5. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, nền kinh tế
thị trường cũng đang bộc lộ những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Sự cạnh tranh gay gắt khiến cho một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị phá sản. Tình trạng làm án mang tính chất lừa đảo dưới nhiều hình thức tinh vi nhằm thu được lợi nhuận bất chính của một số đối
tượng làm cho bộ mặt thị trường ngày càng phức tạp hơn. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng chịu sự tác động bởi những mặt trái của thị trường. Bối cảnh này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng còn được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, tín dụng là một trong những nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan
trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triến cúa một Ngân hàng. Vì vậy, sự tăng
17
ro lớn. Lúc này nhà quản trị Ngân hàng đứng trước lựa chọn là sô dư nợ tăng và hạn chế RRTD có thế xảy ra. Và quản trị RRTD giúp ngân hàng thương mại đưa ra
những quyết định tín dụng hợp lý, đảm bảo đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng song vẫn đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng.
Thứ hai, khi bước vào cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt buộc các Ngân
hàng giành giật lấy khách hàng, chính sự giành giật này cũng tiềm ẩn RRTD. Lúc
này, nhà quản trị lại đứng trước mâu thuẫn giữa cạnh tranh và hạn chế RRTD. Công
tác quản trị RRTD giúp các nhà quản trị có những quyết định hợp lý, đồng thời tính
toán đến khả năng lấy những khoản không rủi ro đế bù đắp vào những khoản rủi ro
đang tiềm ẩn, hạn chế đến mức tối đa tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu.
1.3.3. Nguyên tăc của Basel vê quản trị rủi ro tín dụng
ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc NHTW của nhóm GIO. ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở NH Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washing (Mỹ) tại thành phố Basel (Thụy Sĩ).
Quan điểm của ủy ban Basel: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một
quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn
cầu và ban hành 2 ấn phẩm:
- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một
cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng).
- Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn và tiêu chuẩn của ủy ban Basel.
Như vậy, từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận, ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị RRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, ùy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính
18
sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiên lược xuyên suôt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro...). Trên cơ sở này, Ban Tống giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triền các chính
sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt
động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là
các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội động quản trị hoặc ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng
khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng...) Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức cấp tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn đề tạo ra các loại rủi ro rín dụng khách nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi
được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng trong các lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín
dụng, các sửa đối tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân
tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các
bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triền đội ngũ nhân viên quản lý RRTD có kinh
nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê
duyệt và quản lý RRTD.
- Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh
mục đầu tư có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay... theo quy mô và độ phức tạp của
ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm tra tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng... để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản
tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách
nhiệm đối với các khoản tín dụng này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng, ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ
19
RRTD trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng (Nguyễn Thị Liên Hoa,
2008).
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý RRTD, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích
tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý RRTD.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản
lý RRTD.
1.3,4, Nội dung quăn trị rủi ro tín dụng tại cấp chi nhánh của NHTM
1.3.4.1 Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận biết rủi ro tín dụng chính là tìm ra các biều hiện và các yếu tố tác động có thể dẫn đến các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng cùa NHTM. Mỗi khoản vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng xuất phát từ bản thân đối tượng đi vay,
sự xuống giá của TSĐB, hay các Vấn đề liên quan đến thời hạn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, mồi một khoản vay đều có những nét chung góp phần cảnh báo
cho ngân hàng về những vấn đề đã bắt đầu nảy sinh trong quá trình cho vay, đây
được xem là dấu hiệu để nhận biết rủi ro tín dụng của NHTM.
Tại cấp chi nhánh, cán bộ tín dụng thường nhận diện dấu hiệu rủi ro thông qua
các nhóm dấu hiệu của khách hàng như: mối quan hệ với ngân hàng, tình hình hoạt động, lịch sử tín dụng. Thông thường, cấp chi nhánh nhận biết dấu hiệu rủi ro từ kết
quả đánh giá hồ sơ khách hàng và từ kết quả phân tích thị trường. Những nhóm dấu hiệu được nhận diện như sau:
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
- Trong quá trình quản lý thông tin khách hàng, xu hướng của các tài khoản khách hàng trong một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan
trọng gồm: Khó khăn trong thanh toán lương; Sự dao động của các tài khoản mà
đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi; Tăng mức sử dụng bình quân trong
20
khác nhau; Không có khả năng thực hiện các hoạt động căt giảm chi phí; Gia tăng các khoản nợ tiền mặt hoặc không có khả nàng thanh toán nợ đến hạn.
- Dấu hiệu liên quan đến hoạt động vay nợ: Mức độ vay thuờng xuyên gia tăng; Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; Thường xuyên yêu cầu nhân hàng cho đáo hạn; Yêu cầu các khoản vay vượt quá dự kiến...
