Quy trình kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 29)

Quy trình kiểm tra thuế hiện hành được thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tông cục trưởng Tông cục Thuê.

1.2.5.1. Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sờ cơ quan thuế gồm hai bước:

- Bước 1 “Cập nhật dừ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiềm tra”;

- Bước 2 “Kiểm tra hồ sơ khai thuế”. Ở mỗi bước công việc này lại có các phần

9 r ___ 9

việc cụ thê được tiên hành. Có thê hình dung khái quát quy trình này qua sơ đô sau:

Sơ đồ ỉ. 1. Khải quát quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

(Nguồn từ Chi cục Thuế quận Ba Đình)

Bước 1: Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiêm tra

Bộ phận kiểm tra thuế, công chức làm công tác kiếm tra và bộ phận có liên quan cập nhật kịp thời, đầy đù các thông tin dừ liệu của người nộp thuế vào ứng dụng hỗ trợ kiểm tra, ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra,... để phục vụ cho việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Thủ trưởng, cơ quan phụ trách công tác kiếm tra thuế có trách nhiệm thường xuyên nắm bắt và đôn đốc bộ phận kiểm tra, công chức làm công tác kiểm tra thực hiện tốt việc cập nhật dữ liệu, thông tin nhằm triển khai tốt công tác quản lý, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ khai thuế

Kiểm tra hồ sơ khai thuế có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc bằng phần mềm ứng dụng.

* Kiểm tra hồ sơ khai thuế bàng phương pháp thú công:

Thứ nhất, lựa chọn danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sơ cơ quan thuế tối thiểu là 20% số lượng doanh nghiệp hoạt động đang quản lý như sau: 15% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn bằng ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra theo rùi ro; 5% số lượng người nộp thuế trở lên lựa chọn qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương có rùi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp. Danh sách này phải được trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế trước ngày 20/12 hàng năm và Thủ trưởng phải phê duyệt trước ngày 30/12 hằng năm.

Thứ hai, căn cứ vào danh sách sổ lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng giao nhiệm vụ số lượng người nộp thuế phải kiểm tra đến từng công chức kiểm tra thuế.

Thứ ba, kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế theo phương pháp đối chiếu, so sánh.

Thứ tư, kết thúc kiểm tra mồi hồ sơ khai thuế, công chức thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu quy định.

* Kiêm tra hô sơ khai thuê băng phân mêm ứng dụng:

Thứ nhất, công chức kiểm tra thuế sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế để kiểm tra gán điểm cho từng tiêu chí; theo đó ứng dụng sẽ Sắp xếp hồ sơ khai thuế theo từng tiêu chí rủi ro và đu ra nhận xét đối với từng tiêu chí. Công chức kiểm tra in danh sách đã được sắp xếp theo mức độ rủi ro và in nhận xét, cảnh báo rủi ro đối với từng người nộp thuế trên hệ thống.

Thứ hai, công chức tiếp tục xem xét bản nhận xét (cảnh báo rủi ro) của từng người nộp thuế được in ra từ hệ thống để đối chiếu, bổ sung (nếu có) vào mẫu quy định.

Bước 3: Xử lý kết quả kiêm tra hồ sơ khai thuế

Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro cao và rủi ro vừa, công chức kiếm tra thuế in thông báo theo trình tự trong hệ thống để báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế ký thông báo đề nghi người nộp thuế giải trình hoặc bố sung thông tin. Thời hạn người nộp thuế phải giải trình, bồ sung thông tin sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế không quá 10 ngày làm việc. Sau khi người nộp thuế đã giải trình, bổ sung, cán bộ kiểm tra thuế xem xét. Nếu thông tin bổ sung, giải trình đầy đủ theo yêu cầu và chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì công chức kiếm tra sẽ báo cáo trưởng bộ phận kiếm tra trình Thủ trưởng ký duyệt để lưu hồ sơ giải trình với hồ sơ kiểm tra. Nếu thông tin bổ sung, giải trình không có căn cứ, không xác minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế tiếp tục phát hành thông báo yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung, thời gian khai bổ sung là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo yêu cầu bổ sung. Hết thời hạn thông báo, nếu người nộp thuế không giải trình bổ sung; không khai bổ sung hồ sơ khai thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung nhưng không chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế xử lý theo 1 trong 2 cách sau: i) Quyết định ấn định số thuế phải nộp theo mẫu quy định; hoặc ii) Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp.

1.2.5.2. Quỵ trình kiêm tra tại trụ sở của đôi tượng người nộp thuê

Quy trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế gồm 7 bước được thể hiện qua bảng mô tả sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra và

chuyên đề kiểm tra

1. Lập kể hoạch kiểm tra và chuyên đề kiểm tra

2. Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hăng năm

Bước 2: Chuẩn bi kiểm tra• 3. Ban hành quyết định kiểm tra 4. Lưu hành quyết định kiểm tra

Bước 3: Tiến hành kiểm tra 5. Công bố quyết định kiểm tra 6. Thực hiện kiểm tra

7. Tổng họp kết quà kiểm tra

Bước 4: Lập biên bản kiểm tra 8. Dự thảo biên bản kiểm tra

9. Thông qua và ký biên bản kiểm tra

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra 10. Chuẩn bị quyết định xử lý

11. Ký và ban hành quyết định xử lý

Bước 6: Giám sát kết quả sau kiểm tra 1. Đôn đốc thực hiện quyết định xử lý

Bước 7: Tổng hợp báo cáo và lưu trữ

kết quả kiểm tra

2. Nhập dừ liệu vào hệ thống 3. Lập và gửi báo cáo

4. Lưu trữ hồ sơ

1.3. Các nhân tô ảnh hưỏng đên công tác kiêm tra thuê thu nhập doanh nghiệp

1.3.1. Nhóm nhăn tố chủ quan

Tổ chức bộ máy và nhân sự kiểm tra thuế: Thực tế, do phạm vi, nội dung, đối tượng kiểm tra rất lớn, trong khi lực lượng kiểm tra có hạn dẫn đến công tác kiểm tra không bao quát hết; năng lực kiểm tra, giám sát đối với đối tượng kiểm tra hạn chế. Nếu như thể chế, chính sách tốt nhưng tổ chức thực hiện kém cũng không thể phát huy được hiệu quả hoạt động, vấn đề cần quan tâm ở đây là năng lực tổ chức, quản lý vận hành của lãnh đạo CQT. Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động toàn hệ thống kiểm tra hiệu quả sẽ giúp các kênh thông tin thông suốt, kịp thời từ đó tránh được sự chồng chéo, phối hợp hiệu quả trong thực hiện công tác kiểm tra. Kiện toàn được tố chức bộ máy tốt sẽ giúp cho công tác đào tạo, bồi dường cán bộ, công chức được thuận lợi bởi nó xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện bộ máy (bố trí bổ sung, điều chuyển đúng người, đúng việc).

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức kiểm tra thuế quyết định hiệu quả của một cuộc kiểm tra.

Năng lực và phâm chât đạo đức của người đứng đâu CQT: Người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín cùa người lãnh đạo CQT có tác động quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Công tác phối hợp của các bộ phận chức năng trong nội bộ CQT: Công tác kiểm tra liên quan đến từng bộ phận nghiệp vụ cùa CQT như công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Công tác quản lý kê khai, kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế do đó việc phối họp giữa các bộ phận trong nội bộ CQT sẽ giúp cho công tác kiểm tra được hiệu quả từ khâu lập kế hoạch kiểm tra thực hiện và xử lý sau kiểm tra.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra thuế: hành lang pháp lý là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu cho hoạt động kiểm tra thuế. Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra thuế là những quy định pháp luật hỗ trợ thiết thực cho hoạt động kiểm tra thuế. Cho nên, khi đánh giá quá trình và kết quả đối mới, hoàn thiện cần nhìn nhận theo các phương diện như: Các văn bản quy phạm pháp luật chung về kiểm tra; các văn bản quy phạm pháp luật riêng về kiểm tra thuế; các văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế; các văn bản quy phạm pháp luật

về các sắc thuế;...

Quy trình kiểm tra thuế: Hoạt động kiểm tra thuế phải dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thú pháp luật, đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ. Thể chế chính sách càng chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch thì kết quả, kiểm tra thuế càng được đảm bảo trung thực, chính xác và có chất lượng tốt.

Sự hỗ trợ cúa Tổng cục Thuế cho việc thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra thuế: đây là một trong những quy định tại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của CQT các cấp, do đó nếu như có được sự chỉ đạo sát sao và sự hỗ trợ của CQT cấp trên cho việc thực hiện các nghiệp vụ kiếm tra thuế sẽ giúp cho công tác kiểm tra được hoàn thiện, nâng cao và đi vào nề nếp. Đặc biệt, trong một số trường hợp chỉ có Tổng cục Thuế mới có thể trợ giúp được cho CQT cấp Cục trong kiểm tra thuế, chẳng hạn như đề nghị CQT nước ngoài phối hợp cung cấp thông tin.

Trong công tác kiêm tra thuê, CQT cân sự phôi hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Công an, quản lý thị trường, địa chính, Kho bạc Nhà nước,... sự phối họp giữa các cơ quan, ban ngành nhằm xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT; tác động trực tiếp đến việc có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế và mức độ vi phạm cụ thể như thế nào. Việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các cơ quan, ban ngành giúp cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi và ngược lại.

Tính hiệu quả trong chỉ đạo của chính quyền địa phương: Chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, ƯBND tỉnh, cùa cấp ủy và chính quyền địa phương, sự phối họp của các ngành hữu quan trong công tác thuế, nhất là công tác kiểm tra thuế chống thất thu là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo thực hiện quản lý thuế đạt hiệu quả.

Tính liêm chính của bộ máy chính quyền địa phương: Một bộ máy hành pháp trong sạch, minh bạch, công khai. Biếu hiện của nó là không tham nhũng, tham ô, không quan liêu, tham quyền, cố vị, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng chính quyền gần dân trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính công và thái độ phục vụ nhân dân của bộ máy công bộc là nhân tố tác động rất lớn đến công tác kiểm tra nói chung và kiểm tra thuế nói riêng.

Chế độ tiền lương và thu nhập của công chức thuế: Chế độ đãi ngộ đối với công chức làm công tác kiểm tra thuế nằm trong tổng thể chế độ tiền lương và thu nhập của công chức. Một chế độ đãi ngộ thoa đáng sẽ tạo động lực làm việc tốt cho mỗi công chức nói chung và mỗi công chức kiềm tra thuế nói riêng; sẽ góp phần giảm động cơ tham nhũng giúp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế.

Mức độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp: có tác động đến hoạt động kiểm tra thuế. Trình độ dân trí cao và ý thức chấp hành pháp luật tốt tạo sự thuận lợi cho công tác kiểm tra. Hơn nữa, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tác kiểm tra thuế; người dân càng chủ động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, giúp đỡ CQT hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình kiếm tra thuế.

1.4. Nội dung kiêm tra thuê thu nhập doanh nghiệp

1.4.1. Nội dung kiểm tra thuế tại cơ quan thuế

1.4.1.1. Kiêm tra tính đầy đủ của hồ sơ khai thuế

Đối với hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN là tờ khai quyết toán thuế; BCTC năm hoặc BCTC tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu.

Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định; được ghi đầy đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thẩm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu NNT khắc phục sai sót và nộp bản thay thể. Thời điểm cơ quan thuế nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

1.4.1.2. Kiêm tra tính pháp lý của hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định; được ghi đày đủ các chỉ tiêu; có chữ ký của người có thấm quyền; có đóng dấu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu NNT khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm CQT nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộp hồ sơ thuế.

9 F y

ỉ.4. ỉ.3. Kiêm tra căn cứ tính thuê trong hô sơ

Nội dung trọng tâm và phương pháp khi kiêm tra hô sơ quyêt toán thuê TNDN bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra tờ khai quyết toán thuế TNDN cần đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai với các phụ lục kèm theo.

Thứ hai, cần đối chiếu chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN với chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN trong phụ lục 03-1A “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Thứ ba, với phụ lục “Chuyển lỗ” (mầu 03-2A/TNDN) xác định số lỗ của các năm trước chưa được chuyển hoặc chuyển chưa hết căn cứ vào chỉ tiêu C4 - thu nhập tính thuế của năm đó và số lỗ còn được chuyển tại phụ lục chuyển lỗ 03- 2A/TNDN của các năm trước đã thực hiện khi năm đó lãi.

Thứ tư, kiểm tra phụ lục “thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất

động sản” (mẫu 03-5/TNDN) cần đối chiếu với số liệu tổng hợp các “tờ khai thu thuế TNDN dùng cho doanh nghiệp kê khai thuế TNDN ừ chuyển nhượng bất động

sản (mẫu số 02/TNDN) ” phát sinh trong năm.

Thứ năm, kiểm tra phụ lục “thuế TNDN được ưu đãi” xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế. Khi kiểm tra cần đối chiểu các điều kiện, thời hạn để được ưu đãi miễn giảm thuế tương ứng với các điều kiện đáp ứng được theo chế độ quy định. Xác định số thuế TNDN được miễn, giảm.

1,4.2. Nội dung kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

ỉ.4.2. ỉ. Kiêm tra doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để giảm số thuế đơn vị phải nộp, từ đó chiếm dụng một phần vốn của Nhà nước. Một trong các cách thức mà các doanh nghiệp hay sử dụng để trốn lậu thuế đó là che giấu doanh thu. Điều này dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được phản ánh đúng thực tế, khiến nền kinh tế bị bóp méo, gây thất thu cho NSNN. Qua báo cáo

Một phần của tài liệu Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)