Những thành tựu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh tường vĩnh phúc (Trang 78)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Những thành tựu

Những năm qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc ngày càng hoàn thiện, tuân theo hướng dẫn cùa Hội sở góp phần giúp chi nhánh hạn chế được nhiều tổn thất do rủi ro phát sinh. Những

thành tựu nổi bật có thể kể đến như sau:

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng: Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường

Vĩnh Phúc đã đa dạng các cách thức nhận diện rủi ro gồm: Xem xét lịch sử tín dụng cùa khách hàng; Đánh giá thông tin trên báo cáo hoạt động kinh doanh của khách hàng; Đánh giá thông tin hiện trường với nhiều nhóm dấu hiệu nhận diện theo quy định như: Các dấu hiệu về mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng; Các dấu hiệu về phương pháp quản lý của khách hàng; Các dấu hiệu về tình hình kinh doanh và cuộc sống cùa khách hàng; Dấu hiệu liên quan đến thông tin TCKT. Dựa trên các

nhóm dấu hiệu theo quy định, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã phát hiện được nhiều khoản vay phát sinh rùi ro, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay của ngân

hàng.

Công tác đo lường rũi ro: Căn cứ đế đo lường rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc khá chi tiết, cụ thể. Mỗi khách hàng phát

69

sinh quan hệ tín dụng với chi nhánh đêu được đo lường với mức rủi ro tín dụng phù hợp căn cứ trên các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng vay vốn và dựa vào tình hình thức tế của khách hàng. Kết quả đo lường là cơ sở quan trọng đế

ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp.

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc đã sử dụng khá linh hoạt các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

ngăn ngừa rủi ro (đa dạng lĩnh vực cho vay); né tránh rủi ro (từ chối hồ sơ cho vay)

và giảm thiểu rủi ro thông qua các biện pháp yêu cầu TSĐB; Trích lập dự phòng rủi ro; Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm khoản vay. Việc đa dạng các công cụ kiểm

soát rủi ro tín dụng giúp công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả hơn, làm giảm thiều tổn thất nếu có rủi phát sinh, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Công tác tài trợ rủi ro tín dụng: công tác tài trợ rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc được thực hiện khá phù hợp với điều kiện

kinh doanh cũng như phù họp với từng nhóm khách hàng. Tuy mức độ nghiêm

trọng của từng loại rủi ro tín dụng của từng khách hàng mà Agribank chi nhánh

huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc đưa ra những hình thức tài trợ cụ thề. Các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng được áp dụng khá linh hoạt, coi trọng những cách thức tài trợ dựa trên quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

3.3.2. Những tồn tại nguyên nhăn

3.3.2.1 Những tồn tại

Công C7 tác nhậndiện rủi ro tín dụng: • ” Công tác nhận• diện• rủi ro chưa thật• sự•

phát huy hiệu quả khi chi nhánh vẫn còn để sót rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hiệu

quả kinh doanh của chi nhánh. Công tác nhận diện rủi ro mang tính hình thức, không phản ánh đúng thực chất về năng lực, cũng như rủi ro tín dụng của khách hàng. Việc nhận diện rủi ro chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng nên độ tin cậy không đảm bảo. Đồng thời, các chỉ tiêu nhận

diện rùi ro còn sơ sài, việc nhận diện rủi ro tín dụng của Chi nhánh thường căn cứ trên các chỉ tiêu định lượng, khả năng phán đoán, nhận diện rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính còn hạn chế

về đo lường rủi ro tín dụng: Hệ thống tính điểm tín dụng là một công cụ giám sát và kiểm tra tín dụng quan trọng, thông qua việc chấm điểm, xếp hạng

70

khách hàng, chi nhánh đo lường được mức độ rủi ro ở từng loại khách hàng từ đó có cơ sở đưa ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, việc tính toán các chỉ số này trên thực

tế chỉ mang tính tham khảo bởi các thông số này phụ thuộc vào tính chân thật trong

việc lập báo cáo tài chính cùa khách hàng. Trong thực tế, báo cáo tài chính của

khách hàng chưa đủ độ tin cậy, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo kinh doanh

của khách hàng thường để mức lợi nhuận cao hơn thực tế nhằm vay vốn dễ dàng

khiến chất lượng công tác đo lường tín dụng không đảm bảo.

Hơn nữa, một số cán bộ tín dụng chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của thông tin khách hàng trong hoạt động đo lưởng rủi ro tín dụng, dẫn đến việc thu thập thông tin và nhập thông tin vào máy vi tính chưa đầy đù, kịp thời; phần mềm máy vi tính chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc tổng họp, truyền và nhận thông

tin. Các cán bộ tín dụng kiêm nhiêm công tác thông tin khách hàng nhưng kỹ năng lấy thông tin con yếu lại không chuyên sâu nên dẫn tới những thông tin cập nhật thiếu hoặc chưa chuẩn xác do vậy thông tin chưa phản ánh đúng tính chất và năng lực khách hàng trong quan hệ tín dụng. Do đó, có thể nói việc đo lường rủi ro tín dụng tại chi nhánh chỉ nhìn vào yếu tố định lượng mà chưa có yếu tố định tính, dẫn đến chưa thực sự phản ánh chất lượng dư nợ.

về kiểm soát rủi ro tín dụng: Mặc dù đà sử dụng đa dạng các công cụ kiềm soát rủi ro tín dụng song việc áp dụng các công cụ kiểm soát chưa thật sự hiệu quả.