- Dấu hiệu liên quan đến phương thức tài chính của khách hàng: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hợp đồng phát triển dài hạn; Giảm các
khoản phải thu tăng các khoản phải trả; Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu; Có biểu hiện giảm vốn điều lệ.
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý cùa khách
hàng
- Khách hàng thay đối thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban
điều hành; Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành của khách hàng doanh nghiệp luôn
bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.
- Cách thức hoạch định của khách hàng doanh nghiệp có biều hiện: Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp tham gia quá sâu vào vấn đề
thường nhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích cùa cổ đông, của chủ nợ; Thuyên chuyền nhân viên diễn ra thường xuyên; Lập kế hoạch xác định mục tiêu kém; xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý: bao gồm các mối quan hệ tranh chấp
giữa Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành với các cô đông khác, chính quyền
địa phương, nhân viên, người cho vay, khách hàng chính.
- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng
như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, Ban Giám đốc
có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh.
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Khách hàng bị ấn tượng bởi một khách
hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt được hợp đồng lớn.
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi một
21
- Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phấm dịch vụ ra quá sớm; các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế;
tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.
Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc về vấn đề kĩ thuật và thương mại:
Nhóm các dấu hiệu rủi ro này bao gồm: Khách hàng gặp khó khăn trong việc
phát triển sản phẩm; Điều kiện kinh doanh thay đối (tỷ giá, lãi suất, khách hàng thay đổi thị hiếu; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh);
Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước: Đặc biệt chú ý sự tác động của các
chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động, môi trường; Sản phấm của khách
hàng mang tính thời vụ cao; Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chừa, thay thế.
Nhóm 5:Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán:
Khách hàng chuẩn bị không đầy đủ số liệu về tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn
nộp các báo cáo tài chính; Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; Khả năng tiền mặt giảm; Tăng doanh
số bán nhưng lợi nhuận giảm hoặc không có; Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp; Những thay đổi về lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán; số khách hàng nợ tàng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ được kéo dài; Lập kế
hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ; Không hạch toán đúng tài sản cố định; Làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình; Thường xuyên không đạt
mức kể hoạch về sản xuất và bán hàng; Tăng giá trị quá cao thông qua việc tính lại tài sản; Phân bố nợ không thích hợp...
Những dấu hiệu phi tài chính khác: Là dấu hiệu mà mắt thường cán bộ tín
dụng có thể nhận biết được như: Sự xuống cấp của nơi kinh doanh; Nơi lưu trữ
hàng hóa quá nhiều, hư hởng và lạc hậu...
Các ngân hàng cần có đủ nguồn lực và khả năng đế nhận diện các khoản cho vay có vấn đề căn cứ vào những dấu hiệu rủi ro tín dụng nhận biết được. Sau khi nhận diện được rủi ro, nhiệm vụ tiếp theo của ngân hàng là làm thế nào để đo lường
được rủi ro đề có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý vừa đảm bảo được nguồn bù
đắp rủi ro, vừa không lãng phí nguồn vốn để thực hiện đầu tư.
ĩ.3.4.2 Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD được xem là một khâu quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Mục tiêu của đo lường RRTD chính là giúp ngân hàng lượng hóa được
22
rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thời gian nhât định qua đó có những biện pháp chống đờ rủi ro thích hợp như thiết lập mức dự phòng để bù đắp tổn thất rủi ro. Ngân hàng có thề tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường rủi ro. Không có phương pháp đo lường nào là phù hợp với mọi ngân hàng, mỗi ngân hàng cần xây
dựng một phương pháp đo lường rủi ro phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng ở các nước phát triền đã áp dụng các mô hình lượng hóa rủi ro bằng phương pháp định lượng như: mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính, Mô hình tính toán lỗ dự kiến. Tại Việt Nam hầu hết cấp chi nhánh của ngân hàng chưa thực
hiện việc đo lường rủi ro bằng phương pháp định lượng do một vài hạn chế trong
công tác cung cấp số liệu, các phương pháp hiện đang được các chi nhánh NHTM
áp dụng trong đo lường RRTD như: Phương pháp mô hình chất lượng 6C; Phương pháp xếp hạng của Moody và Standard & poor; Phương pháp điểm số z (Z - Credit
scoring model) và Phương pháp điểm số tín dụng tiêu dùng:
* Phương pháp mô hình chất lượng 6C: Trong phương pháp này, nhân viên
tín dụng các chi nhánh NHTM đo lường rủi ro tín dụng của khách hàng vay vốn bằng cách lượng hóa các chỉ tiêu định tính theo mô hình chất lượng 6C như sau:
-Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay
của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín
dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của