi 5 phút và lọc qua giấy lọc không tan đã được sấy khô tới trọng lượng không đổi. Rửa kết tủa canxi pectat bằng nước cất nóng cho tới khi không con ion clo nữa (thử với dung dịch bạc nitrat 1%).
Sau khi rửa xong, đặt giấy lọc có kết tủa vào chén cân và sấy ở 105°C cho tới trọng
lượng không đổi. - Tính kết quả
Lượng pectin lấy để xà phòng hóa (B) tính theo công thức sau: B = 1 2 . V V m Trong đó:
m: Trọng lượng của pectin lấy để pha thành dịch (gam) V1: Thể tích dung dịch pectin ban đầu (ml)
V2: Thể tích dung dịch pectin lấy đề xà phòng hóa (ml)
Hàm lượng của pectat canxi bằng hiệu của trọng lượng giấy lọc có kết tủa và giấy lọc không. Hàm lượng pectin (P) được tính theo công thức sau: (%)
P =
B m.0.92.100 Ởđây:
32
Nguyễn Hồng Ly
M: Trọng lượng của kết tủa canxi pectat (gam)
B: Lượng pectin lấy đem xà phòng hóa (gam)
0.92: Hệ số tính chuyển đã trừ hàm lượng canxi trong kết tủa (tức là pectin chiếm 92% trọng lượng của canxi pectat)
100: Hệ số chuyển để biểu thị kết quả theo phần trăm %