Cụ thể đối với việc yêu cầu TSĐB, cán bộ tín dụng lại chưa quản lý, giám sát chặt

chẽ tình hình biến động của TSĐB, dẫn đến tài sản bị xuống cấp mà chi nhánh không yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời.

về tài trợ rủi ro tín dụng: Các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng chưa thật sự

đa dạng, chi nhánh chỉ quan tâm, chú trọng đến việc tài trợ RRTD thông qua quỹ dự phòng RRTD mà chưa sử dụng các phương án tài trợ dựa trên việc thương lương, tư

vấn cho khách hàng xây dựng các kể hoạch kinh doanh, giúp khách hàng khôi phục sản xuất, làm cơ sở đế thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

3.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

* Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, thiếu đồng hộ

Hiện nay, cơ chế chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế. Các quy định về cho

71

vay, bảo đảm tiên vay, xử lý nợ xâu...chưa hoàn thiện, còn nhiêu vân đê chưa phù

hợp với thực tế, hay thay đối. Mặt khác, sự phối hợp giữa các Ngân hàng và các Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên môi trường.. .chưa thực sự nhịp nhàng.

Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu cuối cùng đảm bảo cho các Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc thu nọ. Tuy nhiên, quy trình xử lý

tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn rắc rối, tài sản đã

thế chấp nhưng Chi nhánh không thề định đoạt được mà phải khởi kiện ra tòa và thực hiện thi hành án. Luật doanh nghiệp Nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp được

dùng tài sản Nhà nước để thế chấp nhưng việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả nợ vay được thì lại không quy định.

Bên cạnh đó, các văn bản luật được ban hành chưa có vai trò định hướng cho

lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc nói riêng, chưa phân định rõ vai

trò của Hội đồng quản trị và Tồng giám đốc, dẫn tới có sự không rõ ràng giữa chức

năng kiểm toán nội bộ với chức năng kiểm soát điều hành trong các ngân hàng thương mại. Từ đây dẫn đến Bộ phận kiếm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng

thương mại nói chung và Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc nói

riêng chưa có cơ sở đế hoạt động. Như vậy, do thiếu cơ sở pháp lý của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và hạn chế về cơ chế chính sách nên hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được tiến hành chưa hiệu quả.

- Hoạt động thanh tra ngân hàng hạn chế về chất lượng thiếu khách quan

Hệ thống quản trị rủi ro của NHNN trong vài năm gần đây đã được quan tâm ở mức độ nhất định, nhưng do những hạn chế có tính cơ chế, kỹ thuật hệ thống này và

năng lực cán bộ thanh tra chưa thề đáp ứng được đòi hởi phức tạp của NHTM hiện

đại hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro và thiếu hoàn chỉnh như Việt Nam.

Ý nghĩa của giám sát từ xa và kiểm toán nội bộ đối với hoạt động ngân hàng là

ở chỗ tạo ra các thông tin, các hệ thống tín hiệu cảnh báo để ngăn chặn sớm các sự

cố có thể đến từ nhiều phía đối với ngân hàng, đồng thời giúp cho công tác thanh tra

xử lỷ đúng trọng điểm, kịp thời và có hiệu quả thiết thực, không gây phiền toái cho

hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống giám sát hoạt động của NHNN hiện nay

quá coi trọng vào công tác thanh tra tại chồ, xem nhẹ công tác thanh tra giám sát, phần lớn là giám sát dựa trên báo cáo hàng tháng, quý, năm của các NHTM. Nội

72

dung và phương pháp thanh tra cũng chậm được đôi mới, chủ yêu theo phương pháp truyền thống chưa thật sự cải tiến theo hệ thống thông tin của các NHTM. Như vậy, thanh tra ngân hàng còn hoạt động thụ động theo kiểu cầm tay chỉ việc, ít có

khả năng phát hiện và phòng ngừa rủi ro. NHNN chưa thực hiện đầy đủ vai trò hướng dẫn, điều tiết và giám sát hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Môi trường kinh tế nhiều biến động, tĩnh hình kinh tế gặp nhiều khỏ khăn

ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nghía vụ trá nợ của khách hàng

