5. Kết cấu của đề tài
3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh
nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
3.2. ỉ. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc
Rủi ro tín dụng được thể hiện ở tình hình nợ xấu của ngân hàng thương mại, qua các năm nếu nợ xấu của ngân hàng gia tăng đồng nghĩa rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng và ngược lại. Theo thông tư 02/2013/TT-NHNH, dư nợ cho vay của ngân hàng được phân thành 5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn
(nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm
4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Giai đoạn 2018-2020, nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc biến động như sau:
Bảng 3.3: Nợ xâu của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguôn: Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vinh Phúc
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
So sánh các năm (%) Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng 2019/ 2018 2020/ 2019 Tổng dự nợ tín dụng 1.205 100 1.541 100 1.726 100 27,88 12,01 Nơ nhóm 1• 1.199 99,50 1.534 99,55 1.710 99,07 27,94 11,47 Nơ nhóm 2• 2,6 0,22 3,1 0.20 6,3 0,37 19,23 103,23 Nơ nhóm 3• 1,5 0,12 1,6 0,10 2,8 0,16 6,67 75,00 Nơ nhóm 4• 0,7 0,06 0,9 0,06 3,4 0,20 28,57 277,78 Nơ nhóm 5• 1,2 0,10 1,4 0,09 3,5 0,20 16,67 150,00 No• ’ xấu 6 050 7 045 16 093 1667 128,57 Tỷ lệ nợ xấu 0,50 0,45 0,93 -004 0,47
49
Nhận thây, nợ xâu của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc liên
tục gia tăng qua các năm. Năm 2018, nợ xấu của chi nhánh là 6 tỷ đồng, chiếm
0,5% dư nợ tín dụng; nãm 2019, giá trị nợ xấu cùa chi nhánh tàng lên 7 tỷ đồng, chiếm 0,45%. Năm 2020, nợ xấu tại Chi nhánh tăng lên mạnh mẽ cả về quy mô và
tỷ trọng đạt 16 tỷ đồng, chiếm 0,93% dư nợ tín dụng. Việc gia tăng nợ xấu cho thấy
chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng giảm, mức độ rủi ro cho vay tăng, đặc
biệt là năm 2020, mức độ rủi ro tăng lên 128,57% so với năm 2019. Tinh hình nợ
xấu của Chi nhánh tăng lên nhanh chóng trong năm 2020 là do tác động của dịch
Covid 19. Theo đó, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương ghi nhận các ca bệnh
Covid 19 đầu tiên trong cả nước. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Nhà nước, các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đà triển khai biện pháp giãn cách xã
hội nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.
Chính sách giãn cách xã hội được ban hành đã hạn chế việc đi lại, di chuyển của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thề kinh tế ngừng trệ do
việc lưu thông hàng hóa gặp khó khăn. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm rõ rệt, đã khiến khách hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, từ
đó nợ xấu của chi nhánh gia tàng. Bên cạnh đó, dưới tác động của dịch bệnh NHNN đã ban hành thông tư 01/2020/TT-NHNN về gia hạn, thay đối thời hạn trả nợ đối
với khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh nhung vẫn giữ nguyên nhóm nợ đã làm cho trích lập DPRR của Chi nhánh tăng trong khi dự thu của những khoản
nợ này không được hạch toán vào thu nhập, do đó đã làm giếm hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Như vậy, dưới tác động từ môi trường kinh doanh đã khiển nợ xấu của
Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc tăng lên qua các năm, đặc biệt
là năm 2020. Tình hình nợ xấu tăng lên đồng nghĩa rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng, đây là tín hiệu xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
50
Bảng 3.4: Cơ cấu nợ xấu theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tưòng Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng
T
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
So sánh các năm (%) Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá trì • Tỷ trọng 2019/ 2018 2020/ 2019 Tổng nợ xấu 6 100 7 100 16 100 16,67 128,57 Nợ xấu ngắn hạn 2,36 39,33 2,72 38,86 5,09 31,81 15,25 87,13
N ợ xấu trung dài
han• 3,64 60,67 4,28 61,14 10,91 68,19 17,58 154,91
Nguôn: Agribank Chỉ nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Việc phân loại nợ xấu theo kỳ hạn nợ cho thấy, nợ xấu trung dài hạn của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị nợ xấu của ngân hàng. Qua các năm nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ
trọng thấp và khòng ngừng giảm xuống về tỷ trọng. Năm 2020, nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh là 5,09 tỷ đồng, chiếm 31,81% và nợ xấu trung dài hạn đạt 10,91 tỷ đồng, chiếm 68,19%. Tình hình nợ xấu trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy
Agribank huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc đang gặp rủi ro về thanh khoản cao và
khách hàng phát sinh nợ xấu tại chi nhánh hầu hết là khách hàng doanh nghiệp, tiến hành vay vốn để đầu tư tái sản cố định, trước tình hình khó khăn của nền kinh tế,
dịch tả lợn châu phí năm 2019, dịch Covid 19 năm 2020... các doanh nghiệp kinh
doanh ngừng trệ, khà năng sản xuất kinh doanh giảm đã làm gia tăng các khoản nợ xấu của ngân hàng.
Bảng 3.5: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguôn: Agribank Chỉ nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
So sánh các năm (%) Giá tri♦ Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng 2019/ 2018 2020/ 2019 Tổng nợ xấu 6 100 7 100 16 100 16,67 128,57 Nợ xấu KH thể nhân 2,48 41,33 3,04 43,43 7,11 44,44 22,58 133,88 Nợ xấu KH pháp nhân 3,52 58,67 3,96 56,57 8,89 55,56 12,50 124,49
51
Phân loại nợ xâu theo đôi tượng khách hàng nhận thây, nợ xâu của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu với nhóm khách hàng pháp nhân. Năm 2018, nợ xấu cùa khách hàng thể nhân là 2,48 tỷ đồng, chiếm 41,33%; nợ xấu khách hàng pháp nhân chiếm 58,67% tổng giá trị nợ xấu. Sang năm
2020, nợ xẩu khách hàng thể nhân tăng lên 7,11 tỷ đồng, chiếm 44,44% và nợ xấu khách hàng pháp nhân đạt 8,89 tỷ đồng, chiếm 55,56% dư nợ xấu.
Nhìn chung, việc tính toán áp dụng các chính sách tín dụng cho từng nhóm
khách hàng luôn phụ thuộc vào các chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng
trong từng thời kỳ. Điều này sẽ tác động đến tỷ lệ nợ xấu cùa từng đối tượng khách
hàng. Vì vậy, chi nhánh cần lựa chọn, áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp để
vừa đáp ứng được yêu cầu của chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
vừa đảm bảo được chất lượng, hiệu quả trong đồng vốn tín dụng. Do rủi ro tín dụng có thể xuất hiện ở nhiều nguyên nhân và từng thời điểm khác nhau tác động đến yếu
tố thuận lợi hay khó khăn của khách hàng nên không thề cứng nhắc chọn nhóm
khách hàng là pháp nhân hay khách hàng thề nhân để tập trung đầu tư. Chính vì vậy đòi hỏi công tác quản lý rủi ro phải được chú ý tăng cường ở mọi phương diện đầu
tư tín dụng.
Bảng 3.6: Cơ cấu nợ xấu theo tài sản đảm bảo của Agribank CN huyện
Vĩnh Tường
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
So sánh các năm (%) Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri♦ Tỷ trọng 2019/ 2018 2020/ 2019 Tổng nợ xấu 6 100 7 100 16 100 16,67 128,57 Nợ xấu có tài sản đảm bảo 5,19 86,50 6,07 86,71 14,28 89,25 16,96 135,26 N ợ xấu không có tài sản đảm bảo 0,81 13,50 0,93 13,29 1,72 10,75 14,81 84,95
Nguôn: Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Nhận thấy, nợ xấu của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc hầu
hết đều có tài sản đảm bảo. Qua các năm, nợ xấu có tài sản đảm bảo của chi nhánh
không ngừng tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2020, nợ xấu có tài sản đảm
bảo của chi nhánh là 14,28 tỷ đồng, chiếm 89,25% và nợ xấu không có tài sản đảm
52
bảo chiêm tỷ trọng cao sẽ làm giảm khả nàng mât vôn của ngân hàng, làm giảm rủi
ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường
Vĩnh Phúc.
Thời gian qua, Agribank Chi nhánh Vĩnh Tường Vĩnh Phúc luôn chú trọng cho vay có tái sản đảm bảo, đây là cơ sở thu hồi vốn và giảm thiều rủi ro tín dụng
của ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nguồn vốn, cán bộ tín dụng cùa Chi
nhánh cần theo dõi chặt chẽ biến động về giá trị của tài sản đảm bảo nhằm đưa ra
các biện pháp xử lý phù họp khi TSĐB bị xuống cấp, mất giá.
3,2.2.
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường, Vinh Phúc
3.2.2.1. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chỉ nhánh huyện Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc
Với bộ máy tổ chức đã giới thiệu ở trên, dễ dàng nhận thấy rằng, tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc chưa có phòng quản lý RRTD độc lập. Bộ
phận tín dụng thuộc phòng nghiệp vụ kinh doanh cũng không có cán bộ chuyên
trách về quản lý RRTD. Rủi ro chỉ được xem xét theo từng giao dịch, từng khách hàng và dự án cụ thể. Thực tể, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số hồ sơ vay vốn nào đó và chịu trách nhiệm với rủi ro của chính hồ sơ đó. Cán bộ tín dụng thực hiện tất cả các khâu trong qui trình tín dụng từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định dự án, quyết định cho vay, giải ngân cho đến thu hồi nợ. Có thể khái quát việc quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh như sau:
53
Hình 3.2: Bộ máy quản trị RRTD của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tưòng Vĩnh Phúc
Nguồn: Agribank Chỉ nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Như vậy, trong công tác quản trị RRTD, Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc chưa có sự chuyên môn hóa trong công việc, cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung trong quản trị rùi ro. Mặc dù đội ngũ cán bộ
tín dụng đều được đào tạo đúng chuyên ngành và có đạo đức nghề nghiệp tốt song
do hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, luôn tiềm ẩn rủi ro nên việc không chuyên môn hóa các nhiệm vụ trong quản trị RRTD sẽ dẫn đến những sai sót trong quá trình quản lý. Đồng thời, việc 1 cán bộ đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ trong quá
trình quản trị cũng khiến công tác quản trị không đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
J.2.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc
Do phát sinh những hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng nên công
tác nhận diện rủi ro tín dụng đã được chú trọng hơn trong kinh doanh tín dụng của
Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc nói riêng. Hiện tại, việc nhận diện rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện thông qua phân tích thông tin trên hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích thông tin thu thập được và phân tích thông tin trên báo cáo do khách hàng gửi đến ngân hàng.
Theo đó, cán bộ tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc sẽ
tiến hành nhận diện rủi ro tín dụng dựa trên việc phân tích thông tin trên các khía
cạnh:
- Nhận diện rủi ro từ phân tích thông tin về tư cách người vay (Character): Khi
tiếp nhận hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Vĩnh Tường
Vĩnh Phúc thực hiện phân tích thông tin làm rõ mục đích vay vốn của khách hàng, xem xét tính phù hợp với chính sách tín dụng của Chi nhánh, cùng với đó là xem
xét về lịch sử tín dụng đối với khách hàng dựa trên thông tin thu thập từ Trung tâm
thông tin tín dụng Quốc gia..
- Nhận diện rủi ro từ phân tích thông tin về năng lực của người vay (Capacity): Dựa trên quy định của pháp luật. Chi nhánh không cấp tín dụng đối với cá nhân
54
dưới 18 tuôi; đôi với doanh nghiệp, Chi nhánh phân tích thông tin trên giây phép
kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bố nhiệm người điều hành.
- Nhận diện rủi ro từ phân tích dòng tiền mặt (Cash flow) của khách hàng: Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh nhận diện rủi ro qua phân tích thông tin nguồn trá nợ của
khách hàng; phân tích thông tin về tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp
vay vốn thông qua các tỷ số tài chính cơ bản của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Những năm qua, kết hợp giữa nguồn thông tin thu thập được với nguồn thông tin trên các báo cáo khách hàng gửi, cán bộ tín dụng tại Agribank chi nhánh Vĩnh
Tường Vĩnh Phúc đã nhận diện được một số khoản vay có dấu hiệu rủi ro như sau:
Bảng 3.7: Kết quả nhận diện RRTD của Agribank CN huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
Đơn vị: Khoản vay
Nhóm dấu
hiêu• Dấu hiêu• Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
về mối quan hê vói ngân
hàng
Khách hàng thanh toán chậm lãi và gốc 21 36 97 Khách hàng kéo dài thời gian nợ ghi
trong hợp đồng hoặc khách hàng xin gia
hạn thời gian nợ trong hợp đồng 39 36 82 Chu kỳ vay vốn của khách hàng tăng lên 17 21 35 Khách hàng có các mối quan hộ với các
ngân hàng khác 9 11 14 Tổng cộng 86 104 228 Các dấu hiệu về phương pháp quản lý của khách hàng
Không tạo được sự đồng thuận giữa các
cá nhân trong tổ chức 6 7 18 Tình trạng nhân viên bỏ việc diễn ra
thường xuyên và có sự thay đổi lớn về
nhân sư• 15 29 48 Các khoản chi không phù hợp và không
rõ ràng 81 58 39 Tổng cộng 102 94 105 Các dấu hiệu về tình hình kinh doanh và cuộc sống của khách hàng
Thu nhập bất ổn hay giảm thu nhập
thường xuyên 98 173 364 Kết quả hoạt động: chi phí, doanh thu
không như mong đợi 115 94 592
Tổng cộng 213 267 956
Dấu hiệu liên quan đến thông tin
TCKT
Khách hàng nộp BCTC chậm trễ hoặc
làm giả BCTC 21 18 35
55
Nhận thây, dựa vào các nhóm dâu hiệu rủi ro đã quy định, Agribank Chi
nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc phát hiện ngày càng nhiều các khoản vay có rủi ro. Tính riêng năm 2020, cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã phát hiện 228 khoản vay có rủi ro thông qua các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng. Tương tự, nhân viên chi nhánh cũng phát hiện 105 khoản vay có rùi ro dựa trên các dấu hiệu về trình độ quản lý của khách hàng. Dựa trên các dấu hiệu về tình hình
kinh doanh, mức thu nhập của khách hàng, Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường
Vĩnh Phúc phát hiện được 956 khoản vay có rủi ro. Đồng thời, căn cứ các dấu hiệu
liên quan đến tình hình nộp báo cáo tài chính của khách hàng, Chi nhánh đã phát
hiện được 35 khoản vay phát sinh rùi ro. Nhìn chung, số lượng các khoản vay có dấu hiệu rủi ro được phát hiện tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh
Phúc năm 2020 tăng cao so với các năm 2018 và 2019. Kết quả này cho thấy rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng nhiều, môi trường kinh doanh biến động, dịch Covid 19 diễn biến phức tạp với các chính sách giãn
cách xã hội của Nhà nước đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, thu nhập của người dân trên địa bàn hoạt động của ngân hàng. Điều này khiến các dấu hiệu RRTD gia táng.
Nhận thấy, với sự đa dạng của các dấu hiệu nhận diện rủi ro được quy định