Phương pháp kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 26)

ỉ.2.3.1. Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là dành ưu tiên mọi nguồn lực vào quản lý nhừng rủi ro có thế gây ra tổn thất lớn nhất và những rủi ro có nhiều khả năng xảy ra nhất, tiếp đến là quản lý những rủi ro có tốn thất thấp hơn và ít có khả nãng xảy ra hơn.

Quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế thực chất là việc phân loại, đánh giá người nộp thuế dựa trên hệ thống những tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những người nộp thuế có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực để kiểm tra những người nộp thuế có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và phải theo một quy trình cụ thể. Quy trình được xây dựng trong công tác quản lý rủi ro có 7 bước. Bao gồm:

Bước 1: Xác định hoàn cảnh có thể xảy ra rủi ro;

Bước 2: Nhận diện rủi ro, bao gồm bản thân rủi ro và nguyên nhân của rủi ro; Bước 3: Đánh giá rủi ro;

Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm ẩn (Loại bỏ rủi ro, Giảm thiểu rủi ro, Chia sẻ rủi ro, Chấp nhận rủi ro);

Bước 5: Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, nhằm đối phó hoặc kiểm soát phù hợp đế xử lý từng rùi ro;

Bước 6: Thực hiện kê hoạch quản lý rủi ro;

Bước 7: Rà soát, đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro.

1.2.3.2. Phương pháp đôi chiêu, so sánh

Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp nghiệp vụ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế.

Cán bộ kiểm tra thuế tiến hành so sánh, đối chiểu các nội dung cần kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung cuộc kiểm tra: đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra với các đơn vị khác; đối chiểu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổng họp với chi tiết, giữa số liệu và chứng từ, giữa sô liệu báo cáo và thực tê, giữa nội dung tài liệu, báo cáo sô sách, chứng từ

•> r

với chuân mực kê toán...

ỉ. 2.3.3. Phương pháp kiêm tra đi từ tông hợp đến chi tiết

Phương pháp này gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều, khi kiểm tra từ tổng họp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết tới tổng hợp như trình tự hạch toán kế toán. Phương pháp này giúp cán bộ phát hiện những mâu thuẩn, những bất thường để thực hiện kiểm tra đúng trọng tâm.

Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tống họp {Bảng tông kết tài sản, báo cáo kết quả kỉnh doanh...), rút ra nhận xét tổng quát và vấn đề cần đi sâu kiểm tra.

Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.

1.2.3.4. Các phương pháp sử dụng đê kiểm tra chứng từ gốc

Kiểm tra chứng từ gốc gồm: Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh; Kiếm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ nhập, xuất vật tư... Kiểm tra điển hình: là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một

loại nghiệp vụ nào đó đề kiềm tra, xem xét và rút ra kết luận chung.

ỉ.2.3.5. Các phương phảp kiểm tra bô trợ

Kiểm tra bổ trợ gồm có các phương pháp: Quan sát; Phỏng vấn; Thẩm tra và xác nhận từng phần; Phương pháp toán học như số học, toán kinh tế...

L2.4. Các hình thức kiểm tra thuế

ỉ.2.4. ỉ. Phân loại theo thời gian

Theo tiêu thức này, kiêm tra thuê được chia làm 2 loại: Kiêm tra theo kê hoạch và kiểm tra đột xuất. Kiểm tra kiểm tra theo kế hoạch chủ yếu là việc kiểm tra trong các đơn vị của ngành Thuế. Kiểm tra đột xuất được tiến hành theo chỉ đạo của lãnh đạo hoặc cơ quan quản lý cấp trên.

Muốn thực hiện tốt các luật thuế, đòi hỏi phải áp dụng cả hai hình thức kiểm tra trên, vì chúng có nội dung và tác dụng bồ sung cho nhau.

ỉ.2.4.2. Phân loại theo phạm vi

Theo tiêu thức này, kiểm tra thuế được chia làm 2 loại: Kiểm tra chuyên đề và kiểm tra toàn diện. Kiểm tra chuyên đề thường được áp dụng đối với một sắc thuế nhất định hoặc một phần của quy trình thu nộp. Kiểm tra toàn diện là việc cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra toàn diện các mặt công tác của một cơ quan thuế, một cá nhân hoặc toàn bộ quá trình kê khai nộp thuế với tất cả các sắc thuế có liên quan đến người nộp thuế.

Việc xác định phạm vi kiểm tra chuyên đề hay toàn diện được dựa vào yêu cầu đặt ra cho từng đợt kiểm tra.

1.2.4.3. Phân loại theo địa điểm tiến hành kiêm tra

Theo tiêu thức này, kiêm tra thuê được chia thành 2 loại: Kiêm tra tại trụ sở cơ quan thuế (kiềm tra tại bàn) và kiểm tra tại trụ sờ người nộp thuế.

Kiểm tra qua văn bản là việc cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ khai thuế và BCTC của NNT tại trụ sở cơ quan thuế. Khi thấy có vấn đề gì cần làm rõ, cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế giải trình bằng văn bản hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện, qua internet để giải trình với cơ quan thuế. Với hình thức kiểm tra thuế này, không có sự tiếp xúc giữa cán bộ thuế với người nộp thuế.

Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế (kiêm tra thuế tại bàn) là việc cơ quan thuế không phải đến làm việc tại cơ sở kinh doanh mà tiến hành kiểm tra khai thuế, BCTC của NNT và các hồ sơ liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của cơ sở kinh doanh tại cơ quan thuế. Khi thấy có vấn đề gì cần làm rõ, cơ quan thuế ban Thông báo đề nghị NNT yêu cầu người nộp thuế giải trình bằng văn bản (gửi hồ sơ

qua đường bưu điện) hoặc đên cơ quan thuê đê giải trình trực tiêp với cơ quan thuê. Với hình thức kiểm tra thuế này, hạn chế sự tiếp xúc giữa công chức thuế với nguời nộp thuế, chỉ tiếp xúc với NNT khi cần thần thiết (thấy có dấu hiệu rủi ro về thuế).

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là việc tiến hành kiểm tra các nội dung theo quy định của pháp luật tại trụ sở của người nộp thuế (kiếm tra dưới hình thức ban hành Quyết định kiểm tra). Hình thức kiểm tra này cho phép công chức kiểm tra tiếp cận các tài liệu cụ thể, thực tiễn kinh doanh của cơ sở kinh doanh như: Các

sổ sách, chứng từ kế toán; thực tế tồn quỹ tiền mặt; thành phẩm tồn kho;...

1.2.5. Quy trình kiểm tra thuế

Quy trình kiểm tra thuế hiện hành được thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tông cục trưởng Tông cục Thuê.

1.2.5.1. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sờ cơ quan thuế gồm hai bước:

- Bước 1 “Cập nhật dừ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiềm tra”;

- Bước 2 “Kiểm tra hồ sơ khai thuế”. Ở mỗi bước công việc này lại có các phần

9 r ___ 9

việc cụ thê được tiên hành. Có thê hình dung khái quát quy trình này qua sơ đô sau:

Sơ đồ ỉ. 1. Khải quát quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

(Nguồn từ Chi cục Thuế quận Ba Đình)

Bước 1: Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiêm tra

Bộ phận kiểm tra thuế, công chức làm công tác kiếm tra và bộ phận có liên quan cập nhật kịp thời, đầy đù các thông tin dừ liệu của người nộp thuế vào ứng dụng hỗ trợ kiểm tra, ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra,... để phục vụ cho việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Thủ trưởng, cơ quan phụ trách công tác kiếm tra thuế có trách nhiệm thường xuyên nắm bắt và đôn đốc bộ phận kiểm tra, công chức làm công tác kiểm tra thực hiện tốt việc cập nhật dữ liệu, thông tin nhằm triển khai tốt công tác quản lý, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ khai thuế

Kiểm tra hồ sơ khai thuế có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc bằng phần mềm ứng dụng.

* Kiểm tra hồ sơ khai thuế bàng phương pháp thú công:

Thứ nhất, lựa chọn danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sơ cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh nghiệp hoạt động đang quản lý như sau: 15% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn bằng ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra theo rùi ro; 5% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương có rùi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp. Danh sách này phải được trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế trước ngày 20/12 hàng năm và Thủ trưởng phải phê duyệt trước ngày 30/12 hằng năm.

Thứ hai, căn cứ vào danh sách sổ lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng giao nhiệm vụ số lượng người nộp thuế phải kiểm tra đến từng công chức kiểm tra thuế.

Thứ ba, kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế theo phương pháp đối chiếu, so sánh.

Thứ tư, kết thúc kiểm tra mồi hồ sơ khai thuế, công chức thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu quy định.

* Kiêm tra hô sơ khai thuê băng phân mêm ứng dụng:

Thứ nhất, công chức kiểm tra thuế sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế để kiểm tra gán điểm cho từng tiêu chí; theo đó ứng dụng sẽ Sắp xếp hồ sơ khai thuế theo từng tiêu chí rủi ro và đu ra nhận xét đối với từng tiêu chí. Công chức kiểm tra in danh sách đã được sắp xếp theo mức độ rủi ro và in nhận xét, cảnh báo rủi ro đối với từng người nộp thuế trên hệ thống.

Thứ hai, công chức tiếp tục xem xét bản nhận xét (cảnh báo rủi ro) của từng người nộp thuế được in ra từ hệ thống để đối chiếu, bổ sung (nếu có) vào mẫu quy định.

Bước 3: Xử lý kết quả kiêm tra hồ sơ khai thuế

Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro cao và rủi ro vừa, công chức kiếm tra thuế in thông báo theo trình tự trong hệ thống để báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo đề nghi người nộp thuế giải trình hoặc bố sung thông tin. Thời hạn người nộp thuế phải giải trình, bồ sung thông tin sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế không quá 10 ngày làm việc. Sau khi người nộp thuế đã giải trình, bổ sung, cán bộ kiểm tra thuế xem xét. Nếu thông tin bổ sung, giải trình đầy đủ theo yêu cầu và chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì công chức kiếm tra sẽ báo cáo trưởng bộ phận kiếm tra trình Thủ trưởng ký duyệt để lưu hồ sơ giải trình với hồ sơ kiểm tra. Nếu thông tin bổ sung, giải trình không có căn cứ, không xác minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế tiếp tục phát hành thông báo yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung, thời gian khai bổ sung là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu bổ sung. Hết thời hạn thông báo, nếu người nộp thuế không giải trình bổ sung; không khai bổ sung hồ sơ khai thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung nhưng không chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế xử lý theo 1 trong 2 cách sau: i) Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu quy định; hoặc ii) Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.

1.2.5.2. Quỵ trình kiêm tra tại trụ sở của đôi tượng người nộp thuê

Quy trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế gồm 7 bước được thể hiện qua bảng mô tả sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra và

chuyên đề kiểm tra

1. Lập kể hoạch kiểm tra và chuyên đề kiểm tra

2. Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hăng năm

Bước 2: Chuẩn bi kiểm tra• 3. Ban hành quyết định kiểm tra 4. Lưu hành quyết định kiểm tra

Bước 3: Tiến hành kiểm tra 5. Công bố quyết định kiểm tra 6. Thực hiện kiểm tra

7. Tổng họp kết quà kiểm tra

Bước 4: Lập biên bản kiểm tra 8. Dự thảo biên bản kiểm tra

9. Thông qua và ký biên bản kiểm tra

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra 10. Chuẩn bị quyết định xử lý

11. Ký và ban hành quyết định xử lý

Bước 6: Giám sát kết quả sau kiểm tra 1. Đôn đốc thực hiện quyết định xử lý

Bước 7: Tổng hợp báo cáo và lưu trữ

kết quả kiểm tra

2. Nhập dừ liệu vào hệ thống 3. Lập và gửi báo cáo

4. Lưu trữ hồ sơ

1.3. Các nhân tô ảnh hưỏng đên công tác kiêm tra thuê thu nhập doanh nghiệp

1.3.1. Nhóm nhăn tố chủ quan

Tổ chức bộ máy và nhân sự kiểm tra thuế: Thực tế, do phạm vi, nội dung, đối tượng kiểm tra rất lớn, trong khi lực lượng kiểm tra có hạn dẫn đến công tác kiểm tra không bao quát hết; năng lực kiểm tra, giám sát đối với đối tượng kiểm tra hạn chế. Nếu như thể chế, chính sách tốt nhưng tổ chức thực hiện kém cũng không thể phát huy được hiệu quả hoạt động, vấn đề cần quan tâm ở đây là năng lực tổ chức, quản lý vận hành của lãnh đạo CQT. Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động toàn hệ thống kiểm tra hiệu quả sẽ giúp các kênh thông tin thông suốt, kịp thời từ đó tránh được sự chồng chéo, phối hợp hiệu quả trong thực hiện công tác kiểm tra. Kiện toàn được tố chức bộ máy tốt sẽ giúp cho công tác đào tạo, bồi dường cán bộ, công chức được thuận lợi bởi nó xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện bộ máy (bố trí bổ sung, điều chuyển đúng người, đúng việc).

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức kiểm tra thuế quyết định hiệu quả của một cuộc kiểm tra.

Năng lực và phâm chât đạo đức của người đứng đâu CQT: Người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín cùa người lãnh đạo CQT có tác động quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Công tác phối hợp của các bộ phận chức năng trong nội bộ CQT: Công tác kiểm tra liên quan đến từng bộ phận nghiệp vụ cùa CQT như công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Công tác quản lý kê khai, kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế do đó việc phối họp giữa các bộ phận trong nội bộ CQT sẽ giúp cho công tác kiểm tra được hiệu quả từ khâu lập kế hoạch kiểm tra thực hiện và xử lý sau kiểm tra.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra thuế: hành lang pháp lý là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu cho hoạt động kiểm tra thuế. Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra thuế là những quy định pháp luật hỗ trợ thiết thực cho hoạt động kiểm tra thuế. Cho nên, khi đánh giá quá trình và kết quả đối mới, hoàn thiện cần nhìn nhận theo các phương diện như: Các văn bản quy phạm pháp luật chung về

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)