Tình hình kinh tế huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2018-2020 tăng trường nhanh, tạo ra những cơ hội để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát triển tín dụng. Tuy

nhiên, nàm 2020 là một năm khó khãn cùa kinh tế Vĩnh Phúc nói chung và huyện Vĩnh Tường nói riêng khi tăng trưởng năm 2020 chỉ ở mức 7,91% so năm 2019, mức thấp nhất trong nhiều năm qua, và không hoàn thành kế hoạch đề ra, chỉ đạt 97,08%. Nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên của cả nước chịu

ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với 12 ca lây nhiễm, tỉnh Vĩnh Phúc đã phải triển khai hàng loạt các biện pháp, trong đó, tiến hành cách ly cả một đơn vị hành chính -

xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên - nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sự tác

động này đà khiến tình hình kinh tể huyện Vĩnh Tường gặp nhiều khó khăn, thách

thức. Sản xuất ngừng trệ, hàng hóa khồng được lưu động, hoạt động XNK không

được thực hiện do các biện pháp đóng cửa biên giới của Nhà nước. Nen kinh tế tăng trưởng âm trong suốt 6 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nên khả năng thanh toán, hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng gặp khó khăn, từ đây khiến nợ xấu gia tăng và công tác quản trị RRTD gặp nhiều thách thức.

* Nguyên nhân chủ quan

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng chưa hoàn thiện

Hiện tại, Agribank Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc chưa có bộ phận

chuyên trách đảm nhận công tác quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động này chưa được

tách bạch ra khởi hoạt động tín dụng. Theo đó, 1 cán bộ tín dụng sẽ đảm nhận tất cả

các nhiệm vụ từ khâu tiếp xúc khách hàng, tư vấn khách hàng, đến phê duyệt, giải

ngân và đôn đốc khách hàng trả nợ. Như vậy bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hiện nay của chi nhánh chưa hoàn thiện. Từ đây, dẫn đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi

73

ro tín dụng không cao do tình trạng chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chê

chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Nguồn nhân lực quản trị rủi ro tín dụng hạn chế

Những năm gần đây, số lương khách hàng có quan hệ tín dụng tại Agribank

Chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc khá lớn song số lượng cán bộ tín dụng ít

không tương xứng với quy mô khách hàng. Năm 2018, một cán bộ tín dụng quản lý

255 khách hàng, năm 2019, một cấn bộ quản lý 267 khách hàng và năm 2020, bình quân một cán bộ phải quản lý 331 khách hàng. Khi một khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn với Chi nhánh, thì cán bộ tín dụng có nhiệm vụ kiếm tra, rà soát toàn bộ các

thông tin về khách hàng, các giấy tờ như: Giấy đề nghị vay vốn; dự án, phương án

sản xuất kinh doanh, kiểm tra tính đúng đắn chính xác của các báo cáo tài chính cũng như các giấy tờ về tài sản đảm bảo ...Như vậy, khối lượng công việc của một cán bộ tín dụng là rất lớn.

Việc quản lý một số lượng khách lớn sẽ khiến công việc của cán bộ tăng lên

gấp nhiều lần. Tình trạng này dẫn đến, cán bộ đôi khi không nắm hết thông tin

khách hàng, khi thẩm định sẽ không chặt chẽ và dẫn đến hiệu quả quản trị RRTD không cao.

Chính sách, quy định của ngân hàng về quản trị RRTD chua chặt chẽ

Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc cũng dựa vào số điếm xếp loại của từng khách hàng đế ban hành các văn

bản, quy định điều chỉnh phù hợp. Các văn bản này do ban lành đạo chi nhánh phát hành thông qua sự đồng ý của Hội sở, không có tính pháp lý cao chỉ áp dụng trong

nội bộ các phòng ban tại Chi nhánh, về cơ bản Chi nhánh vẫn chủ yếu tuân thủ các văn bản luật do hội sở Agribank ban hành nên đôi khi không sát với tình tình hoạt động tại Chi nhánh khiến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa thật sự hiệu quả.

74

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác già đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc. Trên cơ sở những nội dung lý thuyết và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đà trình bày trong chương 2, tác giả phân tích thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại Agribank Vĩnh Tường Vĩnh Phúc,

từ đó đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, và nguyên nhân

gây ra những hạn chế trong quản trị RRTD tại Chi nhánh. Những hạn chế còn tồn

75

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIÉN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH TƯỜNG VĨNH PHÚC

4.1. Phương hướng, mục tiêu quản tri rủi ro tín dụng của Agribank huyện

Vĩnh Tường Vĩnh Phúc

4.1.1. Phương hướng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

* Phương hướng hoạt động tín dụng

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường

Vĩnh Phúc, đồng thời căn cứ vào kế hoạch mà Agribank Vĩnh Phúc giao cho Chi nhánh; căn cứ vào tình hình chung của nền kinh tế, ban lãnh đạo cũng như tập thề

Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc đã đề ra phướng hướng hoạt

động tín dụng đến năm 2025 như sau:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu

của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc thông qua việc tiếp thị các

sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh tường vĩnh phúc (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)