Khi nuôi cấy các loại vi khuẩn có hại: E. coli, S. typhi và S. aureus trong môi
trường chứa POS, số lượng khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi cấy đều giảm hơn khi nuôi các loại vi khuẩn trên trong môi trường MR - không chứa POS (bảng 3.6). Bên cạnh đó, các báo cáo cũng chỉ ra POS có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn Clostridia
và Bacteroides [8, 29, 32].
Bảng 3.6. Số lượng khuẩn lạc vi khuẩn có hại (107cfu/ml) sau 24 giờ nuôi trên môi trường MR và bổ sung POS
Chủng vi khuẩn MR POS Tỷ lệ giảm so với MRS (%) E. coli 365,39 ± 8,61 21,88 ± 0,05 94,18 S. typhi 341,05 ± 11,05 25,31 ± 0,04 92,58 S. aureus 359,95 ± 7,95 42,47 ± 0,09 88,20
Kết quả thu được có thể giải thích do vi khuẩn E. coli, S. typhil và S. aureus
không thể sử dụng POS hay các loại vi khuẩn này không sinh enzym phân cắt POS thành các đường đơn giản sử dụng để sinh trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, các báo
cáo cũng chỉ ra POS có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn Clostridia và
Bacteroides.
Nhằm so sánh khảnăng làm giảm sốlượng vi khuẩn gây hại của POS so với một số loại prebiotic khác, đề tài nuôi cấy E. coli, S. typhil và S. aureus trong môi
trường bổ sung MOS, FOS, Inulin (1% w/v). Kết quả thu được biểu diễn ở hình 3.24.
64
Nguyễn Hồng Ly
Hình 3.19 Biểu đồ biểu diễn khả năng ức chế các chủng vi khuẩn gây hại của các prebiotic khác nhau.
Hình 3.20 E.coli sau 24h nuôi lần lượt trên glucose, POS, MOS, FOS, Inulin
65
Nguyễn Hồng Ly
Hình 3.22 S.typhil sau 24h nuôi lần lượt trên glucose, POS, MOS, FOS, Inulin Kết quả hình 3.18 cho thấy chế phẩm BioMOS và POS có khả năng ức chế
mạnh cả 3 chủng vi khuẩn gây hại. FOS và Inulin có khả năng ức chế S. aureus
mạnh hơn 2 chủng E. coli và S. typhil.
Thực tế hệ vi sinh vật đường ruột luôn bao gồm cả loại có hại, có lợi và chúng có sựtác động qua lại với nhau. Với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng POS làm thực phẩm bổ sung và vì hệ vi sinh vật trong đường ruột bao gồm cả loại có hại, có lợi.
Do đó, nghiên cứu tác động của POS tới cả 2 loại trên bằng cách đồng nuôi cấy cả 2 loại có lợi và có hại trong cùng môi trường có glucose hoặc POS.
Tiến hành cấy 1% (v/v) canh trường chứa hỗn hợp các chủng vi khuẩn bao gồm: L. acidophilus, E. coli, S. typhi và S. aureus vào các ống nghiệm chứa môi
trường MRS hoặc bổ sung 1% (w/v) POS. Các ống được nuôi ở 370C trong tủấm.
Sau đó, cấy trang các mẫu canh trường chứa vi sinh vật đó ở thời điểm ban đầu và sau 24 giờ trên môi trường TGA đĩa thạch để xác định số lượng vi khuẩn tổng số; cấy trang trên môi trường đặc hiệu VRBL, BSA, HSAB, MRS để xác định sốlượng vi khuẩn E. coli, S. typhi, S. aureus và L. acidophilus.
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của POS tới sự phát triển đồng thời của vi khuẩn có lợi và có hại
Chủng thử nghiệm (tỉ lệ 1:1)
Sốlượng khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi (x107 cfu/ml)
Vi khuẩn tổng số L1 Vi khuẩn có hại
L1 + S. enterica Typhi 672,75 ± 7,50 658,25 ± 7,25 14,50 ± 0,01
L1+ E. coli0157:H7 616,00 ± 5,85 605,00 ± 6,10 11,00 ± 0,02
L1+ S. aureus ATCC
66
Nguyễn Hồng Ly
Kết quả thử nghiệm về ảnh hưởng của POS tới sự phát triển của hai loại vi khuẩn có lợi và có hại khi chúng được nuôi kết hợp trong cùng một môi trường ở bảng 3 cho thấy mật độ vi khuẩn tổng số cũng được cải thiện khi có mặt của POS so với khi chỉ có glucose, tuy nhiên lượng tăng chủ yếu là của L. acidophilus còn vi
khuẩn có hại sinh trưởng chậm. Báo cáo của Chen (2013) chứng minh rằng
Lactobacillus và Bifidobacteriumtạo ra 31,64mM acid acetic, 12,57mM acid lactic, 7,89mM acid propionic và 7,75mM acid butyric khi nuôi cấy 24 giờ trong môi trường bổ sung POS. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng làm giảm pH môi trường, ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây hại. Một giả thuyết nữa cho việc gây giảm số lượng vi khuẩn gây hại khi cùng nuôi cấy với L. acidophilus là do
chúng sinh ra bacteriocin làm ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại.