Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh tường vĩnh phúc (Trang 88)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Trước yêu cầu cấp thiết cùa việc quản lý rủi ro tín dụng và dưới sự chỉ đạo cùa Agribank hội sở, thời gian tới, Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc

cần quan tâm đầu tư thời gian và sức lực để hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro sao

cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện của

chi nhánh trong môi trường hội nhập quốc tế ngày nay. Theo đó, chi nhánh nên tuyển dụng bổ sung biến chế, tăng thêm 4 biến chế cho bộ phận tín dụng và phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như: bộ phận quan

hệ khách hàng: tập trung chú yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng và bộ phận quản trị rủi ro. Bộ phận quản trị RRTD sè thực hiện việc thẩm định tín dụng độc lập và đưa ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát

quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng, bộ

phận tác nghiệp thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý các

khoản cho vay.

Khi thiết lập bộ phận quản trị RRTD, bộ phận này có thể có từ 3 đến 4 nhân sự

và hoạt động độc lập với các bộ phận khác tại Chi nhánh. Các chức năng của bộ

phận này cần được quy định cụ thể rõ ràng như sau:

- Phân tích và định• lượngt một cách đầy J đủ các loại RRTD. Đe thực hiện được công việc này, đòi hỏi bộ phận này phải phối hợp với bộ phận nghiên cứu, phân tích diễn biến, dự báo kinh tế vĩ mô để định lượng các RR thuộc về môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, bộ phận này cần có những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về tín dụng, am hiểu về các sản phẩm cho vay, có kỹ năng phân tích sâu rộng, có khả năng phán đoán và được cập nhật thường xuyên về các thông tin ngành nghề, kinh tế, xã hội, pháp luật... tư vấn đưa ra các loại RR đúng với thực tế.

79

- Phân tích và đánh giá các loại RRTD trước khi xét duyệt cho vay trên

phương diện loại hình cho vay, khách hàng cho vay, RR vĩ mô, RR hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. .. Nhân viên bộ phận này có thể kết hợp đi thẩm định trực tiếp với nhân viên tín dụng cùa Chi nhánh nếu khoản tín dụng có giá trị lớn nhằm có

sự đánh giá chính xác về RRTD.

- Sau khi giải ngân bộ phận quản trị RRTD của Chi nhánh có thể kiểm tra đột xuất khách hàng để xác minh việc giám sát khách hàng vay của cán bộ tín dụng. Họ

có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng trong trường hợp có dấu hiệu thanh toán trễ

hạn thường xuyên hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

- Thực hiện đánh giá định kỳ về các loại RRTD trong danh mục cho vay của

từng đơn vị và của toàn Chi nhánh để kịp thời điều chỉnh chính sách tín dụng và đề ta các giải pháp đối phó, hạn chế rủi ro cũng như cách thức giám sát đối với từng

nơi cho vay.

4.2.2 Hoàn thiện công tác nhậnO • diện rủi ro tín dụng• o

Đe hoàn thiện công tác nhận diện RRTD, nâng cao hiệu quả quản trị RRTD,

Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc cần thu thập đầy đủ, chính xác

các thông tin về khách hàng, về thị trường. Những thông tin này có vai trò rất quan

trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, đảm bảo độ tin cậy cho công tác nhận diện RRTD giúp hạn chế rủi ro. Theo đó, những thông tin cần thực hiện thu thập để

nhận diện RRTD bao gồm:

- Thu thập thông tin về khách hàng: Hiện tại, việc khai thác thông tin khách

hàng thường qua báo cáo của khấch hàng, chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần nhất của khách hàng. Các báo cáo do

khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định

tính trung thực của báo cáo. Do vậy, đối với cán bộ tín dụng chi nhánh, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của

khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ trung tâm phòng ngừa rũi ro của NHNN, từ phản ánh của cán bộ nhân viên. Những thông tin về khách hàng cần thu thập để nhận diện rủi ro:

(1) Thông tin về hồ sơ pháp lý như tên khách hàng, địa chỉ, quyết định thành

80

người lãnh đạo, nghê nghiệp kinh doanh, mặt hàng sản xuât, kinh doanh chù yêu, thị trường tiêu thụ sản phấm...

(2) Thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó ngân hàng có thể đánh giá khả năng tài chính, hoạt động và phát triển của khách hàng.

(3) Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, tồ chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng đã cho vay

(4) Thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên

ngoài và kết quả xếp loại nội bộ cùa ngân hàng thương mại.

(5) Thông tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, ngân hàng cần xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và các thông tin khác

liên quan đến tính khả thi của dự án.

Thu thập thông tin về thị trường: khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường, bên cạnh khai thác thông tin về khách

hàng, cán bộ tín dụng của chi nhánh cần phải khai thác thông tin về sản phẩm khách

hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo... làm cơ sở đề thực hiện tốt việc nhận diện RRTD. Ngoài ra, cán bộ tín dụng

cũng cấn nắm bắt được những thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến

ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế

phát triển, tiềm nãng của ngành.

Phân tích và xử thông tin phục vụ nhận diện RRTD\ Sau khi đà thu thập các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường phải sàng lọc nguồn thông tin đà thu thập được để phân tích, đánh giá khách hàng, khả

năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó, thực hiện nhận diện

RR phục vụ ra quyết định cho vay hay từ chổi cho vay, đưa ra điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

4.2.3. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng

Mục tiêu của công tác đo lường RRTD là tìm kiếm và đánh giá những khả năng tiềm tàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng và cần có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy

81

ra. Trong thời gian tới, đê hoàn thiện công tác đo lường RRTD, trong báo cáo đo lường RRTD, cán bộ tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh

Phúc nên đề cập kỹ thêm: các chỉ tiêu khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng khai thác

và sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn tài trợ, khả năng thanh toán cùa khách hàng. .

.) đề từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, định giá tài sản đảm bảo, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã

đăng ký không?, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo không?, phân tích đánh giá, đo lường kỹ từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro đối với dự án, phương án vay vốn.

Công tác đo lường RRTD để đạt được hiệu quả cao đòi hởi cán bộ tín dụng tại Chi nhánh phải có nghiệp vụ chuyên môn vừng vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhận định

chính xác về từng nhóm đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải

cập nhật những thông tin về khách hàng vào phần mềm chấm điểm và xếp loại

khách hàng nhàm đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách hàng. Đây là một phương pháp lượng hóa mức độ rúi ro của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điềm. Căn cứ vào số điếm của khách hàng, cán bộ tín

dụng xếp loại KH thành 10 nhóm có mức rủi ro từ thấp đển cao là AAA, AA, A,

BBB, BB, B, ccc, cc, c và D. Đe xếp hạng mức độ rủi ro đối với từng khách

hàng theo 10 nhóm, cán bộ tín dụng cần căn cứ vào số liệu hồ sơ báo cáo tài chính

của khách hàng và một số thông tin về pháp lý, về hoạt động của KH để nhập vào hệ thống.

Đe thực hiện tốt công tác này, cán bộ tín dụng cần chú trọng đến phân tích các

chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính. Tiến hành phân tích, đánh giá các số liệu,

đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi

trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng...) đế nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả nàng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân

hàng. Trong phân tích định lượng, ứng dụng hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng đã tích hợp trong phần mềm IPCAS. Thông qua việc sử dụng các

mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ

82

phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Nỗ lực xác

định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát RRTD một cách hiệu quả.

Ngoài ra, để đo lường chính xác mức độ rủi ro đối với từng khách hàng Chi

nhánh cần đảm bảo đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng. Thực

hiện điều này, Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc Cần phải nâng cao

trách nhiệm, nghĩa vụ của khách hàng bằng cách ràng buộc nghĩa vụ thực hiện kiểm

toán báo cáo tài chính hàng năm trong hợp đồng tín dụng. Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường phải đưa vào hợp đồng tín dụng các chỉ tiêu kế hoạch quản lý

hoạt động kinh doanh như tỷ lệ hàng tồn kho/tống tài sản, tỷ lệ khoản phải thu/tống

tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số tự tài trợ, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận ước tính cho năm tài chính kế tiếp nhằm mục đích giám sát và đánh giá

chính xác hơn về năng lực tài chính cũng như uy tín của khách hàng.

4.2.4. Hoàn thinh các hiện pháp kiếm soát rủi ro tín dụng

Hiện tại, Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc đã áp dụng khá tốt các biện pháp kiếm soát rủi ro tín dụng thông qua: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiều tồn thất.... Thời gian tới, đề hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị RRTD chi nhánh có thể xem xét áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Đoi với né tránh rủi ro

Trong hoạt động cho vay, bước thấm định khách hàng là cực kỳ quan trọng, có

ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, là cơ sở giúp ngân hàng né tránh rủi ro thông qua từ chối cho vay những khoản vay có dấu hiệu rùi ro cao.

Chính vì vậy, đế hoàn thiện biện pháp né tránh rủi ro và kiểm soát rủi ro, Agribank

chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc cần nâng cao chất lượng thẩm định. Để thực hiện tốt công tác này, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:

Kiểm tra xác minh số liệu, thông tin khách hàng cung cấp

Điều khó khăn và vướng mắc nỗi cộm hiện nay tại Agribank Chi nhánh huyện

Vĩnh Tường Vĩnh Phúc trong thẩm định là việc kiếm tra, xác minh số liệu và thông

tin mà khách hành cung cấp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh cùa khách

hàng đặc biệt là đối với các trường hợp chưa qua kiểm toán, về phía chi nhánh do điều kiện không cho phép về thời gian, khả năng về trình độ, mức độ công việc cho phép nên CBTD không thế làm thay công việc như kiểm toán viên được, do đó việc

83

kiêm tra xác minh chỉ nên giới hạn và tập trung ở một sô nội dung và có thê sử dụng

phương pháp chọn mẫu.

- về kiếm tra, xác minh thông tin trong báo cáo tài chính và kết quả kinh

doanh cùa doanh nghiệp: Trên cơ sở số liệu hiện tại và các năm trước đây, CBTD phân tích tỷ trọng cơ cấu của từng danh mục tài sản có và tài sản nợ, phân tích sự

biến động qua các năm, nếu có dấu hiệu bất thường và khả nghi nào thì tập trung làm rõ, trong kiểm tra cần chú trọng đến các nội dung sau:

+ Đối chiếu công nợ: Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bàng kê công nợ, thời

hạn thanh toán cuối cùng cùa công nợ, CBTD tiến hành đối chiếu, đặc biệt là những

công nợ lớn để xác minh chất lượng công nợ, trên cơ sở của đối chiếu loại trừ các

công nợ không thể thu hồi trong các khoản phải thu. Kiểm tra việc trích lập dự

phòng phải thu khó đòi.

4- Kiểm tra hàng tồn kho: Tiến hành kiểm tra trên hồ sơ sổ sách và thực tế lưu kho đề xem xét liệu hàng tồn kho được định giá chính xác hay không và nhừng

hàng hởng, không sử dụng được hoặc khó tiêu thụ có tính vào tài khoản này hay

không. Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

4- Kiểm tra việc trích khấu hao: xem xét khấu hao có được thực hiện theo quy định, thiếu thừa trong trích khấu hao, Có sự thay đồi nào trong phương pháp khấu hao đang áp dụng.

4- Kiếm tra trên sổ sách ghi chép và hạch toán xem những khoản đặt cọc, ứng

trước đã được thu nhận hay chưa.

4- Khoản vay nợ ngân hàng có được hạch toán đầy đủ không (có thể đối chiếu

theo bảng kê doanh nghiệp cung cấp và thông tin CTC); Những chi phí trả trước, chi phí dồn tích có được hạch toán đầy đủ hay không.

- Kiểm tra báo cáo lãi lỗ: Kiểm tra các khoản mục bao gồm doanh thu bán hàng, chi phí mua, chi phí bán hàng và chi phí chung có được hạch toán đầy đủ

chính xác không. Có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo quyết toán thuế để

kiểm tra đối chiếu.

Phân tích dòng ngân quỹ: cần xem phân tích lưu chuyển tiền tệ như là một nội dung bắt buộc và cần đi sâu để đánh giá chất lượng của lợi nhuận cũng như biết được những dấu hiệu bất thường của dòng tiền đế việc đánh giá được xác thực hơn.

84

Phân tích rủi ro: Cân đưa nội dung phân tích rủi ro như là một nội dung băt buộc trong báo cáo thẩm định. Trong từng mục phân tích, cán bộ thẩm định phải

nêu bật được rủi ro mà ngân hàng có thế gặp phải trong quá trình cho vay, mức độ rùi ro như thế nào và biện pháp ngăn ngừa. Để trên cơ sở đó người có trách nhiệm

phê duyệt có căn cứ đề cân đối giữa rủi ro và lợi ích đề đưa ra quyết định phê duyệt.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh tường vĩnh phúc (Trang 88)